Ngôi nhà đặc biệt của Phó chủ tịch tỉnh Đồng Tháp

Phòng khám nhân đạo do Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu thành lập để khám bệnh và lấy thuốc miễn phí trở thành mái ấm chan chứa tình thương của nhiều người nghèo...

Cứ 6h30 sáng thứ 7 hàng tuần, ông Lê Văn Dương (66 tuổi, ở xã Tân Hưng Đông) chạy xe máy xuống đò Hòa An sang TP Cao Lãnh, đến phòng khám nhân đạo do Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu thành lập để khám bệnh và lấy thuốc miễn phí.

“Tôi bị đau nhức nên tuần nào cũng sang khám và lấy thuốc. Chạy xe từ nhà qua đây, trong lúc chờ khám bệnh được phát sữa đậu nành, bánh mì, hủ tiếu…, tất cả đều miễn phí. Phòng khám này là phao cứu sinh của bệnh nhân nghèo, người không có bảo hiểm y tế", ông Dương chia sẻ.

Phòng khám nhân đạo cho bệnh nhân nghèo này do ông Đoàn Tấn Bửu thành lập đến nay đã 19 năm. Ông Bửu trước đây là bác sỹ chuyên khoa II, thời điểm thành lập phòng khám ông đang là chuyên viên Phòng Kế hoạch nghiệp vụ của Sở Y tế.

“Tôi là người trực tiếp được ông Bửu khám bệnh. Ông ấy rất gần gũi, lúc nào cũng quan tâm, hỏi han từng bệnh nhân. Không chỉ có tấm lòng bác ái của người thầy thuốc, ông còn là vị lãnh đạo tỉnh thương dân", ông Dương chia sẻ.

Ba tuần nay, thứ 7 nào, bà Trần Thị Lài (64 tuổi, ở huyện Chợ Mới, An Giang) cũng sang TP Cao Lãnh để khám, lấy thuốc miễn phí. "Nhiều người đi khám ở đây, bác sĩ cho thuốc về uống hết bệnh nên họ nói cho tôi biết.

Nhờ bác sĩ khám, cho thuốc uống mà bệnh thoái hóa cột sống của tôi giảm nhiều lắm. Bác sĩ ở đây lúc nào cũng tận tình giúp đỡ các bệnh nhân. Họ cẩn thận khám, thăm hỏi, động viên rồi tự tay phân loại, ghi chú, sàng lọc thuốc cẩn thận cho từng bệnh nhân”, bà Lài thật thà chia sẻ. 

Bà Lài cũng rất bất ngờ khi được nhiều người cho biết, phòng khám này do Phó chủ tịch tỉnh Đồng Tháp mở ra giúp đỡ bà con nghèo.

“Một vị lãnh đạo tỉnh mà mở phòng khám như thế này để giúp đỡ bệnh nhân nghèo thì quá hạnh phúc cho người dân”, bà Lài nói.

Chia sẻ với VietNamNet, ông Bửu kể, hồi năm 2000, Đồng Tháp có trận lũ lớn, bà con ở vùng sâu đi đến các trạm y tế gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều người dân nghèo không có tiền khám bệnh phải chịu bệnh tật, đau đớn, thậm chí là chết.

Lúc đó, ông và các y, bác sĩ trẻ trong tỉnh lập thành 1 nhóm đến các vùng sâu, vùng xa khám, chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho người nghèo. Tuy nhiên, có thời điểm các y, bác sĩ trẻ xuống địa phương thì bà con nghèo không bệnh, lúc bệnh thì không có nơi để khám.

Từ đó, ông cùng một số y, bác sĩ trong hội thầy thuốc trẻ đứng ra thành lập phòng khám nhân đạo đặt cố định tại đường 30/4, TP Cao Lãnh, hoạt động từ 7 -12h, sáng thứ 7; mục đích giúp người nghèo được khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí.

Mỗi buổi có từ 6-8 bác sĩ của các BV đa khoa, y học cổ truyền, quân y trực tiếp khám, chữa bệnh. Ngoài ra, còn có điều dưỡng, dược sĩ chỉ dẫn tận tình và phát thuốc.

Theo lời ông Bửu, ngày đầu thành lập phòng khám gặp nhiều khó khăn về đội ngũ, trang thiết bị... Nhưng với tấm lòng thiện nguyện của nhiều bác sĩ trẻ ở Đồng Tháp, cũng như câu chuyện phòng khám vì người nghèo lan rộng khắp tỉnh và các địa phương lân cận, nên nhiều nhà hảo tâm, nhà tài trợ, công ty dược tìm đến ủng hộ. Nhờ đó, 19 năm qua phòng khám được duy trì, mở cửa đều đặn.

Bên cạnh đó, phòng khám còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Hội liên hiệp Thanh niên tỉnh về việc quét dọn, vệ sinh hay phát số để bệnh nhân chờ lượt khám.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, một số "mạnh thường quân" còn mang bánh mì, cháo, bánh canh, phở, sữa đậu nành... đến phát miễn phí cho bà con.

"Ai học nghề y đều có mong muốn lớn nhất là được khám chữa bệnh, đặc biệt cho người nghèo", ông Bửu chia sẻ.

Với suy nghĩ đó, vào sáng thứ 7 nếu không bận việc, ông Bửu đều dành thời gian đến phòng khám để cùng y, bác sĩ khám, chữa bệnh và lo cho bệnh nhân.

“Mọi người ở đây đều lấy cái tâm của người thầy thuốc để lo cho bệnh nhân nghèo. Giúp đỡ bệnh nhân là trách nhiệm, bổn phận của người làm nghề y. Người bệnh đã khó, người nghèo mà bệnh thì càng khó khăn gấp bội, giúp đỡ họ là y đức, trách nhiệm của người thầy thuốc”, ông Bửu chia sẻ.

Ông nói thêm, trong công việc chuyên môn hay chính quyền thì vẫn phải hoàn thành tốt nhiệm vụ. Còn ngoài giờ làm việc, ông vẫn là người thầy thuốc khám chữa bệnh cho các bệnh nhân nghèo, giúp họ vượt qua khó khăn.

“Đó là bổn phận cũng là niềm vui của mình”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chia sẻ.

Gắn bó với phòng khám 6 năm nay, ngay khi về nghỉ hưu ở BV đa khoa Đồng Tháp, bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Chi đến đây khám, chữa bệnh và phụ trách việc quản lý nhập thuốc.

“Chúng tôi làm việc vì cái tâm của người thầy thuốc, chứ không vì mục đích kiếm tiền. Nếu vì tiền bạc thì không thể làm nghề này được”, BS Chi bộc bạch.

BS Chi cũng chia sẻ: “Phòng khám ngày càng đông cho thấy việc khám, chữa bệnh ở đây hiệu quả. Nghe bà con nói: “Bác sĩ ơi, nếu không có phòng khám này có lẽ tôi đã chết từ lâu rồi…”, chúng tôi cảm thấy ấm lòng lắm”.

Bệnh nhân đến đây khám đều có niềm tin sẽ khỏi bệnh. “Thuốc ở phòng khám chỉ tương đối, nhưng bà con rất có lòng tin với chúng tôi. Nhiều người có BHYT nhưng vẫn đến đây xin khám.

Chúng tôi khuyên nên khám theo bảo hiểm, nhưng họ nói 'tôi đã khám rồi nhưng không hết, khám ở đây lại hết'. Họ xin được khám, cấp thuốc. Đó chỉ là một câu nói, nhưng là động lực để chúng tôi tiếp tục làm công việc thiện nguyện này", BS Chi tâm sự.

Ngoài ra, phòng khám còn là nơi sinh viên học ngành dược đến vừa làm việc thiện, vừa học nghề.

Sinh viên Trường CĐ Y tế Đồng Tháp Phan Thị Trúc Phương nói: "Em đến đây phụ giúp công việc thiện nguyện, cũng như được học nghề trực tiếp trên toa thuốc của bác sĩ".

Lời cuối trước khi chia tay, ông Bửu mong mỏi, bác sĩ nào có tấm lòng thiện nguyện thì sáng thứ 7 đến giúp khám chữa bệnh cho bà con khó khăn; cũng như mong sự đồng hành từ các "mạnh thường quân" với phòng khám để tiếp tục cấp phát thuốc cho bệnh nhân nghèo.

Hoài Thanh - Thiết kế: Quốc Dũng/VNN
Từ khóa: Sống Đẹp Đồng Tháp Người Tốt Việc Tốt

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

Đang cập nhật dữ liệu !