Nằm viện điều trị xuất huyết dạ dày, người phụ nữ bất ngờ bị đột quỵ

Nhập viện do loét dạ dày  chảy máu tiêu hoá. Sau 3 ngày điều trị ổn định, bất ngờ bệnh nhân méo miệng, nói khó, liệt nửa mặt.. Bác sĩ khuyến cáo những dấu hiệu sau tuyệt đối không bỏ qua.

Đó là trường hợp người bệnh Nguyễn Thị T, ngày 17//12, bệnh nhân vào Bệnh viện Đức Giang điều trị vì chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày.  Bà T. đã được nội soi can thiệp cầm máu, dùng thuốc giảm acid dịch vị, truyền máu. Tình trạng người bệnh nhanh chóng ổn định sau 3 ngày điều trị. 

Tuy nhiên sáng ngày 20/12, người nhà đột nhiên phát hiện người bệnh có tình trạng méo miệng, nói khó, liệt thần kinh mặt và yếu nửa người trái. Huyết áp người bệnh đo được tăng rất cao (200/120 mmHg).

Bệnh nhân ngay lập tức được các bác sĩ đánh giá và chụp phim cắt lớp sọ não, chẩn đoán nhanh chóng được đưa ra là xuất huyết cầu não. Bà T. ngay lập tức được chuyển đến đơn nguyên điều trị đột quỵ để tiến hành các can thiệp cần thiết. 

Hình ảnh chụp phim não của bệnh nhân T. 

Thông tin với phóng viên Infonet, BS Đinh Thế Tiến, Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết, bệnh nhân T chỉ là một trong số những trường hợp đột quỵ não xuất hiện rất bất ngờ, và cần được nhanh chóng phát hiện và xử trí. 

Đáng lưu ý, những trường hợp tai biến mạch máu não thường xảy ra và mùa lạnh, và là nguyên nhân thường xuyên gây ra tử vong hoặc tàn tật ở người cao tuổi. Đối với đột quỵ não, cần nhớ một nguyên tắc “thời gian là tế bào não”. Nắm vững các dấu hiệu của đột quỵ não là điều rất quan trọng.

“Nên nhớ, 60-70% ca đột quỵ xảy ra vào nửa đêm và sáng sớm”, BS Tiến đặc biệt nhấn mạnh.

Theo nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước đã khẳng định, đột quỵ có mối liên quan mật thiết với thời tiết. Các nghiên cứu tại Pháp cho thấy đỉnh cao của đột quỵ tại nước này rơi vào các tháng Hai và tháng Tư – thời điểm trời lạnh nhất trong năm.

Ở Việt Nam, bệnh nhân đột quỵ tăng từ 15% đến 20% vào mùa đông. Cụ thể, ở Miền Bắc thường gặp các ca nhồi máu não vào tháng 11, 12, 1; khoảng 60-70% các bệnh nhân đột quỵ xảy ra vào nửa đêm và buổi sáng sớm, thời điểm nhiệt độ thường lạnh hơn buổi trưa, chiều. Thêm nữa, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ não có tăng huyết áp vào mùa lạnh cao hơn mùa nóng, chiếm khoảng 85% .

BS Đinh Thế Tiến thăm khám cho bệnh nhân 

Theo BS Tiến, cơ chế đột quỵ não hay xảy ra vào mùa lạnh: khi nhiệt độ giảm xuống, cơ thể con người có phản xạ tăng tiết catecholamine nhằm co các mạch máu ngoại vi để giữ nhiệt làm ấm cơ thể. Khi co mạch sẽ làm tăng trương lực mạch máu dẫn đến huyết áp tăng cao. Điều này khiến cho người bệnh dễ bị chảy máu trong não, đặc biệt ở các bệnh nhân có kèm theo xơ vữa động mạch.

Thêm vào đó, hiện tượng co mạch giúp giữ cơ thể không mất nước cũng làm tăng độ nhớt máu. Nhiệt độ giảm cũng làm cơ thể tăng sản xuất hồng cầu và tiểu cầu dẫn đến máu vón cục tạo thành cục máu đông. Từ đó, tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, dễ dẫn đến nhồi máu não.

Dấu hiệu của bệnh đột quỵ, cần cảnh giác: 

– Dấu hiệu ở mặt: Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.

– Dấu hiệu ở tay: Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác. Ngoài ra thì người bệnh cũng cảm thấy đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được.

– Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.

– Dấu hiệu qua nhận thức: Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.

– Dấu hiệu ở thần kinh: Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.

Thời gian vàng trong đột quỵ não là 3 đến 4,5 giờ kể từ khi khởi phát dấu hiệu đột quỵ. Nếu phát hiện người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Chủ động đề phòng đột quỵ mùa lạnh người bệnh nên lưu ý: 

Để phòng ngừa đột quỵ, cần kiểm soát tốt các bệnh lý mãn tính như huyết áp (duy trì huyết áp dưới 140mmHg), đường huyết, các bệnh lý tim mạch; sử dụng thuốc theo đơn; có chế độ ăn lành mạnh; tránh căng thẳng, stress trong cuộc sống

-       Cần giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với không khí lạnh đột ngột, hạn chế ra ngoài trời đặc biệt khi trời giá rét. Sử dụng máy sưởi hoặc điều hòa không khí đặc biệt với người lớn tuổi.

-       Hạn chế sử dụng rượu, bia, các chất kích thích.

N. Huyền 

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Đang cập nhật dữ liệu !