Nga đối phó với lá chắn tên lửa của Mỹ như thế nào?
Trong lịch sử, nhiệm vụ chủ yếu của các lực lượng hải quân Nga là bảo vệ bờ biển và hình thành chiến lược phòng thủ để chống lại một cuộc xâm lược quy mô trên đất liền do đó, hạm đội hải quân Nga không được tổ chức như một lực lượng tấn công.
Tuy nhiên, nhiệm vụ này đang thay đổi. Đây là một trong những phản ứng của Nga nhằm chống lại chiến lược bao vậy của Mỹ. Hiện Nga có 2 căn cứ hải quân ở bên ngoài lãnh thổ: một căn cứ ở bến cảng Sevastopol của Ukraine trên biển Đen và căn cứ khác ở bến cảng Tartus của Syria thuộc Địa Trung Hải. Hiện, điện Kremlin đang “nhắm” đến biển Caribe, Biển Đông và biển Đông Phi, coi đây là các địa điểm thích hợp để xây dựng các căn cứ mới.
Ngoài ra, Nga cũng đang phát triển cơ sở hạ tầng quân sự trên bờ biển Bắc Cực của nước này. Các căn cứ hải quân mới ở Bắc Cực sẽ được triển khai, với nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ lãnh thổ và các lợi ích năng lượng của Nga trước các nước NATO; thực thi chiến lược toàn cầu của Nga.
Nga nhận thấy Mỹ và NATO muốn bao vây lực lượng hải quân Nga ở biển Đen và Địa Trung Hải. Kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng hải quân ở Bắc Cực của Nga và dự định xây dựng các căn cứ hải quân ở các nước như Cuba, Việt Nam sẽ đảm bảo sự hiện diện toàn cầu của Hải quân Nga. Các căn cứ này sẽ mang lại cho Nga các cơ sở sửa chữa tàu lâu dài ở Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
Hơn nữa, cơ sở hạ tầng của hải quân Nga ở Viễn Đông có khả năng rất lớn trong việc giúp Nga tiến vào các vùng biển quốc tế. Cơ sở hạ tầng hải quân Nga ở biển Bantic nằm trong một môi trường hạn chế và có thể không cơ động như cơ sở hạ tầng của Nga ở biển Đen. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của Nga ở các nước như Cuba sẽ đảm bảo cho lực lượng hải quân Nga tự do hành động và không bị bao vây bởi Mỹ và các đồng minh của Mỹ.
Cũng như Trung Quốc hoặc Iran, Nga đang chú trọng nâng cao sức mạnh trên biển. Lực lượng hải quân Nga đang nâng cấp và phát triển hạm đội hải quân hạt nhân. Các phương tiện truyền thông qua coi phát triển này như một thách thức mới để nâng cao sức mạnh của hải quân Nga. Mục tiêu của Mátxcova là mang lại ưu thế hạt nhân cho hạm đội hải quân nhờ khả năng tấn công hạt nhân trên biển. Đây là một phản ứng trực tiếp nhằm đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu và chiến lược bao vây Nga của Mỹ.
Tàu ngầm lớp Borey của Hải quân Nga |
Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, lực lượng hải quân Nga sẽ được bổ sung hơn 50 tàu chiến và 20 tàu ngầm mới, trong đó khoảng 40% các tàu ngầm mới của Nga có khả năng phát động các cuộc tấn công hạt nhân mạnh mẽ. Lực lượng hải quân Nga bắt đầu thực hiện tiến trình này ngay khi chính quyền Bush áp dụng các biện pháp để thiết lập hệ thống phòng thử tên lửa của Mỹ ở Châu Âu.
Nhưng năm gần đây, Nga bắt đầu tiết lộ các biện pháp trả đũa hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, Chẳng hạn năm 2011, Hải quân Nga tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm tàu ngầm lớp Borey ở Bạch Hải. Cũng trong năm này, sau khi bí mật thử thành công một tên lửa mới bằng tàu ngầm ở biển Baren, Nga chính thức loan báo đã phát triển loại tên lửa hạt nhân đạn đạo Liner đặt bệ phóng trên tàu ngầm và tên lửa này có thể phá hủy hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Việc nâng cấp hạt nhân mà Nga đang thực hiện trong lực lượng hải quân là quan trọng hơn nhiều so với bất cứ căn cứ nào của Nga ở Cuba hay nơi khác trong tương lai. Sức mạnh hạt nhân của lực lượng hải quân Nga thực sự cho phép nước này bố trí các trận địa cơ động đa năng xung quanh Mỹ. Đây cũng là lý do khiến Nga phát triển cơ sở hạ tầng hải quân ở nước Ngoài.
Nga loan báo đã phát triển thành công loại tên lửa hạt nhân đạn đạo Liner đặt bệ phóng trên tàu ngầm và tên lửa này có thể phá hủy hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. |
Nga sẽ triển khai các lực lượng tiến công hạt nhân đặt căn cứ trên biển xung quanh hoặc bên sườn của Mỹ. Chiến lược hải quân thông minh của Nga sẽ đáp trả hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ trong mọi tình huống. Trong tiến trình này, Nga sẽ áp dụng chính sách tiến công hạt nhân phủ đầu mạnh mẽ sau Chiến tranh lạnh của Mỹ và NATO.
Tư lệnh các lực lượng tên lửa chiến lược của Liên bang Nga, Đại tướng Karakayev, cho biết các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của nước này sẽ trở thành “vật vô hình” trong nay mai. Rõ ràng, thế giới ngày càng bị quân sự hóa. Các chính sách và hoạt động của Mỹ đang buộc các nước xác định và đánh giá các học thuyết và chiến lược quân sự của họ. Và Nga là một trong số các nước đó.