Ngăn chặn hành vi kinh doanh, nhập khẩu cá tầm vì sức khỏe người tiêu dùng

Do cá tầm của Trung Quốc nuôi bằng cám tăng trọng, không thực hiện kiểm dịch nên có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, môi trường và sản xuất cá tầm tại Việt Nam.

Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) vừa có văn bản gửi Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hành vi kinh doanh, nhập khẩu cá tầm.

Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia tai công văn số 05/BCĐ389-VPTT ngày 05 tháng 3 năm 2021 về việc chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ đối với việc nhập khẩu và kinh doanh cá tầm, Tổng cục Quản lý thị trường yêu cầu Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện ngay nhiệm vụ sau:

Đối với các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc: Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai, chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát mặt hàng cá tầm nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, đảm bảo đúng quy định của pháp luật;

Trong thị trường nội địa (nhất là các trung tâm tiêu thụ lớn tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), chủ động nắm bắt tình hình kinh doanh, buôn bán mặt hàng cá tầm, phối hợp, trao đổi với các cơ quan chức năng (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an…) tiến hành kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh, buôn bán mặt hàng cá tầm (nguồn gốc, xuất xứ, giấy phép, kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm, gian lận thương mại…).

{keywords}
Cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc.

Trong thời gian qua, lực lượng QLTT đã liên tục phát hiện và bắt giữ nhiều vụ vi phạm liên quan đến mặt hàng cá tầm. Cụ thể, tại Cục QLTT Lào Cai cho biết, vừa qua Đội Quản lý thị trường số 7 đã phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lào Cai kiểm tra tại khu vực tổ 18, phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai phát hiện lô hàng 400 kg cá tầm có nguồn gốc từ nước ngoài. Theo đó, chủ hàng là ông Trần Văn Giang, sinh năm 1977, thường trú tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Làm việc với lực lượng chức năng tại thời điểm kiểm tra, ông Trần Văn Giang không xuất trình được các hóa đơn chứng từ liên quan đến số hàng hóa nêu trên.

Trước đó, Đội QLTT số 1 thuộc Cục QLTT Lào Cai đã phối hợp Phòng An ninh kinh tế (Công an tỉnh Lào Cai) tiến hành kiểm tra tại khu vực tổ 23, phường Phố Mới, TP Lào Cai, phát hiện, bắt giữ lô hàng cá tầm có nguồn gốc từ Trung Quốc, với số lượng 512 kg, trị giá gần 70 triệu đồng. Chủ lô hàng là Hoàng Văn Đồng (34 tuổi, trú phường Duyên Hải, TP Lào Cai) khai nhận, thu mua của người dân đi chợ Trung Quốc, đóng gói để vận chuyển về tiêu thụ tại Hải Phòng. Ngay sau khi xác minh rõ thông tin, Đội QLTT số 1 đã trình Cục QLTT đã lập biên bản tịch thu toàn bộ số cá tầm nhập lậu và xử phạt vi phạm hành chính chủ hàng 40 triệu đồng; đồng thời, tiến hành tiêu hủy toàn bộ số hàng trên.

Theo những người kinh doanh cá nước lạnh lâu năm ở tỉnh Lào Cai, do cá tầm của Trung Quốc nuôi bằng cám tăng trọng, cá lớn rất nhanh nên có giá bán rất rẻ so với cá tầm nuôi ở Sa Pa, Bát Xát. Chính vì vậy nên đã khiến một số tư thương nhằm trục lợi đã nhập lậu cá tầm Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ để kiếm lời cao.

Trước đó, đầu năm 2021 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu thương mại và hàng giả; Hội Nghề cá Việt Nam; Hiệp hội cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng; Hội cá nước lạnh tỉnh Lào Cai về việc kiểm soát nhập khẩu cá tầm thương phẩm dùng làm thực phẩm.

Theo văn bản số 580/BNN-TCTS, ngày 26/1/2021, thực hiện văn bản số 187/VPCP-ĐMDN ngày 08/01/2021 của Văn phòng Chính phủ về trả lời kiến nghị của Hội Nghề cá Việt Nam và kiến nghị của Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng, Hội Cá nước lạnh tỉnh Lào Cai về tình hình kinh doanh cá tầm dùng làm thực phẩm tại một số thành phố lớn và chợ đầu mối không thuộc Danh mục loài thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với địa phương thu mẫu cá tầm thương phẩm tại chợ Yên Sở, thành phố Hà Nội và chợ Bình Điền, thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Bộ NN&PTNN, cá tầm thuộc Phụ lục II Công ước quốc tế về buôn bán động vật, thực vật hoang dã nguy cấp được cơ quan CITES Việt Nam và các cơ quan quản lý chuyên ngành kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc. Tuy nhiên, hiện nay có một số loài cá tầm nhập khẩu dùng làm thực phẩm lưu thông trên thị trường chưa rõ nguồn gốc, không thực hiện kiểm dịch có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, môi trường và sản xuất cá tầm tại Việt Nam.

Hiền Anh

Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?

Liên quan tới vụ ngộ độc tại một trường học ở Nha Trang khiến hàng trăm học sinh nhập viện trong đó có một em tử vong, nguyên nhân được chỉ đích danh đó là do cánh gà rán nhiễm vi khuẩn.

Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?

Theo các chuyên gia, vi khuẩn salmonella là nguyên nhân của hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn, các nạn nhân của ngộ độc có thể biểu hiện từ nhẹ cho tới rất nghiêm trọng và thậm chí tử vong.

Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?

Salmonella là trực khuẩn gây thương hàn, khi vào cơ thể vi khuẩn sinh ra độc tố gây viêm ruột có thể dẫn tới tử vong nếu nhiễm với khối lượng lớn.

Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể

Đi kiểm tra sức khoẻ, cụ bà choáng váng khi trên phim X- quang kén sán như hạt gạo ken đặc khắp cơ thể.

Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 3715/SYT-NVD về việc tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả, gửi các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc trên địa bàn.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn

Mùa Trung thu đang đến gần, đây cũng là thời điểm nhiều chủng loại bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ xuất hiện tại thị trường Hà Nội.

Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng

“Người dân vẫn mua thuốc tự phát, không qua kê đơn, ai cũng tự làm bác sĩ thì cơ hội cho hàng giả, xâm phạm bản quyền, hàng kém chất lượng vẫn còn”.

Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?

Tại Việt Nam, sản phẩm mì Omachi đang được sản xuất đáp ứng đủ mọi quy định về an toàn thực phẩm và bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.

Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ

Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !