Ngoài Mỹ, nước nào được hưởng lợi nhiều nhất từ Qũy Bill & Melinda Gates?

Ngoài Mỹ, Trung Quốc chính là quốc gia được Qũy Bill & Melinda Gates tài trợ nhiều nhất. Do đó, khi vợ chồng tỷ phú ly hôn, liệu Trung Quốc có bị ảnh hưởng?

Việc vợ chồng tỷ phú Bill Gates ly hôn sau 27 năm chung sống làm dấy lên câu hỏi Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi mà trong 20 năm qua, tổ chức từ thiện mang tên Qũy Bill & Melinda Gates đã đổ hàng trăm triệu USD vào quốc gia này.

Qũy Bill & Melinda Gates là một trong những tổ chức phi lớn nhuận lớn nhất thế giới khi có tới 1.600 nhân viên trên toàn cầu. Tổ chức này hoạt động trong các lĩnh vực gồm y tế cộng đồng, giáo dục và biến đổi khí hậu. Trong tuyên bố liên quan tới quyết định ly hôn, vợ chồng tỷ phú Bill Gates cho hay, họ không có ý định thay đổi hoạt động của tổ chức từ thiện và hai người vẫn tiếp tục điều hành Qũy Bill & Melinda Gates.

{keywords}
Tỷ phú Bill Gates tới Trung Quốc năm 2012. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

“Chúng tôi tiếp tục chia sẻ niềm tin cùng sứ mệnh và sẽ tiếp tục làm việc cùng nhau ở quỹ từ thiện, nhưng chúng tôi không còn tin rằng chúng tôi có thể ở bên nhau như là một cặp đôi trong giai đoạn tiếp theo của cuộc sống”, hai vợ chồng tỷ phú Bill Gates nhấn mạnh trong tuyên bố chung đăng trên Twitter.

Theo đánh giá của Bloomberg, tỷ phú Bill Gates, nhà đồng sáng lập hãng công nghệ khổng lồ Microsoft, đang là người giàu thứ 4 trên thế giới với khối tài sản lên tới 145 tỉ USD.

Vợ chồng Bill Gates từng dành nhiều năm để tìm cách san sẻ khối tài sản khổng lồ của họ. Theo đó, họ bắt đầu thành lập quỹ từ thiện vào năm 1994 với cái tên Quỹ William H. Gates. Vào năm 2000, Quỹ William H. Gates được sáp nhập với Quỹ Học tập Gates (Gates Learning Foundation) và sau này đổi tên thành Quỹ Bill & Melinda Gates.

Năm 2002 là năm đầu tiên quỹ từ thiện của vợ chồng tỷ phú Bill Gates bắt đầu tài trợ cho Trung Quốc với số tiền 100.000 USD cho Học viện Chính sách Y tế Trung Quốc ở Bắc Kinh.

Trong suốt 19 năm về sau, Quỹ tiếp tục trao hơn 377,8 triệu USD thông qua 271 khoản tài trợ tại Trung Quốc, chiếm 0,5% trong tổng số số 67,8 tỉ USD mà Quỹ đã cho cho các chương trình trên toàn cầu kể từ khi chính thức thành lập.

Vào năm 2007, Quỹ còn mở một văn phòng tại thủ đô Bắc Kinh, nhằm giúp Trung Quốc giải quyết những thách thức lớn như ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm và đói nghèo. Những khoản tài trợ của vợ chồng tỷ phú Bill Gates tại Trung Quốc chủ yếu trong lĩnh vực y tế cộng nhằm đối phó với các loại dịch bệnh như HIV, bại liệt, sốt rét và gần đây nhất là đại dịch Covid-19.

Trong giai đoạn dịch Covid-19 hoành hành tại Trung Quốc, Quỹ Bill & Melinda Gates đã cam kết hỗ trợ 5 triệu USD để giúp Bắc Kinh đối phó dịch bệnh, cũng như hợp tác với các cơ quan chính phủ Trung Quốc cùng các công ty tư nhân để kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh trong nước. Quỹ còn hỗ trợ kỹ thuật để đẩy nhanh việc phát triển các phương pháp chẩn đoán, nghiên cứu vắc-xin và đưa ra phác đồ điều trị.

Số tiền tài trợ từ Quỹ Bill & Melinda Gates còn hỗ trợ Trung Quốc mở rộng Chương trình Tiêm chủng quốc gia được triển khai từ năm 1978 với mục tiêu kiểm soát các căn bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin, mở rộng chăm sóc sức khỏe ban đầu, cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em và thúc đẩy các hoạt động từ thiện tại Trung Quốc.

Khoản hỗ trợ lớn nhất từ Quỹ Bill & Melinda Gates cho Trung Quốc có giá trị lên tới 35 triệu USD cho Viện Nghiên cứu Thuốc và Sức khỏe Huayi Bắc Kinh để chuyển các nghiên cứu cơ bản thành các ứng dụng thực tế.

Phần lớn số tiền hoạt động trong Quỹ Bill & Melinda Gates là do hai vợ chồng tỷ phú Bill Gates đóng góp. Cụ thể, từ năm 1994 đến năm 2018, hai người đã đầu tư 36 tỉ USD cho Qũy. Tính tới cuối năm 2019, Quỹ có tài sản ròng là 43,3 tỉ USD và đã chi hơn 5 tỉ USD cho các hoạt động từ thiện.

Các khoản đầu tư quy mô lớn chủ yếu được Qũy phân bổ ở Mỹ với 109 dự án. Nhưng bên ngoài lãnh thổ Mỹ, Trung Quốc chính là nơi Qũy đầu tư nhiều hơn bất cứ nơi nào khác.

Từ năm 2007 - 2012, Quỹ Bill & Melinda Gates đã đầu tư 8 dự án tại Trung Quốc đại lục và 2 dự án tại đặc khu hành chính Hong Kong trong lĩnh vực bán lẻ, công nghệ sinh học, phần mềm, sản xuất ô tô, thép, container và bán buôn.

Khoản đầu tư gần nhất của Quỹ vào thị trường Trung Quốc là hệ thống Burger King Trung Quốc liên doanh với công ty cùng tên có trụ sở tại Mỹ và Turkey’s Tab Food Investments hồi năm 2012.

Dù Qũy không còn đầu tư bất cứ khoản tiền nào vào các công ty Trung Quốc trong vòng 9 năm qua, nhưng Qũy vẫn tiến hành các hoạt động từ thiện. Vào năm 2020, Quỹ đã triển khai 57 dự án tài trợ tại Trung Quốc với số tiền tài trợ lớn nhất trong các năm khi lên tới 26,8 triệu USD. Năm 2021, Quỹ tiếp tục trao thêm 1,5 triệu USD thông qua 4 dự án tài trợ cho Trung Quốc.

Bà Audrey Chia, Phó giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore nhận định, những nỗ lực của Quỹ Bill & Melinda Gates ở Trung Quốc và nhiều nơi khác sẽ vẫn được đảm bảo trong thời gian tới dù hai vợ chồng tỷ phú đã ly hôn. Bởi hai người đã đưa ra tuyên bố chung sẽ tiếp tục công việc điều hành Qũy trong tương lai.

Trung Quốc bị chỉ trích thiếu minh bạch thông tin về mảnh vỡ tên lửa rơi trở lại Trái đất

Trung Quốc bị chỉ trích thiếu minh bạch thông tin về mảnh vỡ tên lửa rơi trở lại Trái đất

Trung Quốc bị chỉ trích vì thiếu minh bạch thông tin liên quan tới các mảnh vỡ từ tên lửa đẩy Trường Chinh 5B rơi trở lại Trái đất.

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !