Nguy cơ rơi vào "bẫy tự do hóa thương mại"

Hội nhập khiến Việt Nam dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc về giá, suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính... từ bên ngoài, rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô có thể tăng. Về dài hạn, Việt Nam vẫn có nguy cơ rơi vào "bẫy chi phí lao động thấp"/ "bẫy tự do hóa thương mại" do lợi thế tĩnh sẽ cạn dần trong khi lợi thế cạnh tranh động nhờ quy mô, cạnh tranh và cải thiện công nghệ không được tạo dựng.

Đó là những đánh giá chung của các chuyên gia trong buổi hội thảo “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế và thương mại Việt Nam. Khuyến khích chính sách thực hiện Chiến lược Xuất- nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011- 2020, định hướng đến năm 2030” do Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên (Mutrap) tổ chức sáng nay (10/4/2012) tại Hà Nội.

Cùng với chính sách “mở cửa” và quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các cam kết mang tính thể chế trong từng hiệp định (FTA/ASEAN, ASEAN+, FTA song phương, WTO) đã tạo ra những cơ hội to lớn cho việc thu hút đầu tư nước ngoài và hoạt động xuất khẩu, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm. Tuy nhiên, các hiệp định này cũng gây ra những thác thức gay gắt cho doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam

tự do hóa thương mại

Hiện nay, quan hệ kinh tế thương mại của Việt  Nam với các nước và tổ chức quốc tế ngày càng mở rộng. Việt Nam đã ký kết, đi vào thực thi nhiều FTA (ASEAN; ASEAN +1). Trong quan hệ song phương, Việt Nam đã  thực hiện 2 hiệp định thương mại tự do với Nhật Bản và Chi Lê. Hiện nay, Việt Nam cũng đang triển khai các bước cần thiết để đàm phán hiệp định tự do với EU và Triều Tiên.

Tác động của FTA- hiệu ứng của việc cắt giảm thuế quan

Nếu như việc gia nhập WTO, sức ép lớn nhất là về mặt thể chế và dịch vụ thì các hiệp định FTA song phương và khu vực lại gây nhiều sức ép đến thương mại hàng hóa do mức độ cắt giả thuế nhập khẩu sâu rộng trong hiệp định trong ASEAN và một số hiệp định ASEAN+. Theo đó, có khoảng 90% số dòng thuế sẽ về 0% vào năm 2015, phần lớn trong số còn lại sẽ đưa về 0% vào năm 2018.

Cụ thể, 90% mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN được hưởng mức thuế 0% từ 2010. Bên cạnh đó, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng đã bỏ thuế nhập khẩu cho 90% số dòng thuế từ năm 2010. 95% số dòng thuế và 94% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với Nhật đã không chịu thuế từ 2009. 96,4% số dòng thuế của Úc và gần 85% số dòng thuế của New Zealand đã đạt mức 0% từ 2010. Đặc biệt, năm 2018, 100% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Úc và New Zealand sẽ không chịu thuế quan nữa.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và EU vẫn là thị trường xuất khẩu còn nhiều triển vọng tăng trưởng. Mặc dù xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc trong những năm qua giảm song không có nghĩa thị trường này kém hấp dẫn, nhất là khi Trung quốc đã chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa nhiều hơn vào cầu trong nước và thực thi sâu hơn cam kết ACFTA từ 2010.

Thứ trưởng cũng khẳng định, năm 2011-2015, Việt Nam vẫn được hưởng ưu đãi của ASEAN 6 và ASEAN+, đây là cơ hội song cũng là thách thức bởi 2015, Việt Nam cũng phải cam kết giảm thuế và mở cửa thị trường như các đối tác khác trong khối ASEAN. Vì thế, Việt Nam cần chuẩn bị để cạnh tranh ngang ngửa với các quốc gia khác sau năm 2015.

Với các FTA, thuế quan giảm mạnh là cơ hội lớn tiếp cận thị trường và xuất khẩu của Việt Nam, nhất là các đối tác thường tự do hóa nhanh hơn hoặc có ưu đãi hơn. Một trong những chỉ số thể hiện lợi ích xuất khẩu của các FTA là tỷ lệ hàng hóa có sử dụng mẫu chứng nhận xuất xứ để hưởng ưu đãi. Tuy nhiên, theo Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại - Trương Đình Tuyển, việc tận dụng cơ hội đến đâu còn tùy thuộc vào chính sách thuận lợi hóa thương mại của nước ra và khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ (ROO), quy định liên quan đến hàng rào kỹ thuật, việc liên kết mạng phân phối cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ông Tuyển cũng nhấn mạnh thêm, áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng đối với doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn từ 2015, khi đó, hệ thống hoạch định doanh nghiệp (ERP) sẽ giảm rất đáng kể.

Bên cạnh đó, lộ trình bảo hộ một số ngành vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị, song cũng có thể là sai lệch phân bổ nguồn lực và khả năng thu hút FDI hiệu quả trong dài hạn.

Như vậy, các cam kết về cắt giảm thuế quan trong các FTA sẽ là cơ sở thuận lợi cho VIệt Nam đàm phán các FTA với các nước như Nhật Bản, EU hay Hoa Kỳ nhằm nâng cao hiệu quả của tiến trình hội nhập kinh tế.

Chưa tận dụng hiệu quả từ gia nhập WTO

Thực tế, trước khi gia nhập WTO hay tham gia các FTA, Chính phủ cũng như doanh nghiệp Việt Nam thường có tâm lý kỳ vọng vào các tác động của các hiệp định này. Tuy nhiên, theo ông Trương Đình Tuyển thì sau khi gia nhập WTO, luồng vốn đầu tư tăng nhanh nhưng tỷ trọng đầu tư vào các ngành chế biến, chế tạo giảm đi, thậm chí, đầu tư nước ngoài cũng không làm tăng mạnh năng lực sản xuất mới mà lại góp phần gia tăng nhập siêu. Nếu trừ phần xuất khẩu dầu thô thì khu vực FDI vẫn là khu vực nhập siêu.

Mặt khác, đầu tư cao, chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư ngày càng lớn trong khi hiệu quả đầu tư ngày càng thấp, cùng với phản ứng chính sách không hợp lý... là nguyên nhân gốc rễ của lạm phát và những bất ổn kinh tế vĩ mô những năm qua.

Xuất khẩu đã trở thành một động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Theo đó, xuất khẩu đã góp phần tạo việc làm cho người lao động và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với những biển đổi của thị trường thế giới. Tuy vậy, xuất khẩu trong giai đoạn hậu gia nhập WTO, kể cả trong các năm 2007 và 2008, cũng không tăng nhanh hơn đáng kể so với giai đoạn trước 2007. Điều này dường như cho thấy, gia nhập WTO chưa mang lại lợi ích đáng kể đối với tăng trưởng xuất khẩu, hoặc doanh nghiệp nước ta chưa tận dụng được đáng kể cơ hội mới từ các nền kinh tế thành viên WTO.

Ngược lại với xuất khẩu, nhập khẩu dường như có những diễn biến tăng trưởng nhanh hơn hẳn sau khi nước ta gia nhập WTO. Nhập khẩu tăng trước hết là do đầu tư tăng. Thực tế do dòng FDI vào kéo theo nhập khẩu tăng mạnh mà nguyên nhân chủ yếu là bởi ngành dịch vụ có xu hướng thâm dụng nhập khẩu.

Nhập siêu lớn nhất là với Trung Quốc, tiếp đó là ASEAN và Hàn Quốc. Gia tăng nhập siêu từ ASEAN và Hàn Quốc gắn nhiều hơn với FDI và việc Việt Nam tham gia sâu rộng hơn vào mạng sản xuất khu vực/toàn cầu.

Như vậy, diễn biến nhập siêu- đặc biệt là trong thời kỳ hậu WTO chủ yếu là do mất cân đối nghiêm trọng giữa đầu tư và tiết kiệm trong nước.

Hơn nữa, thực thi cam kết trong WTO và các FTA cũng tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường nội địa. Điều đó đòi hỏi phải tổ chức lại thị trường này theo những mô hình kinh doanh mới, xác lập các liên kết từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng và xuất nhập khẩu, hình thành các chuỗi cung ứng để có thể tạo được chỗ đứng vững chắc trong các chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực.

Thu Phương

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !