Người chồng ân hận vì nghiện ma túy, mang HIV về cho cả gia đình
Bác sĩ Quyết tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình |
Khốn khổ vì vi rút mang tên HIV
Vừa dứt điện thoại với một phụ nữ gọi ra từ Quảng Nam nhờ tư vấn về điều trị ARV, bác sĩ Nguyễn Ngọc Quyết lại nhận được cuộc điện thoại từ Sài Gòn của một cô gái khác cũng đang là nạn nhân của HIV. Cô gái ấy được bác sĩ Quyết khá ấn tượng. Bác sĩ Quyết kể trong một lần đến trò chuyện với chị em phụ nữ có H và bị bạo hành ở TP.HCM, Hoàng Thị H. trú tại Thủ Đức đã lặn lội đến xin bác sĩ tư vấn.
H. là mẹ của hai đứa con nhỏ nhưng cháu thứ 2 không may mắn khi bị nhiễm HIV từ trong bụng mẹ. Khi sinh con, đi làm xét nghiệm máu mới phát hiện mình bị nhiễm HIV. H. từng tâm sự chồng cô ra vào trại cai nghiện và khi ra trại anh ta đã thề thốt không tái nghiện. Bản thân anh ta cũng không biết là mình bị lây nhiễm HIV từ khi nào. Chỉ biết, đến khi vợ phát hiện nhiễm HIV, anh ta đi kiểm tra sức khỏe mới phát hiện mình mang bệnh.
Bác sĩ Quyết tâm sự trường hợp như của H. là một trong hàng trăm trường hợp ông gặp hàng ngày ở trung tâm của ông.
Chồng nghiện mà không hay
Trường hợp của Bùi Thị Ng. trú tại Thanh Trì, Hà Nội cũng tương tự. Ngoài 20 tuổi Ng. lập gia đình. Những tưởng hạnh phúc sẽ đến với cô gái trẻ nào ngờ hôn nhân với cô là địa ngục. Nói trong nước mắt, Ng. nhiều lần nghẹn không thốt nên lời. Nga tâm sự 5 năm ở nhà chồng là 5 năm sống trong địa ngục, chồng nghiện ma túy từ khi chưa cưới, nhưng gia đình nhà chồng giấu. Còn chưa kịp hưởng hạnh phúc của những ngày trăng mật, chồng cô “hiện nguyên hình” là một “con nghiện”.
Nghiện ma túy là khi một người cần phải sử dụng ma túy để sinh hoạt bình thường. Rượu, một số thuốc được kê đơn, các loại bất hợp pháp như cần sa, heroin và amphetamines (như thuốc lắc, ma túy đá, v..v..) đều được xem là chất gây nghiện. Điều quan trọng cần lưu ý rằng sử dụng ma túy có nhiều cấp độ khác nhau, từ dùng thử, dùng có mục đích và dùng nhiều dẫn đến nghiện. Cũng cần lưu ý rằng, khi đã mắc nghiện thì không chỉ là “sử dụng rất nhiều ma túy” mà còn mất khả năng kiểm soát hành vi. Nnghiện ma túy là một tình trạng bệnh mạn tính của não bộ, tương tự như các bệnh mạn tính khác. Nghiện ma túy cần phải được chẩn đoán và có thể kiểm soát được. Nghiện ma túy có thể được mô tả như là người bệnh “buộc tìm kiếm và sử dụng ma túy, bất chấp những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe và xã hội liên quan đến việc sử dụng ma túy”.
Người mới bắt đầu sử dụng ma túy thì chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng, nhưng do bản chất gây nghiện của một số loại ma túy (như heroin hay các chất kích thích khác), họ thường bắt đầu sử dụng thường xuyên hơn và ở liều cao hơn. Quá trình nghiện bắt đầu khi người đó có sự thôi thúc mạnh mẽ để sử dụng ma túy (được gọi là “thèm nhớ”). Người nghiện có thể cảm thấy không khỏe (có các triệu chứng như buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt và khó ngủ) nếu họ cố gắng dừng sử dụng ma túy. Những triệu chứng này gọi là “hội chứng cai”. Người nghiện cũng có thể bị tăng mức độ dung nạp thuốc, nghĩa là sau một thời gian sử dụng họ cần phải dùng một lượng ma túy lớn hơn để có cảm giác “phê” như lúc ban đầu. Khi mắc nghiện, người nghiện không thể thực hiện những sinh hoạt hằng ngày (như làm việc, học tập hoặc chăm sóc gia đình) một cách bình thường nếu không có ma túy. Sử dụng ma túy gây ra những thay đổi tức thì trong não bộ, khiến cho người nghiện cảm thấy “phê”. Khi sử dụng trong một thời gian dài, ma túy sẽ làm thay đổi chức năng của não bộ, nghĩa là người nghiện không còn cảm thấy họ có quyền lựa chọn sử dụng ma túy nữa – mà não bộ của họ tin rằng họ cần ma túy để sinh hoạt bình thường.