Nâng cao nhận thức về quyền người điếc và vai trò của ngôn ngữ ký hiệu
Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, trong đó có hơn 1 triệu người điếc và khiếm thính. Tuy vậy, người khuyết tật nói chung và người điếc nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hòa nhập xã hội và tiếp cận ở nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, việc làm, ngôn ngữ ký hiệu vẫn chưa được công nhận và sử dụng rộng rãi.
Ngày 18/10/2015, Chi hội người điếc Hà Nội Lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập nhằm đánh giá quá trình hoạt động và lớn mạnh không ngừng từ những ngày đầu thành lập. Đây cũng là dịp để các câu lạc bộ người điếc kết nối, giao lưu học hỏi, tiến tới mục tiêu thành lập Hội người điếc Việt Nam. Đồng thời cũng là một cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ phong trào và tiếng nói của cộng đồng người điếc. Qua đó truyền thông đến cộng đồng về quyền và những giá trị của người điếc, trong đó có quyền sử dụng ngôn ngữ ký hiệu.
Anh Nguyễn Tuấn Linh, chủ tịch chi hội người Điếc HN |
Chương trình có sự tham gia cùa các lãnh đạo tới từ Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội và hơn 1000 lãnh đạo và thành viên các câu lạc bộ điếc trên khắp cả nước, với sự hỗ trợ bởi Dự án Giáo dục trẻ điếc trước tuổi đến trường (IDEO) và Hội người Khuyết tật thành phố Hà Nội.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Tuấn Linh, chủ tịch chi hội người điếc Hà Nội chia sẻ: “Qua sự kiện này, chúng tôi hy vọng cộng đồng xã hội hãy quan tâm sâu sắc, tôn trọng văn hóa người điếc và công nhận ngôn ngữ ký hiệu như ngôn ngữ thứ nhất của chúng tôi. Từ đó giúp người điếc hòa nhập cộng đồng và tiếp cận các dịch vụ đa dạng, phong phú như giáo dục, việc làm, cũng như các quyền khác của người khuyết tật”
Ông Vương Công Nghiệp, phó chủ tịch hội NKT Hà Nội, bà Vương Hồng Tâm, phó GD Trung tâm Giáo dục đặc biệt, viện KH&GD Việt Nam |
Thành lập từ ngày 29/10/2009, chi hội người điếc Hà Nội (HAD), trực thuộc Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội, là một tổ chức độc lập và tự chủ đại diện cho cộng đồng người điếc trên địa bàn thành phố. Các hoạt động của Chi hội hướng đến những lợi ích thiết thực bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong mọi lĩnh vực, đại diện cho tiếng nói của người điếc cũng như xây dựng mạng lưới hợp tác lâu dài, bền vững giữa các câu lạc bộ người điếc ở Việt Nam và với các tổ chức, cá nhân làm việc vì quyền của người khuyết tật.
Một số hình ảnh từ của người Điếc từ 22 câu lạc bộ trên khắp cả nước đã tới tham gia lễ kỷ niệm tại Hà Nội |
Việt Nam ban hành Luật người khuyết tật năm 2010 và cũng đã ký Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật trong đó ghi rõ: Người khuyết tật có quyền được công nhận và ủng hộ bản sắc ngôn ngữ và văn hóa riêng biệt của họ. Ngôn ngữ ký hiệu là đặc trưng của văn hóa người điếc, có ý nghĩa quan trọng đối với người điếc và sẽ hỗ trợ cho họ có cuộc sống tươi đẹp hơn.
Tuyên truyền Đề án phát triển nghề Công tác xã hội (Đề án 32)