Nga nêu điều kiện tiếp tục hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân

Phát ngôn viên Điện Kremlin nói Nga sẽ không tiếp tục hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân với Mỹ tới khi Washington lắng nghe lập trường của Moskva.

Trong cuộc phỏng vấn đăng trên tờ Izvestia ngày 28/2, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định "không thể đảm bảo an ninh cho một quốc gia bằng cách đánh đổi an ninh của quốc gia khác".

Ông Peskov cho biết Nga sẽ không tham gia hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân New START với Mỹ tới khi nào Washington lắng nghe lập trường của Moskva. Ông cũng kêu gọi "phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, thay đổi thái độ với Nga".

Phát ngôn viên Điện Kremlin đưa ra bình luận sau khi Tổng thống Vladimir Putin ngày 21/2 thông báo Nga đình chỉ tham gia hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân New START với Mỹ. Đây là hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng giữa hai nước, sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) năm 2018.

   

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 Yars trong lễ duyệt binh tháng 5/2018 tại Quảng trường Đỏ, Moskva, Nga. Ảnh: Reuters.

Mallory Stewart, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Cục Kiểm soát, Xác minh và Tuân thủ Kiểm soát Vũ khí, ngày 27/2 cho biết nước này cần và sẽ tiếp tục gặp Nga để thảo luận về hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân "vì lợi ích của chúng tôi, lợi ích trong nước của họ và lợi ích an ninh toàn cầu".

Mỹ và Nga kí hiệp ước New START năm 2010, nối tiếp hiệp ước START hết hạn một năm trước đó và thay thế Hiệp ước Moskva ký năm 2003. Hiệp ước New START giới hạn số đầu đạn hạt nhân chiến lược mà họ có thể triển khai, cũng như tên lửa, oanh tạc cơ và tàu ngầm mang chúng.

New START ban đầu có hiệu lực năm 2011-2021 rồi được gia hạn thêm 5 năm, trong đó có điều kiện hai bên thanh sát tình trạng lẫn nhau để đảm bảo tuân thủ thỏa thuận. Nga tháng 8/2022 thông báo đình chỉ hoạt động vì Mỹ đưa ra các điều kiện tạo lợi thế đơn phương, cũng như "cản trở Nga kiểm tra các kho vũ khí trên lãnh thổ Mỹ".

Giới chuyên gia phương Tây đã cảnh báo kịch bản New START sụp đổ hoặc không thể gia hạn năm 2026 có thể tạo một cuộc chạy đua vũ trang mới, song song với chiến sự Ukraine. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Mỹ và Nga đang sở hữu 90% số đầu đạn hạt nhân trên toàn thế giới, đủ để hủy diệt hành tinh.

Theo VNEXPRESS

Mỹ thử nghiệm nguyên mẫu tên lửa siêu thanh trên oanh tạc cơ B-52H

Lực lượng Không quân Mỹ cho biết, đã thử nghiệm một nguyên mẫu tên lửa siêu thanh AGM-183A vào đầu tháng này.

Mỹ và Canada nâng cấp hệ thống phòng không chung

Canada và Mỹ đã đồng ý triển khai hai trạm theo dõi radar vượt đường chân trời mới như một phần của quá trình hiện đại hóa Bộ Chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ (NORAD).

Máy bay trinh sát Anh được phát hiện gần biên giới Crưm

Một máy bay trinh sát chiến lược RC-135W và hai máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon của Không quân Anh được phát hiện bay cách biên giới không phận Nga khoảng 120km gần với Crưm.

Trung Quốc nói 'cảnh báo' tàu Mỹ ở Biển Đông, Washington bác bỏ

Quân đội Trung Quốc tuyên bố đã phát cảnh báo với tàu khu trục Mỹ hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa, nhưng Hạm đội 7 bác thông tin.

Ukraine ám chỉ sắp phản công ở Bakhmut

Tư lệnh lục quân Ukraine cho rằng "lính đánh thuê" Nga Wagner gần Bakhmut đang dần suy yếu và Kiev sẽ sớm mở đợt phản công ở thành phố này.

Nga nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa bảo vệ thủ đô Moscow

Quân đội Nga sẽ hoàn thành chương trình hiện đại hóa các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tại thủ đô Moscow trong năm nay.

Anh nhận định Nga đạt bước tiến ở tỉnh Lugansk

Bộ Quốc phòng Anh nhận định lực lượng Nga tiến vài km ở tỉnh Lugansk và có thể tìm cách giành lại Kupyansk, thành phố thuộc tỉnh Kharkov mà Ukraine đang kiểm soát.

Mỹ cho UAV bay cách xa bán đảo Crimea

Các quan chức Mỹ nói nước này cho UAV trinh sát bay xa hơn về phía nam Biển Đen sau sự kiện tiêm kích Su-27 chạm mặt MQ-9 tuần trước.

Oanh tạc cơ Nga tuần tra vùng biển gần Nhật Bản

Biên đội oanh tạc cơ Tu-95MS Nga tuần tra ở Biển Nhật Bản, cùng ngày Thủ tướng Kishida thăm Ukraine.

Mỹ lập đơn vị đồn trú thường trực ở Ba Lan

Theo Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak, quyết định trên của Mỹ là một “thời khắc lịch sử”.

Đang cập nhật dữ liệu !