Người và phương tiện trên đường giảm tới 70%, tai nạn giao thông giảm sâu trong tháng 8/2021

Việc giãn cách xã hội khiến mật độ người tham gia giao thông giảm, đường vắng, tỉ lệ người điều khiển phương tiện gây tai nạn chủ yếu do các nguyên nhân: không chú ý quan sát; đi không đúng chiều đường, phần đường, làn đường; vi phạm tốc độ...

Theo báo cáo của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an, tai nạn giao thông (TNGT) giảm sâu trong tháng 8/2021. Nguyên nhân chính là do việc áp dụng giãn cách xã hội để phòng chống dịch. Bên cạnh đó, lực lượng CSGT đã tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm tập trung vào các hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn.

Trong tháng 8, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, có 46/63 địa phương bị ảnh hưởng bởi dịch, 23/63 địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn toàn tỉnh, thành phố đã tác động đến hoạt động giao thông vận tải, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông giảm rõ rệt, thậm chí giảm tới 70%-90% so với thời gian trước khi giãn cách.

Trước tình hình trên, Cục CSGT đã tăng cường lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cho Công an TP Hồ Chí Minh chống dịch và chỉ đạo lực lượng CSGT các đơn vị, địa phương chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan, thành lập các chốt kiểm soát người và phương tiện đảm bảo công tác giãn cách và phòng chống dịch đạt hiệu quả, đồng thời thực hiện chỉ đạo theo các chuyên đề, kế hoạch của Bộ Công an và Cục CSGT. Kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn tạo luồng ưu tiên vận chuyển hàng hóa thiết yếu trong khi kiểm soát dịch để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông vận tải, đảm bảo phòng dịch và phát triển kinh tế - xã hội.

Quá trình làm nhiệm vụ, lực lượng CSGT nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, bảo đảm an toàn cho cán bộ chiến sĩ và Nhân dân, ngăn ngừa dịch lây lan. Đồng thời phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra, kịp thời phát hiện các trường hợp lợi dụng “luồng xanh” thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật; các vụ việc nhập cảnh trái phép, trốn tránh chốt kiểm dịch trên các tuyến giao thông.

{keywords}
Lực lượng CSGT tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm liên quan đến xe tải, xe container và phương tiện vi phạm "luồng xanh" trên các tuyến đường.

Qua đó, TNGT đã giảm sâu cả 03 tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương). Cụ thể, cả nước đã xảy ra 509 vụ TNGT, làm chết 256 người, bị thương 342 người. So với cùng kỳ năm 2020 giảm 740 vụ (-59,25%), giảm 328 người chết (-56,16%), giảm 604 người bị thương (-63,85%). So với tháng  trước liền kề giảm 283 vụ (-35,73%), giảm 179 người chết (-41,15%), giảm 167 người bị thương (-32,81%) .

TNGT giảm sâu, nguyên nhân là do việc áp dụng giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID 19. Đồng thời lực lượng CSGT đã tăng cường TTKS-XLVP tập trung vào các hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNGT như: Chạy quá tốc độ quy định 8.410 trường hợp (tăng 6,89% so vớ cùng kỳ); tránh, vượt sai quy định 1.030 trường hợp (tăng 3,09% so với cùng kỳ); đi không đúng phần đường, làm đường, chiều đường quy định 1.248 trường hợp; vi phạm nồng độ cồn 3.894 trường hợp; …

TNGT xảy ra ít nhất vào khung giờ từ 2-4h trong ngày (1,61%); TNGT xảy ra nhiều vụ nhất vào khung giờ từ 18-22h trong ngày (30,92%).

Phương tiện gây ra nhiều vụ TNGT lần lượt là mô tô, xe máy (54,35%); xe tải, xe rơ mooc, sơ mi rơ mooc (27,80%); xe ô tô con (10,25%). Trong đó, TNGT do phương tiện xe ô tô kinh doanh vận tải gây ra 188 vụ (37,75%), làm chết 94 người (37,90%), bị thương 92 người (26,90%).

TNGT tuy giảm nhưng còn tiềm ẩn với diễn biến phức tạp. Số vụ, số người chết vì TNGT do phương tiện kinh doanh vận tải mà chủ yếu là xe tải, xe container gây ra chiếm tỉ lệ cao (gây ra 188 vụ (37,75%), làm chết 94 người (37,90%), bị thương 92 người (26,90%).

Việc giãn cách xã hội khiến mật độ người tham gia giao thông giảm, đường vắng, tỉ lệ người điều khiển phương tiện gây TNGT với nguyên nhân như: không chú ý quan sát; đi không đúng chiều đường, phần đường, làn đường; không giữ khoảng cách; vi phạm tốc độ; chuyển hướng không đúng quy định; không nhường đường chiếm tỉ lệ cao (chiếm 85,52%).

Để hạn chế tai nạn giao thông do phương tiện kinh doanh vận tải gây ra, Cục CSGT đã chỉ đạo CSGT toàn quốc chủ động thực hiện tốt các công tác nghiệp vụ, nắm chắc tình hình hoạt động của người, phương tiện và tình hình TTATGT trên tuyến, tập trung tại các địa phương giáp ranh với vùng dịch, vùng áp dụng giãn cách xã hội.

Bố trí tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm vào khung giờ có nguy cơ xảy ra TNGT, tập trung xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm của người điều khiển xe ô tô tải, xe container và phương tiện vi phạm “luồng xanh” trên các tuyến Quốc lộ.

Phối hợp với lực lượng chức năng thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho cán bộ chiến sĩ và nhân dân.

Tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo người điều khiển phương tiện tham gia giao thông chấp hành nghiêm các quy định về an toàn giao thông đường bộ, đặc biệt là các quy định về tốc độ, không phóng nhanh, vượt ẩu và phải chú ý quan sát... trong thời điểm thực hiện giãn cách xã hội.

PV

Tai nạn trên cao tốc: Giữ nguyên hiện trường đâu phải đứng giữa đường cãi vã

Vụ tai nạn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bột phát từ va chạm nhỏ giữa xe bán tải và ô tô khách, sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không có chuyện để cả xe và hành khách ở làn đường 120km/h rồi tranh cãi phải trái.

Đi trên cao tốc như 'đường làng': Vô tư đỗ xe ở làn 120km/h để cãi vã

Theo đại diện Cục CSGT (Bộ Công an), từ các vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên đường cao tốc thời gian gần đây cho thấy, một bộ phận tài xế đang thiếu kỹ năng khi điều khiển phương tiện.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Nhiều ĐBQH vẫn băn khoăn với đề xuất nồng độ cồn bằng 0

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục băn khoăn về quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu còn chỉ ra không uống rượu có người vẫn có nồng độ cồn.

Hà Nội đề xuất thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, có khả thi?

Sở GTVT Hà Nội đề xuất triển khai thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, nhưng một số ý kiến cho rằng khi hệ thống giao thông công cộng không đủ mạnh, người dân ít có lựa chọn.

Lạnh gáy với ‘quái xế thông chốt' Cảnh sát 141

Tại các điểm Cảnh sát 141 (Công an Hà Nội) làm nhiệm vụ gần đây có tình trạng nhiều "quái xế" rất liều lĩnh, tụ tập, lạng lách, chạy xe tốc độ cao, tìm cách thông chốt.

Cấm tuyệt đối hay đặt ngưỡng để xử lý vi phạm nồng độ cồn?

Liên quan đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.

Cấm người có nồng độ cồn lái xe, tài xế lo uống rượu sau 1 đêm vẫn 'dính phạt'

Theo PGS. TS. Phạm Việt Cường, về nguyên tắc lượng cồn trong cơ thể sẽ phân hủy hết sau khoảng 6 - 8 giờ. Vậy nên người uống rượu, bia từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn thì chứng tỏ người đó uống rất nhiều.

Thay đổi tốc độ tối đa trên nhiều tuyến cao tốc ngay trong quý 1/2024

Các tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, QL45 - Nghi Sơn… đủ điều kiện nâng tốc độ lên 90km/h.

Cảnh sát 141 hóa trang bắt giữ nhóm thanh niên mang gậy 3 khúc đi 'diễu phố'

Quá trình tuần tra kiểm soát tại đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội), Tổ Cảnh sát hóa trang Y9/141 đã bắt giữ nhóm thanh niên đi xe không biển số, lạng lách đánh võng và tàng trữ gậy 3 khúc.

Đang cập nhật dữ liệu !