Người bệnh tiểu đường nên tránh ăn gì?

Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp nhiều người kiểm soát các triệu chứng bệnh tiểu đường và giảm nguy cơ biến chứng.

537 triệu người trên thế giới mắc bệnh tiểu đường (thống kê năm 2021). Cứ  5 giây lại có một người tử vong vì căn bệnh này. Dưới đây là những loại thực phẩm mà người bệnh tiểu đường cần hạn chế: 

Loại carbohydrate không tốt

Carbohydrate là một nguồn năng lượng quan trọng. Chất dinh dưỡng đa lượng này có ảnh hưởng lớn nhất đến lượng đường trong máu của một người. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến cáo người mắc bệnh tiểu đường nên lấy khoảng một nửa lượng calo hằng ngày từ carbohydrate. 

Ngoài ra, điều quan trọng nhất là ăn đúng loại carbohydrate.

Bạn không nên ăn nhiều bánh mì trắng. Ảnh: Wellversed

 Theo Medical News Today, có ba loại carbohydrate chính trong thực phẩm: tinh bột, đường và chất xơ. Tinh bột và đường gây ra những vấn đề lớn nhất đối với những người mắc bệnh tiểu đường vì cơ thể sẽ phân hủy chúng thành đường glucose.

Carb tinh chế

Carb tinh chế, hoặc tinh bột tinh chế, được phân hủy trong quá trình chế biến. Do đó, cơ thể nhanh chóng hấp thụ và chuyển hóa carb thành glucose. Điều này làm tăng lượng đường trong máu khiến một người nhanh chóng đói trở lại ngay sau bữa ăn.

Một số loại carb tinh chế cần giảm ăn gồm bánh mì trắng, mì ống trắng, một số ngũ cốc, bánh quy. 

Đường 

Thực phẩm có đường chủ yếu chứa đường và carbohydrate chất lượng thấp. Chúng thường có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng và có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu. Đường cũng góp phần làm tăng cân và nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Thực phẩm thường chứa nhiều đường bao gồm bánh rán, bánh sừng bò, bánh ngọt, bánh quy, bánh pizza. Một số nguồn đường khác bao gồm nhiều loại nước sốt và gia vị, các chất làm ngọt, siro, sữa chua có hương vị trái cây bán sẵn.

Những người mắc bệnh tiểu đường nên cẩn thận khi ăn trái cây sấy khô, nước ép trái cây, salad trái cây vì chúng thường chứa thêm đường. Chất làm ngọt nhân tạo có lượng calo thấp, có tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu do tăng kháng insulin. 

Protein

Protein giúp cơ thể xây dựng, duy trì và thay thế mô. Các cơ quan, cơ bắp và hệ miễn dịch của chúng ta bao gồm các protein. Cơ thể có thể phân hủy protein thành đường, nhưng quá trình này kém hiệu quả hơn so với quá trình phân hủy carb.

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc lựa chọn nguồn protein tốt phần lớn phụ thuộc vào lượng chất béo và carbohydrate mà những thực phẩm này chứa. Khi thực phẩm giàu protein cũng chứa nhiều chất béo, có thể dẫn đến tăng cân và cholesterol cao.

Thịt mỡ hoặc thịt chế biến sẵn

Ăn một lượng nhỏ thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò, lợn, cừu, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy chỉ ăn 50g thịt đỏ mỗi ngày có thể làm tăng 11% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường nên cân nhắc tránh hoặc hạn chế ăn:

- Thịt tẩm bột, chiên và nhiều muối

- Thịt chế biến, chẳng hạn như thịt xông khói, xúc xích và thịt nguội

- Xương sườn và các miếng thịt nhiều mỡ khác

- Gia cầm còn da

- Cá rán kỹ

Thịt chế biến có xu hướng chứa nhiều muối hoặc natri. Những người bị huyết áp cao cũng nên đặc biệt thận trọng và hạn chế lượng muối ăn vào không quá 2,3g mỗi ngày.

Loại chất béo cần giảm 

Đây là nguồn cung cấp các axit béo thiết yếu, chẳng hạn như omega-3 và là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Chất béo cũng giúp cơ thể hấp thụ vitamin A, D, E và K.

Chất béo không lành mạnh có thể làm tăng mức cholesterol và góp phần kháng insulin. Điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường hoặc góp phần làm tăng đột biến lượng đường trong máu ở người bệnh. 

Đồ ăn nhanh, bánh kẹo chứa nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe. Ảnh: Lafitness

 Chất béo bão hòa

Loại chất béo này chủ yếu có trong các sản phẩm động vật, dầu và thực phẩm chế biến. Một người nên tiêu thụ ít hơn 10% lượng calo hằng ngày từ chất béo bão hòa.

Một số thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao bao gồm bơ, mỡ lợn, một số loại dầu, chẳng hạn như dầu cọ, nước chấm và nước sốt dạng kem, sốt mayonnaise béo, khoai tây chiên, thức ăn tẩm bột, bánh mì kẹp thịt, nhiều loại thức ăn nhanh, nước xốt salad. 

Chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa được hình thành từ quá trình hydro hóa - biến dầu lỏng thành chất béo rắn. Bạn nên tránh bất kỳ loại thực phẩm nào có dầu hydro hóa hoặc hydro hóa một phần. 

Tương tự chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa có thể gia tăng tỷ trọng LDL cholesterol, hay còn gọi cholesterol xấu. Loại chất béo này có thể có trong đồ ăn nhanh, chiên rán, chế biến sẵn, bơ thực vật. 

Mọi người, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường, không nên uống nhiều rượu. Ảnh minh họa: Eatingwell

 Các loại đồ uống cần hạn chế 

Nhiều loại nước ngọt và nước trái cây có chứa carbohydrate và đường bổ sung.

Một người mắc bệnh tiểu đường có thể uống trà không đường, cà phê và đồ uống không calo cũng như nước lọc. Để tạo hương vị cho nước, hãy thử cho vào một số miếng trái cây. 

Đồ uống có cồn cũng có thể chứa đường và carb. Mọi người nên hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn, đặc biệt là bia, đồ uống có trái cây, rượu tráng miệng. 

Một người không nên uống quá 150ml rượu vang, 350ml bia hoặc 45ml rượu mạnh. 

Uống nhiều rượu khi đang sử dụng thuốc trị tiểu đường có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp hoặc hạ đường huyết. Các triệu chứng tương tự như say rượu và có thể khó nhận ra.

An Yên

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !