Ngày 19/1, Hà Nội thêm 2.910 ca mắc Covid-19, Đống Đa dẫn đầu các quận huyện

Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo, từ 18h ngày 18/01/2022 đến 18h ngày 19/01/2022, Hà Nội ghi nhận 2.910 ca mắc Covid-19 mới, trong đó 658 ca ngoài cộng đồng. Đống Đa dẫn đầu các quận huyện

{keywords}
Ngày 19/1, Hà Nội thêm 2.910 ca mắc Covid-19, Đống Đa dẫn đầu các quận huyện

Bệnh nhân phân bố tại 430 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đống Đa (150); Thanh Trì (148); Gia Lâm (147), Hoàng Mai (142)…

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 100.170 ca.

Trước đó, trong báo cáo của Sở Y tế công bố vào sáng nay 19/1 cho thấy tính đến ngày 18/1  toàn thành phố có 62.478 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly. Trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (138), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (223), tại các bệnh viện của Hà Nội là (3506), cơ sở thu dung điều trị thành phố (1199), cơ sở thu dung quận, huyện (5331), theo dõi cách ly tại nhà (52.081).

Số bệnh nhân chuyển độ tại cơ sở thu dung là 6 người; số ca tử vong trong ngày là 16 trường hợp, tổng số người tử vong do Covid-19 từ ngày 29/4 đến nay là 380 người.

Trong ngày 18/1/2022, toàn thành phố tiêm được 57.878 mũi tiêm, nâng tổng số mũi tiêm toàn thành phố đã thực hiện được từ khi triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 là 13.843.013 mũi tiêm; 229.623 mũi bổ sung và 1.556.577 mũi vắc xin nhắc lại.

Cụ thể, kết quả tiêm chủng cho người trên 18 tuổi đã đạt được tỷ lệ 99,6% mũi 1 và 99,3% mũi 2; tỷ lệ tiêm cho người trên 50 tuổi đạt 99,2% mũi 1 và 98% mũi 2; trẻ từ 12-14 tuổi đạt tỷ lệ 99,7% mũi 1, 98% mũi 2; trẻ từ 15-17 tuổi đạt tỷ lệ 99,6% mũi 1 và 97,4% mũi 2.

Cùng với các đơn vị tiêm chủng của thành phố, các bệnh viện trung ương và bộ ngành trên địa bàn đã tiêm được 1.400.323 mũi, trong đó (824.495 mũi 1; 575.828 mũi 2) cho đến hết ngày 14/12/2021. Từ ngày 10/1 đến nay, các bệnh viện đã tiêm được 18.141 mũi tiêm, trong đó 615 mũi 1 và 756 mũi 2, số mũi nhắc lại là 16.770.

N. Huyền 

Bị Covid-19, đo oxy máu bao nhiêu lần/ngày, âm tính có cần đo không?

Bị Covid-19, đo oxy máu bao nhiêu lần/ngày, âm tính có cần đo không?

Đo oxy máu là một biện pháp theo dõi sức khoẻ quan trọng của F0 bởi nó phản ánh tình trạng sức khoẻ của chính bạn vì vậy mỗi người cần trang bị máy đo SpO2 tại nhà.

Trạm y tế online hỗ trợ người dân Hà Nội 24/24 giờ

Trạm y tế online hỗ trợ người dân Hà Nội 24/24 giờ

Với mong muốn “chia lửa” cho trạm y tế phường, trạm y tế online phường Trúc Bạch ra đời nhằm hỗ trợ người dân 24/24 giờ từ nhu yếu phẩm đến thuốc men…

Chưa tiêm vắc xin, khai báo không trung thực, tự điều trị tại nhà, F0 ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng nguy kịch

Chưa tiêm vắc xin, khai báo không trung thực, tự điều trị tại nhà, F0 ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng nguy kịch

Chủ quan cho rằng bệnh nhẹ, F0 khai báo không trung thực với y tế địa phương, tự điều trị tại nhà nên đến viện trong tình trạng bệnh đã chuyển nặng.  

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Đang cập nhật dữ liệu !