Nên học báo chí ở HV Báo chí & Tuyên truyền hay ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn?

Đây là 2 ngôi trường có chất lượng đào tạo Báo chí hàng đầu cả nước nên cũng khá 'cân não' thí sinh khi lựa chọn.

"Báo chí - truyền thông" là một trong những ngành học hot nhất vài năm trở lại đây. Năm 2020, ngành Báo chí của Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội lấy đến 28.5 điểm. Trong khi đó, các chuyên ngành Báo chí của Học viện Báo chí & Tuyên truyền cũng lấy từ 22 đến 34.25 điểm (thang điểm 40).

Tại Hà Nội, Học viện Báo chí & Tuyên truyền và ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn được xem là 2 trường top đầu trong việc đào tào lĩnh vực Báo chí. Điều này cũng khiến nhiều sĩ tử băn khoăn không biết nên chọn lựa ngôi trường nào thì phù hợp hơn.

Dưới đây, chúng tôi so sánh một số tiêu chí như danh tiếng, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, mức học phí để sĩ tử có cái nhìn tổng quát hơn.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC)

- Địa chỉ: 36 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy

Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC), được thành lập năm 1962. Đây là trường Đảng, trường đại học trọng điểm quốc gia, trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và cũng là trường đầu ngành về giảng dạy lý luận chính trị và báo chí, truyền thông ở Việt Nam.

Nên học Báo chí ở Học viện Báo chí & Tuyên truyền hay ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn: Đây là bảng so sánh giúp bạn chọn đúng - Ảnh 1.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Hiện tại trường đang đào tạo 40 ngành/chuyên ngành, trong đó các chuyên ngành liên quan đến báo chí bao gồm: Báo in, Báo phát thanh, Báo truyền hình, Báo mạng điện tử, Báo truyền hình chất lượng cao, Báo mạng điện tử chất lượng cao, Ảnh báo chí, Quay phim truyền hình.

Ngoài ra, trường còn mở thêm các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, nghiệp vụ Sư phạm,...

> Về cơ sở vật chất:

Nên học Báo chí ở Học viện Báo chí & Tuyên truyền hay ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn: Đây là bảng so sánh giúp bạn chọn đúng - Ảnh 2.

Ngoài ra AJC có wifi phủ sóng toàn khuôn viên trường và các phòng học. Trường cũng có 5 căn tin để phục vụ nhu cầu ăn uống của sinh viên.

> Đội ngũ giảng viên:

Vì là trường chuyên về đào tạo Báo chí – Truyền thông nên đội ngũ giảng viên của AJC có chuyên môn cực vững. Hiện đội ngũ cán bộ, giảng viên của Học viện có hơn 390 người. Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy chiếm 70%, trong đó có 23 GS, PGS; 77 Tiến sĩ; 164 Thạc sĩ.

> Đại học liên kết:

Học viện đã và đang hợp tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học với nhiều trường ĐH có uy tín trên thế giới như ĐH Công nghệ Sydney (UTS), ĐH Monash, ĐH Latrobe của Australia,…

> Học phí:

Học phí sinh viên các lớp đại học chính quy khóa 40 (2020-2024), độc giả tham khảo:

Nên học Báo chí ở Học viện Báo chí & Tuyên truyền hay ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn: Đây là bảng so sánh giúp bạn chọn đúng - Ảnh 3.

Học phí các ngành đào tạo chất lượng cao khóa học 2021 - 2025 được công bố trên website chính thức của nhà trường:

Nên học Báo chí ở Học viện Báo chí & Tuyên truyền hay ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn: Đây là bảng so sánh giúp bạn chọn đúng - Ảnh 4.

So với nhiều trường đại học top đầu khác, Học viện Báo chí và Tuyên truyền được đánh giá là có mức học phí "mềm" hơn. Ngoài ra học bổng được trao 2 lần/năm.

> Hoạt động ngoại khóa: Trường Báo có rất nhiều CLB như Văn nghệ xung xích, Sinh viên xung kích, Sóng trẻ, CLB ghi ta, CLB sáo trúc, CLB võ thuật,... Các CLB đều hoạt động cực kỳ sôi nổi và thường xuyên tổ chức các hoạt động, sự kiện. Cũng vì vậy mà sinh viên đặt cho trường Báo biệt danh "Học viện Biểu diễn và Tổ chức sự kiện".

> Vị trí địa lý: Học viện Báo chí và Tuyên truyền là "hàng xóm" của Đại học Ngoại ngữ Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội. Xa hơn chút nữa là trường Đại học Giao thông Vận tải. Xung quanh trường có nhiều điểm xe bus, thuận tiện cho sinh viên di chuyển. Ngoài ra, trường còn gần khu chợ sinh viên nổi tiếng nhất nhì Hà Nội là chợ Nhà Xanh. Ngoài ra, cách trường không xa là "thiên đường ăn vặt Nghĩa Tân",...

Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (VNU-USSH)

- Địa chỉ: 336 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân

VNU-USSH là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa Báo chí (Trường Đại học Tổng hợp, thành lập năm 1990) - nay là Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) - là một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu báo chí/truyền thông lớn nhất ở Việt Nam. Đây là đơn vị đầu tiên đào tạo/nghiên cứu báo chí tại một trường đại học không nằm trong hệ thống trường Đảng.

Nên học Báo chí ở Học viện Báo chí & Tuyên truyền hay ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn: Đây là bảng so sánh giúp bạn chọn đúng - Ảnh 5.

> Về cơ sở vật chất:

- Hệ thống phòng học thông minh, giảng đường, phòng tự học của sinh viên.

- Trung tâm Đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin với hơn 300 máy tính đồng bộ, 4 máy chủ, cài đặt hệ thống phần mềm giảng dạy trực tuyến Learning Management System, phần mềm chuyên dụng cho các hoạt động của Nhà trường (phần mềm về đào tạo như đăng ký môn học, phần mềm quản lý các học phần, phần mềm thu học phí, phần mềm quản lý công tác sinh viên…).

- Bên cạnh đó, mạng internet được lắp đặt, với tốc độ đường truyền là 80Mb, mạng wifi đã được phủ sóng toàn trường giúp SV có thể truy cập internet được dễ dàng.

> Đội ngũ giảng viên: Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông của trường có đội ngũ hơn 50 giảng viên kiêm nhiệm, mời giảng là những chuyên gia hàng đầu về báo chí và quản lý báo chí ở Việt Nam hiện nay.

> Học phí:

Độc giả tham khảo mức học phí ngành Báo chí năm 2020:

Nên học Báo chí ở Học viện Báo chí & Tuyên truyền hay ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn: Đây là bảng so sánh giúp bạn chọn đúng - Ảnh 6.

> Hoạt động ngoại khóa: Giống như trường Báo chí, trường Nhân văn cũng có rất nhiều câu lạc bộ hoạt động sôi nổi. Một số câu lạc bộ nổi bật có thể kể đến như: CLB Ngọn lửa tuổi 20 (Đoàn TN), Đội SVTN Xung kích (Hội SV), Đội Sinh viên làm CTXH (Hội SV), CLB Hoa đá (Hội SV), Đội thanh niên vận động hiến máu Nhân văn (Hội SV), CLB Nhân văn bình đẳng giới (Hội SV),...

> Vị trí địa lý: Nằm ở vị trí trung tâm ở phía Nam Hà Nội, sinh viên trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn có nhiều địa điểm vui chơi. Trong đó nổi bật là Trung tâm Thương mại Royal City, Siêu thị Big C Thăng Long... hay địa điểm ngắm cảnh như: hồ Văn Quán, chợ sinh viên Phùng Khoang.

>> Nhìn chung cả hai trường đều là "ông lớn" trong khối ngành Báo chí và có chất lượng đào tạo không hề thua kém nhau. Quan trọng nhất, ngoài học ở trường lớp thì sinh viên còn phải tích cực học tập, trau dồi thêm các kiến thức ở ngoài xã hội, các kỹ năng mềm,... Cái căn bản, cái nền móng, sự chăm chỉ, không ngại làm từ những việc nhỏ nhất mới khiến con người có thể trở nên thành công thực sự và bền vững.

Điểm chuẩn ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội năm 2021 có tăng?

Điểm chuẩn ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội năm 2021 có tăng?

Nhiều chuyên gia dự báo điểm chuẩn đại học năm nay sẽ tăng nhất là với các khối ngành có sử dụng kết quả môn tiếng Anh vì số lượng điểm 10 của môn thi này tăng 19 lần so với năm ngoái. 

Theo nhipsongviet.toquoc.vn

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Đang cập nhật dữ liệu !