Nghĩa trang cá Ông: Để tang như cho chính cha mẹ mình
Theo lệ thì dân chài ai phát hiện được cá voi mắc cạn, thì có bổn phận chôn cất và để tang Ông như để tang chính cha mẹ mình. Xác cá Ông được đem tắm bằng rượu rồi liệm bằng vải đỏ.
Cá voi được người dân đi biển sùng kính gọi là cá Ông. Người ta bảo trong lúc nguy nan gió to sóng cả, cá voi thường xuất hiện như vị cứu tinh, dìu thuyền vào bờ. Khi cá chết, trôi dạt vào bờ, luôn được ngư dân chôn cất theo nghi lễ như thần...
Sau mấy ngày mưa gió, chúng tôi lặn lội về làng biển Tam Hải (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) bên chân sóng biển Đông để mục kích nghĩa trang cá voi lớn nhất cả nước, và nghe những câu chuyện có thực mà như truyền thuyết.
Từ những truyền thuyết...
Vượt qua chiếc phà nối hai xã Tam Quang – Tam Hải, chúng tôi được người dân xã đảo Tam Hải chỉ đến tận nơi được mang tên “nghĩa trang cá Ông” với một lòng thành kính. Được “quy hoạch” thành khu nghĩa trang, cũng những nấm đất với bia mộ, quan tài bằng tre, mỗi năm được một lần cúng giỗ hương khói hết sức chu đáo...
Đó không phải là nghĩa trang dành cho người, mà là khu nghĩa trang dành cho cá voi ở miền biển thuộc thôn Thuận An, xã Tam Hải. Nghĩa địa cá Ông Tam Hải tọa lạc trên vùng cát trắng rộng rinh, giữa rừng dương vi vu trong gió, trong tiếng sóng triều rì rào từ biển vọng vào. Có đến 529 ngôi mộ chở che thân xác từng ấy “ngài” đã lụy vào bờ biển Tam Hải từ mấy trăm năm qua.
Dẫn đường cho chúng tôi đến nghĩa trang cá Ông là lão ngư Trương Văn Đông, đã hơn 60 năm lang bạt trên những con sóng biển. Ông Đông chỉ những ngôi mộ nhỏ nhắn được vun trên cát, được táng theo từng hàng ngay ngắn, hai đầu mộ đặt những viên đá ong vuông vức. Ông Đông kể: “Từ hồi tui còn nhỏ đã thấy có mộ các Ngài rồi. Các Ngài linh lắm! Khi sống là thần cứu nạn tàu thuyền giữa biển nguy nan, khi lụy về đây thành thần phù hộ dân làng chài mạnh tay tinh mắt rượt theo đúng luồng tôm cá, ra khơi trở về tôm cá đầy khoang...”.
Trong câu chuyện kể, ông Đông cũng tiết lộ chính ông cũng từng được cá Ông cứu nạn khi gặp bão: “Hồi ấy gặp bão lớn lắm, thuyền của tui không chèo được, mọi người phó mặc cho trời xem như chết rồi. Bỗng đâu Ông xuất hiện cặp vào mạn thuyền, dìu thuyền ra khỏi bão đi về phía đất liền. Sau này mỗi khi dân quê tui đi biển gặp khi bão tố bất ngờ, chỉ còn cách khấn Ông cứu mạng, nhờ vậy mà vững lòng tin. Có Ông còn dìu thuyền vào cho đến tận bờ, đuối sức mà lụy...”.
Ông Đông còn nhớ một năm đi biển đói, đến tháng 8 Âm lịch rồi mà thuyền ra biển thường chỉ về không, chẳng đủ chi phí nên cả làng chài hoang mang lắm. Rồi một ngày, một Ông lụy bờ. Làng làm lễ táng lớn trong ba ngày ba đêm, lại đặt bài tế dài xin Ông độ trì cho làng qua kiếp nạn. Rồi năm ấy làng chài của ông “thắng” lớn...
Sức sống của tâm linh
Không ai biết ngôi mộ cá Ông đầu tiên ở đây được chôn cất từ lúc nào. Người ta chỉ biết qua những câu chuyện được truyền lại từ đời này sang đời khác mà vẫn không mai một thất truyền. Cái tục lệ của ngư dân biển, sống nhờ biển và mang ơn biển được người dân ghi nhớ trong tâm khảm qua việc thờ Ông. Loài cá to lớn của đại dương nhưng mang một sức mạnh huyền bí lạ kỳ.
Một vị cao niên của làng tự hào: “Hơn ai hết, ngư dân chính là những người yêu biển, gắn bó với biển nhiều nhất. Ngư dân ở vùng biển đảo quê tui đã làm nên tục thờ cúng cá ông”. Cuối tháng 7 vừa rồi, nghe tin Ông lụy bờ, bà Nguyễn Thị Xuân, năm nay hơn 80 tuổi, chân yếu, lưng còng vẫn ra tận bờ biển để nghinh Ông.
Cả một đời người, bây giờ bà mới được tận mắt thấy Ông ghé thăm làng. Với riêng bà Xuân, việc được nghinh Ông như phần nào giúp bà xoa dịu nỗi buồn mất chồng, khi ông ra khơi bám biển 10 năm trước. Bà Xuân cười móm mém hồ hởi: “Được Ông lụy bờ, bà con vui lắm, Ông sẽ cho mùa biển năm nay được mùa, phù hộ cho mấy cháu đi biển được mạnh giỏi!”.
Các ngư dân cao tuổi của làng biển Tam Hải nhớ lại, tang lễ cá Ông thường rất lớn, có văn tế, có quan gia hàng huyện trở xuống áo dài khăn đóng đến lạy. Người đầu tiên phát hiện ra Ông lụy được đóng khăn sô chịu tang và thường có nhiều may mắn. Còn đại lễ tế cá Ông hằng năm diễn ra vào mùa xuân cũng là lễ tế thần Nam Hải, lễ cầu ngư và bây giờ thì cũng là lễ ra quân đánh bắt xa bờ vụ chính trong năm (vụ cá nam). Bà con góp tiền góp gạo, chính quyền xã đứng ra chủ trì, làm lễ tế ngay nghĩa địa cá Ông, rồi rước linh Ông ra cửa biển, nhúng lưới, cầu ngư để mong một năm làm ăn thắng lợi.
Theo nhiều vị cao niên trong làng chài Thuận An, Tam Hải, thì nghĩa địa cá Ông này có tuổi thọ ngang bằng với những giếng Chăm linh thiêng trong xã, nghĩa là trên dưới 500 năm. Theo cụ Nguyễn Thế (sinh năm 1925, là người nhiều tuổi nhất trong làng), thì có một Ông được vua Thiệu Trị ban sắc, đó là cá Ông từ cù lao Chàm trôi vào.
Năm 1845, khi 28 chiếc thuyền Pháp vào quần đảo Hoàng Sa rồi cập bến Bàn Than (thuộc xã Tam Hải ngày nay) thì ngay sau đó 27 chiếc bị đánh chìm, một chiếc còn lại được cá Ông dắt vào bãi Bắc. Khi chết, Ông đã được vua Thiệu Trị phong sắc Ngọc Long nương nương. Bây giờ mộ Ông nằm ở vị trí trung tâm của nghĩa địa.
Đối với tâm linh của các ngư dân, cá Ông là một vị thần của Biển Đông được nhân dân sùng bái, chính là mảnh pháp y (áo choàng sau) của Quan Thế Âm (hay Nam Hải Bồ Tát) quăng xuống biển để cứu giúp cư dân vùng biển trong cơn giông tố giữa biển khơi. Vì thế, tục thờ cúng cá Ông đã ra đời nhằm cầu an cho các ngư thuyền ra khơi và mong được mẻ cá lớn.
Tục này thời các chúa Nguyễn đã thành lệ. Theo lệ thì dân chài ai phát hiện được cá voi mắc cạn, thì có bổn phận chôn cất và để tang Ông như để tang chính cha mẹ mình. Xác cá Ông được đem tắm bằng rượu rồi liệm bằng vải đỏ. Dân làng còn lấy giấy đỏ đắp vào miệng cá thấm lấy nước dãi, xong đem phơi khô rồi đốt thành tro để chữa bệnh suyễn. Xác cá được mai táng trong đụn cát gần biển. Người phát hiện ra cá voi mắc cạn thì được nhân dân tôn sùng và dưới triều nhà Nguyễn còn được miễn sưu dịch 3 năm.
Tiến sĩ Trần Tấn Vịnh, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Nam, cho biết: “Tục thờ cúng cá Ông không chỉ có ở Quảng Nam mà còn rải rác khắp dải đất ven biển miền Trung này. Đây có thể được xem là di sản văn hóa biển của người dân Việt, ở đó có niềm tin tâm linh vào biển cả, có sự cố kết hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, ở đó còn có cả sự khẳng định chủ quyền đánh bắt trên biển của ngư dân Việt”.
Đi về đâu di sản văn hóa biển?
Cũng như bao thăng trầm sóng gió biển khơi, nghĩa địa cá Ông Tam Hải cũng nằm trong vòng xoáy của bể đời, trước cuộc thế đổi thay, bây giờ là công cuộc công nghiệp hóa đang ồ ạt diễn ra ở dải đất ven biển miền Trung này.
Ông Nguyễn Đức Tục, Chủ tịch UBND xã Tam Hải, ngậm ngùi cho biết: “Mấy năm trước, bà con cả xã vừa vui mừng nhận được quyết định của UBND tỉnh công nhận và bảo vệ nghĩa địa cá Ông là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh, nhưng rồi lại nhận được chủ trương sẽ tiến hành di dời trọn gói cả xã đảo này sang xã Tam Hòa, lấy đất cho dự án du lịch dịch vụ đặc biệt có vốn đầu tư lên đến hàng tỉ đô la Mỹ. Số phận nghĩa địa cá Ông chưa biết sẽ về đâu, vì nghĩa địa con người còn chưa có phương án di dời cụ thể, huống gì một nghĩa địa tâm linh như thế!”.
Nghĩa địa cá Ông ở thôn Thuận An là nghĩa địa cá ông duy nhất ở vùng biển miền Trung cho đến nay vẫn còn được lưu giữ, thờ cúng hàng năm. Hơn ai hết, ngư dân chính là những người yêu biển, gắn bó với biển nhiều nhất. Ngư dân ở vùng biển đảo xứ Quảng đã làm nên “di sản văn hóa biển” trong đó tiêu biểu là tục thờ cúng cá Ông.
Niềm tin tâm linh xưa cùng với sức mạnh của đất nước ngày nay đã giúp ngư dân thêm vững vàng trong những chuyến ra khơi đánh bắt hải sản, làm giàu cho chính mình và cho quê hương, đất nước. Những ngư dân Tam Hải bao đời nay vững vàng trước sóng gió bể khơi, giờ đây vẫn tin tưởng vào sự tồn tại của nghĩa địa cá Ông trong tương lai, như niềm tin vào sự cứu nạn của cá Ông bao đời qua, đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần để họ vượt qua cơn bão tố bất ngờ.
Thời gian sắp tới, toàn bộ xã Tam Hải sẽ được giải tỏa trắng và di dời đến thôn 5 xã Tam Hòa, nhường lại 600ha đất liền và 829ha mặt nước để thực hiện dự án xây dựng khu du lịch tiêu chuẩn quốc tế với vốn đầu tư lên tới 2,5 tỉ USD. Các dịch vụ như khu giải trí đặc biệt, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thời trang, trung tâm thương mại… sẽ được thực hiện một cách quy mô. Nhưng đến bây giờ, người dân nơi đây vẫn chưa hề biết số phận của một di tích văn hóa đã được công nhận – nghĩa địa cá Ông sẽ ra sao?
Rời nghĩa trang cá Ông ở làng chài Tam Hải, một di sản tinh thần quý hiếm hình thành từ nền văn hóa vùng biển của người Việt từ lâu đời, chia tay với người dân Tam Hải, một bà cụ cao tuổi còn nói theo: “Cả đời với biển, tui chỉ mong làm sao tôn tạo lại khu mộ Ngài linh thiêng, để tránh gió cát. Các Ngài linh lắm, khi còn sống là thần cứu nạn mỗi khi dân chài lâm nguy ngoài biển khơi, khi lụy thì về đây thành thần phù hộ cho dân làng”. Với người dân xóm chài, có lẽ chẳng còn điều gì có sức mạnh hơn thế...
Nguồn Dân việt
Sau mấy ngày mưa gió, chúng tôi lặn lội về làng biển Tam Hải (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) bên chân sóng biển Đông để mục kích nghĩa trang cá voi lớn nhất cả nước, và nghe những câu chuyện có thực mà như truyền thuyết.
Từ những truyền thuyết...
Một con cá voi dạt vào bờ. |
Vượt qua chiếc phà nối hai xã Tam Quang – Tam Hải, chúng tôi được người dân xã đảo Tam Hải chỉ đến tận nơi được mang tên “nghĩa trang cá Ông” với một lòng thành kính. Được “quy hoạch” thành khu nghĩa trang, cũng những nấm đất với bia mộ, quan tài bằng tre, mỗi năm được một lần cúng giỗ hương khói hết sức chu đáo...
Đó không phải là nghĩa trang dành cho người, mà là khu nghĩa trang dành cho cá voi ở miền biển thuộc thôn Thuận An, xã Tam Hải. Nghĩa địa cá Ông Tam Hải tọa lạc trên vùng cát trắng rộng rinh, giữa rừng dương vi vu trong gió, trong tiếng sóng triều rì rào từ biển vọng vào. Có đến 529 ngôi mộ chở che thân xác từng ấy “ngài” đã lụy vào bờ biển Tam Hải từ mấy trăm năm qua.
Dẫn đường cho chúng tôi đến nghĩa trang cá Ông là lão ngư Trương Văn Đông, đã hơn 60 năm lang bạt trên những con sóng biển. Ông Đông chỉ những ngôi mộ nhỏ nhắn được vun trên cát, được táng theo từng hàng ngay ngắn, hai đầu mộ đặt những viên đá ong vuông vức. Ông Đông kể: “Từ hồi tui còn nhỏ đã thấy có mộ các Ngài rồi. Các Ngài linh lắm! Khi sống là thần cứu nạn tàu thuyền giữa biển nguy nan, khi lụy về đây thành thần phù hộ dân làng chài mạnh tay tinh mắt rượt theo đúng luồng tôm cá, ra khơi trở về tôm cá đầy khoang...”.
Trong câu chuyện kể, ông Đông cũng tiết lộ chính ông cũng từng được cá Ông cứu nạn khi gặp bão: “Hồi ấy gặp bão lớn lắm, thuyền của tui không chèo được, mọi người phó mặc cho trời xem như chết rồi. Bỗng đâu Ông xuất hiện cặp vào mạn thuyền, dìu thuyền ra khỏi bão đi về phía đất liền. Sau này mỗi khi dân quê tui đi biển gặp khi bão tố bất ngờ, chỉ còn cách khấn Ông cứu mạng, nhờ vậy mà vững lòng tin. Có Ông còn dìu thuyền vào cho đến tận bờ, đuối sức mà lụy...”.
Ông Đông còn nhớ một năm đi biển đói, đến tháng 8 Âm lịch rồi mà thuyền ra biển thường chỉ về không, chẳng đủ chi phí nên cả làng chài hoang mang lắm. Rồi một ngày, một Ông lụy bờ. Làng làm lễ táng lớn trong ba ngày ba đêm, lại đặt bài tế dài xin Ông độ trì cho làng qua kiếp nạn. Rồi năm ấy làng chài của ông “thắng” lớn...
Sức sống của tâm linh
Không ai biết ngôi mộ cá Ông đầu tiên ở đây được chôn cất từ lúc nào. Người ta chỉ biết qua những câu chuyện được truyền lại từ đời này sang đời khác mà vẫn không mai một thất truyền. Cái tục lệ của ngư dân biển, sống nhờ biển và mang ơn biển được người dân ghi nhớ trong tâm khảm qua việc thờ Ông. Loài cá to lớn của đại dương nhưng mang một sức mạnh huyền bí lạ kỳ.
Lễ cúng cá Ông của người dân Tam Hải (Quảng Nam) |
Một vị cao niên của làng tự hào: “Hơn ai hết, ngư dân chính là những người yêu biển, gắn bó với biển nhiều nhất. Ngư dân ở vùng biển đảo quê tui đã làm nên tục thờ cúng cá ông”. Cuối tháng 7 vừa rồi, nghe tin Ông lụy bờ, bà Nguyễn Thị Xuân, năm nay hơn 80 tuổi, chân yếu, lưng còng vẫn ra tận bờ biển để nghinh Ông.
Cả một đời người, bây giờ bà mới được tận mắt thấy Ông ghé thăm làng. Với riêng bà Xuân, việc được nghinh Ông như phần nào giúp bà xoa dịu nỗi buồn mất chồng, khi ông ra khơi bám biển 10 năm trước. Bà Xuân cười móm mém hồ hởi: “Được Ông lụy bờ, bà con vui lắm, Ông sẽ cho mùa biển năm nay được mùa, phù hộ cho mấy cháu đi biển được mạnh giỏi!”.
Các ngư dân cao tuổi của làng biển Tam Hải nhớ lại, tang lễ cá Ông thường rất lớn, có văn tế, có quan gia hàng huyện trở xuống áo dài khăn đóng đến lạy. Người đầu tiên phát hiện ra Ông lụy được đóng khăn sô chịu tang và thường có nhiều may mắn. Còn đại lễ tế cá Ông hằng năm diễn ra vào mùa xuân cũng là lễ tế thần Nam Hải, lễ cầu ngư và bây giờ thì cũng là lễ ra quân đánh bắt xa bờ vụ chính trong năm (vụ cá nam). Bà con góp tiền góp gạo, chính quyền xã đứng ra chủ trì, làm lễ tế ngay nghĩa địa cá Ông, rồi rước linh Ông ra cửa biển, nhúng lưới, cầu ngư để mong một năm làm ăn thắng lợi.
Theo nhiều vị cao niên trong làng chài Thuận An, Tam Hải, thì nghĩa địa cá Ông này có tuổi thọ ngang bằng với những giếng Chăm linh thiêng trong xã, nghĩa là trên dưới 500 năm. Theo cụ Nguyễn Thế (sinh năm 1925, là người nhiều tuổi nhất trong làng), thì có một Ông được vua Thiệu Trị ban sắc, đó là cá Ông từ cù lao Chàm trôi vào.
Năm 1845, khi 28 chiếc thuyền Pháp vào quần đảo Hoàng Sa rồi cập bến Bàn Than (thuộc xã Tam Hải ngày nay) thì ngay sau đó 27 chiếc bị đánh chìm, một chiếc còn lại được cá Ông dắt vào bãi Bắc. Khi chết, Ông đã được vua Thiệu Trị phong sắc Ngọc Long nương nương. Bây giờ mộ Ông nằm ở vị trí trung tâm của nghĩa địa.
Đối với tâm linh của các ngư dân, cá Ông là một vị thần của Biển Đông được nhân dân sùng bái, chính là mảnh pháp y (áo choàng sau) của Quan Thế Âm (hay Nam Hải Bồ Tát) quăng xuống biển để cứu giúp cư dân vùng biển trong cơn giông tố giữa biển khơi. Vì thế, tục thờ cúng cá Ông đã ra đời nhằm cầu an cho các ngư thuyền ra khơi và mong được mẻ cá lớn.
Tục này thời các chúa Nguyễn đã thành lệ. Theo lệ thì dân chài ai phát hiện được cá voi mắc cạn, thì có bổn phận chôn cất và để tang Ông như để tang chính cha mẹ mình. Xác cá Ông được đem tắm bằng rượu rồi liệm bằng vải đỏ. Dân làng còn lấy giấy đỏ đắp vào miệng cá thấm lấy nước dãi, xong đem phơi khô rồi đốt thành tro để chữa bệnh suyễn. Xác cá được mai táng trong đụn cát gần biển. Người phát hiện ra cá voi mắc cạn thì được nhân dân tôn sùng và dưới triều nhà Nguyễn còn được miễn sưu dịch 3 năm.
Tiến sĩ Trần Tấn Vịnh, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Nam, cho biết: “Tục thờ cúng cá Ông không chỉ có ở Quảng Nam mà còn rải rác khắp dải đất ven biển miền Trung này. Đây có thể được xem là di sản văn hóa biển của người dân Việt, ở đó có niềm tin tâm linh vào biển cả, có sự cố kết hòa quyện giữa thiên nhiên và con người, ở đó còn có cả sự khẳng định chủ quyền đánh bắt trên biển của ngư dân Việt”.
Đi về đâu di sản văn hóa biển?
Cũng như bao thăng trầm sóng gió biển khơi, nghĩa địa cá Ông Tam Hải cũng nằm trong vòng xoáy của bể đời, trước cuộc thế đổi thay, bây giờ là công cuộc công nghiệp hóa đang ồ ạt diễn ra ở dải đất ven biển miền Trung này.
Nghĩa trang cá Ông ở xã đảo Tam Hải. |
Ông Nguyễn Đức Tục, Chủ tịch UBND xã Tam Hải, ngậm ngùi cho biết: “Mấy năm trước, bà con cả xã vừa vui mừng nhận được quyết định của UBND tỉnh công nhận và bảo vệ nghĩa địa cá Ông là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh, nhưng rồi lại nhận được chủ trương sẽ tiến hành di dời trọn gói cả xã đảo này sang xã Tam Hòa, lấy đất cho dự án du lịch dịch vụ đặc biệt có vốn đầu tư lên đến hàng tỉ đô la Mỹ. Số phận nghĩa địa cá Ông chưa biết sẽ về đâu, vì nghĩa địa con người còn chưa có phương án di dời cụ thể, huống gì một nghĩa địa tâm linh như thế!”.
Nghĩa địa cá Ông ở thôn Thuận An là nghĩa địa cá ông duy nhất ở vùng biển miền Trung cho đến nay vẫn còn được lưu giữ, thờ cúng hàng năm. Hơn ai hết, ngư dân chính là những người yêu biển, gắn bó với biển nhiều nhất. Ngư dân ở vùng biển đảo xứ Quảng đã làm nên “di sản văn hóa biển” trong đó tiêu biểu là tục thờ cúng cá Ông.
Niềm tin tâm linh xưa cùng với sức mạnh của đất nước ngày nay đã giúp ngư dân thêm vững vàng trong những chuyến ra khơi đánh bắt hải sản, làm giàu cho chính mình và cho quê hương, đất nước. Những ngư dân Tam Hải bao đời nay vững vàng trước sóng gió bể khơi, giờ đây vẫn tin tưởng vào sự tồn tại của nghĩa địa cá Ông trong tương lai, như niềm tin vào sự cứu nạn của cá Ông bao đời qua, đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần để họ vượt qua cơn bão tố bất ngờ.
Thời gian sắp tới, toàn bộ xã Tam Hải sẽ được giải tỏa trắng và di dời đến thôn 5 xã Tam Hòa, nhường lại 600ha đất liền và 829ha mặt nước để thực hiện dự án xây dựng khu du lịch tiêu chuẩn quốc tế với vốn đầu tư lên tới 2,5 tỉ USD. Các dịch vụ như khu giải trí đặc biệt, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thời trang, trung tâm thương mại… sẽ được thực hiện một cách quy mô. Nhưng đến bây giờ, người dân nơi đây vẫn chưa hề biết số phận của một di tích văn hóa đã được công nhận – nghĩa địa cá Ông sẽ ra sao?
Rời nghĩa trang cá Ông ở làng chài Tam Hải, một di sản tinh thần quý hiếm hình thành từ nền văn hóa vùng biển của người Việt từ lâu đời, chia tay với người dân Tam Hải, một bà cụ cao tuổi còn nói theo: “Cả đời với biển, tui chỉ mong làm sao tôn tạo lại khu mộ Ngài linh thiêng, để tránh gió cát. Các Ngài linh lắm, khi còn sống là thần cứu nạn mỗi khi dân chài lâm nguy ngoài biển khơi, khi lụy thì về đây thành thần phù hộ cho dân làng”. Với người dân xóm chài, có lẽ chẳng còn điều gì có sức mạnh hơn thế...
Những dữ liệu khoa học cũng đã giải thích cho hiện tượng cá voi hay cứu người một cách khách quan. Khi thời tiết xấu và biển động dữ dội, cá voi lặn sâu để được yên tĩnh. Biển càng động thì cá voi càng lặn sâu. Nhưng vì cần phải hô hấp nên thỉnh thoảng nó lại phải trồi lên mặt nước. Nếu việc trồi lên lặn xuống kéo dài nhiều ngày đêm thì cá voi sẽ kiệt sức đến chết, nó sẽ trôi theo dòng nước và được sóng đưa vào bờ.
Bên cạnh đó, bão tố thường xuyên xuất hiện trên biển cũng là một nguyên nhân khiến cho loài cá này thường tìm một nơi ẩn náu, đó chính là những con thuyền của ngư dân. Do bất ngờ vì bão tố và không thể trốn lâu dưới nước sâu, cá voi phải rình chờ khi thuyền bè đi qua thì xáp lại mạn thuyền, dựa lưng vào nhau tránh bão và cùng được sóng đưa vào bờ.
Bên cạnh đó, bão tố thường xuyên xuất hiện trên biển cũng là một nguyên nhân khiến cho loài cá này thường tìm một nơi ẩn náu, đó chính là những con thuyền của ngư dân. Do bất ngờ vì bão tố và không thể trốn lâu dưới nước sâu, cá voi phải rình chờ khi thuyền bè đi qua thì xáp lại mạn thuyền, dựa lưng vào nhau tránh bão và cùng được sóng đưa vào bờ.
Nguồn Dân việt
Giao lưu văn hóa sưu tập tem nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ
Chương trình Giao lưu văn hóa sưu tập tem sẽ giúp học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) thêm yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trong trường học.
Nữ sinh Trường Newton và hành trình giành học bổng toàn phần đại học top đầu thế giới
Tháng Tư luôn là giai đoạn sôi động nhất của việc apply học bổng của các học sinh có khát vọng tìm kiếm những môi trường giáo dục lý tưởng trên phạm vi toàn cầu.
Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp
Vừa qua, Trường THCS- THPT Newton đã tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp”.
Tuyển sinh 2022: Thí sinh trúng tuyển đại học xác nhận nhập học từ hôm nay
Từ hôm nay (18/9), Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.
Sở GD-ĐT Hà Tĩnh triển khai phương án phòng, chống virut Corona
Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.
Hải Phòng: Nhiều trường học "nhắc nhở" phụ huynh phòng chống vi rút Corona
Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.
Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật “phải tuân chỉ” của con trai lớp 5
Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.
Diễn biến mới nhất vụ hàng chục học sinh ở Đắk Lắk mang "hàng nóng" đi hỗn chiến
Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.
"Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội đưa ra yêu cầu hoàn toàn phi lí"
Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An (Hà Nội) về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.
Xã hội càng "trí tuệ nhân tạo" sẽ càng cần "nhân văn số"
Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...