Nghệ An: Kinh hoàng những doi cát bồi lắng ở cửa Lạch Vạn

Chưa bao giờ cửa Lạch Vạn, huyện Diễn Châu (Nghệ An) lại bồi lắng nhanh như trong 5 năm trở lại đây. Cát đang từng ngày bồi đắp tạo nên những doi cát kéo dài vài chục mét khiến cửa biển ngày càng hẹp lại, các tàu xa bờ thì không thể ra vào.

Ngư dân Diễn Châu khó phát triển tàu to vì lạch quá cạn.

Đêm kinh hoàng nơi cửa biển

Đêm 13/10/2017 có lẽ là đêm kinh hoàng nhất đối với ngư dân Đậu Trần Đông (trú ở xóm Quyết Thành, xã Diễn Bích, huyện Diễn Châu). Trong lúc trở về cảng lạch Vạn, con tàu 90CV của anh đã va vào doi cát khiến tàu bị lật và bị nhấn chìm.

Những ban tay rớm máu, những bàn chân chôn chặt xuống cát trong đêm giá rét của anh em bạn nghề nỗ lực cứu các thuyền viên và cứu tàu. Kinh nghiệm đi biển đã giúp anh Đông và 2 thuyền viên khác thoát chết trong gang tấc.

Còn ngư dân Đậu Trần Sơn (trú cùng địa phương) mãi mãi nằm lại nơi của biển. Người không còn, nỗi đau chồng chất nỗi đau trong gia đình ngư dân nghèo một đời bám biển mưu sinh.

Chị Trần Thị Hiền (vợ của ngư dân Đậu Trần Sơn) nghẹn ngào chia sẻ: Đi 12 giờ trưa đến 7 giờ tối thấy cháu điện về báo chú rớt xuống biển rồi. Những ngày sau đó tàu tìm kiếm rất nhiều nhưng không thấy xác. Anh đi biển mấy năm rồi nhưng không có tiền mà đóng bảo hiểm. Chồng mất, dừ (giờ) hoàn cảnh tui thì bệnh tật hiểm nghèo, thường xuyên phải đi viện, 2 đứa nhưng con chị đầu đau tim 3 tháng đi Hà Nội một lần.

Một tàu cá ở Diễn Bích (huyện Diễn Châu) bị mắc cạn tại cửa Lạch Vạn.

Là người khởi xướng cho phong trào tàu xa bờ đầu tiên ở Diễn Châu nhưng bây giờ ông Trần Văn Đồng (trú ở xóm Quyết Thắng, xã Diễn Bích) mất mát tài sản rất lớn do cửa Lạch cạn và gần như đã trắng tay.

Bởi 2 chiếc tàu trị giá gần 2 tỷ đồng được ông hạ thủy năm 2010 đến năm 2014 thì gặp nạn tại cửa Lạch. Tàu to, công suất lớn mà cửa lạch vừa cạn, vừa hẹp, chỉ một phút sơ xẩy, đôi tàu bị mắc cạn. Không chỉ 2 tàu của ông Đồng, mà thêm một chiếc nữa của anh em bạn nghề ra trục vớt cũng bị chìm. 

Ngư dân Đồng chia sẻ: Ngày đó gió nồm mạnh, sóng to, vào lạch mà mất lái thì không thể điều khiển đi hướng nào được nữa, cho đi tự do thôi, trước hết là cứu mạng anh em chớ của thì tính sau.

Những con tàu bạc tỷ bỗng chốc thành bọt nước, có chăng chỉ còn lại là những mảnh vỡ trôi nổi trên biển.

Tàu, thuyền công suất nhỏ neo đậu tại Cảng Lạch Vạn, huyện Diễn Châu.

Cửa lạch bồi lắng, khó phát triển đội tàu xa bờ

Cũng do lạch cạn, không còn cách nào khác, nhiều ngư dân Diễn Châu phải mang tàu đi nơi khác trú đậu. Đôi tàu xa bờ có công suất trên 1600CV và 1 tàu hậu cần hơn 1000CV của anh Ngô Trí Đông (trú ở xã Diễn Ngọc) từ khi được đưa vào sử dụng đến nay đều phải cập cảng Cửa Lò, hoặc ở cảng Lạch Quèn, huyện Quỳnh Lưu mà không thể vào cảng Lạch Vạn được. 

Do không thể về bến nhà nên anh Đông phải bán hải sản ngay tại đó hoặc phải thuê xe chuyên chở hải sản về kho cấp đông vừa tốn thời gian, tiền công vận chuyển, lại phải vất vả trông nom.

Trung bình mỗi năm anh bỏ ra trên 300 triệu đồng do việc không thể qua lạch. Khai thác ngày càng khó khăn, cộng với nỗi lo chi phí bỏ ra không thể kham nổi nên đầu năm 2018 anh đã phải bán đi 2 tàu khai thác, chỉ để lại 1 tàu hậu cần.

Tàu vỏ thép hậu cần nghề cá của ngư dân Ngô Trí Đông ở xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu.

Anh Đông cho biết: Nó bất cập là muốn về cảng nhà mà về không được, mỗi năm mà đậu lang thang ở các nơi, thất thu, hàng hóa bốc đi bốc lại qua nhiều công đoạn mất giá trị đi. Khó khăn của cửa lạch nên người ta không dám đóng tàu nhiều, chỉ có anh nào bạo gan, lỳ mới giám đóng.

Chưa bao giờ cửa Lạch Vạn lại bồi lấp với tốc độ nhanh như trong 5 năm trở lại đây. Cát đang từng ngày bồi đắp tạo nên những doi cát kéo dài vài chục mét khiến cửa biển ngày càng hẹp lại, lúc nước rút chỉ sâu 0,5m. Các tàu xa bờ thì hầu như không thể ra vào, nhất là các tàu đóng mới theo Nghị định 67/CP.

Lạch cạn gây ra bao vụ tai nạn làm thiệt hại về người và tài sản cho ngư dân; bà con không thể phát triển tàu xa bờ; Hậu cần nghề cá cũng khó phát triển do thiếu nguyên liệu…

Trung bình mỗi năm Diễn Châu có từ 6-8 tàu lớn nhỏ mắc cạn, chủ yếu là tàu có công suất trên 90CV. Nhiều ngư dân đã phải bỏ mạng nơi cửa biển. Khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp nhưng một giải pháp thực sự bền vững cho cửa Vạn vẫn chưa được triển khai, có chăng chỉ là những lần nạo vét tạm thời vừa mang tính chấp vá, vừa tốn kém mà không hiệu quả.

Các lực lượng chức năng nỗ lực cứu tàu bị mắc cạn trên biển Diễn Châu.

Gắn bó với nghề biển hàng trăm năm nhưng đời sống ngư dân Diễn Châu vẫn khó khăn bởi tàu nhỏ đánh dã gần bờ, đi về trong ngày. Trong số 1500 tàu thuyền thì chỉ vẻn vẹn 286 tàu có công suất từ 90 CV trở lên. Tuy chính phủ hỗ trợ cho ngư dân đóng tàu công suất lớn nhưng chỉ có 4 ngư dân mạnh dạn đầu tư.

Theo ông Nguyễn Văn Quý –Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Diễn Châu cho biết: Ngư dân muốn đóng tàu to hơn nhưng cửa lạch rất cạn, bị bồi lắng hàng năm nên 2018 không có hộ ngư dân nào đăng ký đóng mới tàu công suất lớn từ 400CV trở lên.

Hầu như năm nào chúng tôi cũng có văn bản trình lên UBND tỉnh, các cấp ngành liên quan cấp trên nhưng đến nay chưa có hồi đáp nào. Trước hết, chỉ đạo các xã Diễn Bích, Diễn Ngọc hướng dẫn tàu bè ra vào lạch khoa học, đúng tuyến để tránh tình trạng mắc cạn hoặc va chạm.  

Bảo Trâm

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !