Ngân hàng báo lãi đậm quý I/2022

Kết thúc quý đầu năm 2022, với tăng trưởng tín dụng toàn ngành tăng 5,04% và thu ngoài lãi tăng đã tác động tích cực lên kết quả kinh doanh, nhiều nhà băng báo lãi đậm. 

Lãi thuần, dịch vụ đều tăng

LienVietPostBank báo lãi trước thuế vượt 1.700 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng 62% so với cùng kỳ, đạt hơn 1.795 tỷ đồng chủ yếu nhờ thu nhập lãi thuần tăng trưởng mạnh trong kỳ.

Trong đó, thu nhập thuần từ lãi tăng trưởng 40% so với cùng kỳ do quy mô cho vay bán lẻ, thu hồi lãi của các khoản vay cơ cấu COVID-19 do các khách hàng đã khôi phục được hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, phía ngân hàng cho biết đã linh hoạt cân đối nguồn vốn để phù hợp với tốc độ tăng tín dụng do vậy tối ưu được hiệu quả sử dụng nguồn.

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng 34,4%, đạt 217,4 tỷ đồng nhờ các dịch vụ như bảo hiểm, thẻ, ngân hàng số. Các hoạt động kinh doanh khác cũng mang về cho ngân hàng hơn 191 tỷ đồng lãi thuần, tăng gấp nhiều lần cùng kỳ.

Mặt khác, hoạt động kinh doanh ngoại hối và chứng khoán đầu tư đều ghi nhận khoản lỗ lần lượt là 14,5 tỷ đồng và 9,6 tỷ đồng trong quý I/2022.

Kết thúc quý I/2022, lợi nhuận trước thuế của VPBank hợp nhất đạt trên 11.146 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm trước.

Đây là mức lợi nhuận kỷ lục trong một quý mà VPBank ghi nhận được từ trước đến nay, góp phần đưa vốn chủ sở hữu của ngân hàng vượt lên trên 95 nghìn tỷ đồng và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Thông tư 41 đạt trên 15%.

Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng riêng lẻ đạt hơn 56%, cùng với đó là và sự phục hồi ấn tượng trong hoạt động kinh doanh của FE Credit, hứa hẹn tạo đà cho VPBank bứt phá mạnh mẽ trong năm 2022.

Trong 3 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng chất lượng tại ngân hàng riêng lẻ VPBank đạt 10,3%, tăng gấp đôi mức trung bình ngành, với sự đóng góp chủ yếu từ các phân khúc chiến lược.

Đi đôi với đó là tăng trưởng huy động đạt 11,5%, giúp đảm bảo tốt các tỷ lệ an toàn thanh khoản của ngân hàng.

Trong đó, FE Credit dù hai quý trước có tốc độ tăng trưởng tín dụng âm, nhưng đã bắt nhịp chu kỳ tăng trưởng mới khi đạt mức tăng 1,6% so với quý IV/2021.

Thu nhập lãi thuần hợp nhất đạt 9.888 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ và 16% so với quý 4/2021, với ngân hàng mẹ tăng tương ứng gần 30% và trên 16%.

Thu nhập phí dịch vụ hợp nhất, trong khi đó, tăng 26,5% so với cùng kỳ. Tỷ lệ này ở ngân hàng mẹ ghi nhận mức tăng tương ứng gần 30% và tại FE Credit là 4,8% so với cùng kỳ.

Các thu nhập khác tăng trưởng 9 lần so với cùng kỳ, bao gồm khoản phí hỗ trợ từ thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm giữa VPBank và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam.

Thu nhập từ nợ đã xử lý của ngân hàng hợp nhất cũng đạt kết quả tích cực với 714 tỷ đồng, tăng 21,3% so với quý trước.

Xếp thứ nhì là Vietcombank với lợi nhuận trước thuế ước tính đạt 9.500 - 10.000 tỷ đồng, tăng 10-16% so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân là tăng trưởng tín dụng của Vietcombank duy trì mạnh mẽ trong quý (tăng 6-7%).

BIDV dự báo cũng đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 4.200 tỷ đồng trong quý I/2022.

Sacombank cũng có mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong quý I/2022 với mức tăng 40-50% so với cùng kỳ (có thể đạt 1.400-1.500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế), chủ yếu nhờ thu nhập hoạt động mạnh mẽ và kiểm soát tốt chi phí dự phòng.

MSB cũng dự báo có mức tăng trưởng lợi nhuận khá ấn tượng (tăng 31%, đạt 1.500 tỷ đồng) nhờ tín dụng tăng ở mức ,5% so với đầu năm và tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 1,3%

Lợi nhuận trước thuế quý I/2022 của TPBank đạt 1.623 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ thu nhập lãi thuần và hoạt động dịch vụ, giúp ngân hàng có tăng trưởng khá dù phải tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro.

Thu nhập lãi thuần quý 1 của ngân hàng đạt 2.831 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2021.

Đáng chú ý, lãi từ hoạt động dịch vụ tăng tới 81% lên 511 tỷ đồng với đóng góp lớn nhất là từ hoạt động thanh toán, hoạt động kinh doanh, tư vấn bảo hiểm.

Mảng kinh doanh ngoại hối cũng khả quan, có lãi 32 tỷ đồng trong khi cùng kỳ bị lỗ 2 tỷ đồng.

Lợi nhuận quý I/2022 của SHB đạt hơn 3.200 tỷ đồng, tự tin sẽ đạt được kế hoạch hơn 11.600 tỷ đồng cả năm nay.

Quý I/2022 lợi nhuận hợp nhất của ACB đạt khoảng 4.200 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ.

Tín dụng đến hết quý I/2022 tăng 5,2% so với đầu năm, huy động tăng 1,6%. Tỷ lệ CASA đạt 27% tại thời điểm cuối quý I/2022.

Mảng dịch vụ và bảo hiểm đều tăng trưởng tốt. Thu nhập ngoài lãi đạt khoảng 1.300 tỷ đồng, bancasurance dẫn đầu thị trường. Hiện tỷ lệ CASA của Ngân hàng đạt khoảng 24%, với lợi thế về ngân hàng số, mục tiêu cuối năm CASA khoảng 28 - 29% là khả thi.

Đua báo lãi quý đầu năm

Trong quý đầu năm nay, hoạt động chính của ABBank tăng trưởng 20% so với cùng kỳ, thu về gần 828 tỷ đồng thu nhập lãi thuần.

Một số nguồn thu ngoài lãi tăng trưởng hơn cùng kỳ như lãi từ dịch vụ (+16%) và lãi từ kinh doanh ngoại hối (+81%).

Ngược lại, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh lỗ gần 58 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gần 114 tỷ đồng; hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lỗ hơn 10 tỷ đồng.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt gần 620 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ. Do trong quý này ABBank giảm đến 63% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chỉ còn trích hơn 44 tỷ đồng, kết quả lãi trước thuế tăng 20%, đạt gần 576 tỷ đồng.

Nếu so với kế hoạch 3.079 tỷ đồng lãi trước thuế đặt ra cho cả năm 2022 đã được ĐHĐCĐ thông qua, ABBank đã thực hiện được 19% sau quý đầu năm.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2021 của Bac A Bank, lãi trước thuế chỉ tăng 7% so với cùng kỳ, đạt gần 246 tỷ đồng, do nguồn thu ngoài lãi giảm mạnh.

Hoạt động chính của Bac A Bank vẫn tăng trưởng 17% so cùng kỳ, khi thu về gần 531 tỷ đồng thu nhập lãi thuần. Hoạt động dịch vụ tăng 5%, thu được gần 17 tỷ đồng tiền lãi, nhờ tăng thu hoạt động thanh toán.

Trong khi đó, các nguồn thu ngoài lãi khác lại đi lùi so cùng kỳ như lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm 78%, lãi từ hoạt động khác giảm 63%, hoạt động kinh doanh ngoại hối báo lỗ gần 10 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ lỗ hơn 1 tỷ đồng.

Trong quý I/2022, Bac A Bank trích gần 17 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng và được hoàn nhập hơn 9,4 tỷ đồng, kết quả Ngân hàng báo lãi trước thuế gần 246 tỷ đồng, tăng 7% so cùng kỳ.

Nếu so với kế hoạch lãi trước thuế 1.000 tỷ đồng cho cả năm, Bac A Bank đã thực hiện được 25% sau quý đầu năm.

Trong khi đó, PG Bank cho biết, lợi nhuận trước thuế đạt gần 127 tỷ đồng trong quý I/2022, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được gần 30% kế hoạch.

Trong quý đầu năm, hoạt động chính của PG Bank không được khả quan khi chỉ thu về gần 235 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, giảm 12% so với cùng kỳ năm trước.

Lãi từ dịch vụ tăng đến 54%, đạt gần 11 tỷ đồng, nhờ tăng thu dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, cũng như ghi nhận thêm khoản thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối thu về hơn 10 tỷ đồng tiền lãi, tăng 46%, trong khi hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư giảm đến 47%, chỉ còn hơn 29 tỷ đồng tiền lãi.

Đáng chú ý, hoạt động khác đem về khoản lãi hơn 63 tỷ đồng trong khi cùng kỳ báo lỗ gần 44 tỷ đồng.

Quý I/2022, Ngân hàng này trích gần 69 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 10% so với cùng kỳ.

Ngân hàng Bản Việt cũng vừa công bố lợi nhuận trước thuế đạt 173 tỷ đồng trong quý đầu năm nay, tăng 14% so với cùng kỳ 2021.

Cụ thể, dự nợ tín dụng của ngân hàng có mức tăng trưởng 6,8% so với 12/2021, thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh tăng trưởng 23%, đạt lợi nhuận quý I theo mục tiêu đặt ra với 173 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo báo cáo hợp nhất quý I/2022 vừa công bố, Saigonbank ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng 43% so với quý I/2021, đạt hơn 212 tỷ đồng.

Lãi từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng trong 3 tháng qua tăng trưởng hơn 11%, chủ yếu do tăng thu dịch vụ thanh toán, và thu về dịch vụ khác. Thu từ dịch vụ ngân quỹ giảm nhẹ trong quý này.

Trong khi đó, hoạt động kinh doanh ngoại hối có sự tăng trưởng ấn tượng, ghi nhận khoản lãi 16,2 tỷ đồng, tăng trưởng 137,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi từ hoạt động kinh doanh khác cũng tăng hơn 154%, ở mức hơn 47 tỷ đồng.

Chi phí hoạt động của Saigonbank giảm 10% xuống 107,3 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 177 tỷ đồng, tăng 223,5%.

Ngân hàng trích gần 78 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong quý I/2022. Lợi nhuận trước thuế đạt 98,7 tỷ đồng, tăng 68,4% so cùng kỳ.

Theo báo cáo mới nhất từ SSI Research, mức tăng trưởng lợi nhuận bình quân của các ngân hàng trong quý I/2022 sẽ đạt từ một đến hai chữ số thấp.

Tuy nhiên mức tăng trưởng này sẽ có sự phân hóa giữa các ngân hàng và ở mức tương đối thấp so với nền so sánh cao trong cùng kỳ năm 2021.

Cụ thể, SSI ước tính mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế bình quân chỉ đạt khoảng 9-11%. Điều này phần lớn là do VietinBank và Vietcombank có lợi nhuận giảm từ nền so sánh cao trong cùng kỳ năm 2021.

Trong khi đó, các ngân hàng còn lại được SSI nhận định có thể đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế tương đối tốt, bình quân khoảng 25-27% so với cùng kỳ.

Trong đó, mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế cao nhất được kỳ vọng tại SHB, ACB, Sacombank, MSB, VPB và LienVietPostBank.

Lợi nhuận làm nhà xã hội thấp hơn lãi suất ngân hàng, doanh nghiệp ‘ngại’ xây, người mua dài cổ đợi

Lợi nhuận làm nhà xã hội thấp hơn lãi suất ngân hàng, doanh nghiệp ‘ngại’ xây, người mua dài cổ đợi

Doanh nghiệp chia sẻ, kể từ khi bắt đầu thủ tục xin dự án đến khi kết thúc mất khoảng 5 năm, mà lợi nhuận chỉ có 10%, tính ra mỗi năm chỉ có 2%, thấp hơn cả lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng…

Theo ĐTCK

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.

Thị trường bất động sản Thủ đô sẵn sàng bước vào chu kì mới

Chu kì mới của thị trường bất động sản dần khởi động với sự trỗi dậy của những địa hạt đầu tư mới. Tại Hà Nội, sự khởi sắc của thị trường đang gọi tên điểm đến mới của dòng tiền: khu vực đông bắc Thủ đô.

Đặc quyền độc nhất chỉ có tại 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park

Sở hữu loạt tiện ích đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu sinh sống - làm việc - giải trí trong 1 tòa tháp, đảm bảo an ninh an cư - đó là những đặc quyền chỉ có tại 2 tòa phức hợp The Avenue và The Sky, thuộc dự án The Sola Park.

Lý do căn hộ studio được nhà đầu tư săn đón

Căn hộ studio được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ tính thanh khoản cao, đáp ứng nhu cầu của người trẻ tuổi độc thân, ưa chuộng lối sống đơn giản, tự do, hiện đại.

TCA phân phối sản phẩm bảo hiểm FWD

Ngày 22/10/2024, Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam và Công ty Cổ phần TC Advisors (TCA) đã ký thoả thuận hợp tác, theo đó TCA trở thành Đại lý tổ chức phân phối sản phẩm bảo hiểm cho FWD Việt Nam.

Cơ hội trúng Iphone 16 ProMax cho chủ thẻ tín dụng quốc tế SHB

Từ nay đến 28/2/2025, SHB triển khai loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn với giải nhất là chiếc Iphone 16 ProMax trị giá 37 triệu đồng, tổng giá trị quà tặng của chương trình lên tới 5 tỷ đồng.

Tiêu chí lựa chọn máy lọc nước chất lượng

Máy lọc nước là sản phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, thường được sử dụng lâu dài trong nhiều năm. Người tiêu dùng thường ưu tiên lựa chọn máy lọc nước tốt, chất lượng và an toàn để cả gia đình an tâm sống khỏe.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo trong giao dịch ví điện tử và giả mạo shipper

Từ thông tin cá nhân và mã OTP do nạn nhân cung cấp, đối tượng lừa đảo thực hiện liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng, rút tiền về ví và chiếm đoạt tiền.

Chi 17.400 tỷ gom mua, hàng Vip và ‘quý tộc’ Trung Quốc về chợ Việt giá rẻ bèo

Các thương nhân, doanh nghiệp Việt đã chi ra khoảng 17.400 tỷ đồng trong 9 tháng qua để mua rau quả Trung Quốc. Theo đó, rau quả Trung Quốc được bày bán la liệt chợ Việt, hàng Vip và hàng “quý tộc” được bán với giá rẻ bèo.