Trời lạnh, 3 thanh thiếu niên buộc phải cắt bỏ 'hạt ngọc'

Thông tin từ Khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, chỉ trong vòng một tuần sau khi trời trở rét, khoa đã tiếp nhân 3 bệnh nhân còn rất trẻ, tuổi từ 13 - 18 tuổi đến khám vì đau tinh hoàn.

Cả 3 bệnh nhân được các bác sỹ chẩn đoán là xoắn tinh hoàn. Tuy nhiên, các bác sĩ đã rất tiếc nuối khi cả 3 trường hợp đều tới rất muộn, dẫn tới tinh hoàn bị hoại tử nên bác sỹ đã phải cắt bỏ.

Xoắn tinh hoàn (còn gọi là xoắn thừng tinh) là hiện tượng tinh hoàn bị xoắn quanh trục của nó, làm cản trở và tắc nghẽn mạch máu nuôi tinh hoàn dẫn đến thiếu máu và hoại tử tinh hoàn.

Ảnh minh hoạ 

Nhưng vì sao thời tiết lạnh lại dễ bị xoắn tinh hoàn? Các bác sĩ Khoa Nam học và Y học giới tính cho biết, các báo cáo của một số tác giả cho thấy, nguy cơ đau và xoắn tinh hoàn tăng cao khi nhiệt độ và độ ẩm không khí giảm thấp.

Lý giải cho kết quả này, các nhà khoa học cho rằng trong điều kiện thời tiết lạnh, hanh khô sẽ làm tăng hoạt động co thắt của cơ bìu (Cremasteric), dẫn tới tăng nguy cơ tinh hoàn chuyển động xoắn quanh trục.

BS Hà Đức Quang, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, xoắn tinh hoàn được chia làm 2 nhóm chính: xoắn ngoài tinh mạc và xoắn trong tinh mạc. Đối với xoắn ngoài tinh mạc, dạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân do dây chằng bìu cố định không hoàn toàn vào vách bìu, làm tinh hoàn xoay tự do ở trong bìu. Với trường hợp bị xoắn trong tinh mạc, thường gặp ở thanh thiếu niên (10-20 tuổi).

“Nguyên nhân là do tinh mạc bám cao vào thừng tinh gây nên tình trạng quả lắc chuông, cho phép tinh hoàn xoay quanh thừng tinh. Đáng lưu ý, tình trạng này gặp ở cả hai bên bìu nên nguy cơ tinh hoàn bên kia sẽ bị xoắn là rất cao”, BS Hà Đức Quang cảnh báo.

Mặc dù đây là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trên thực tế, có tới 50% xảy ra ở độ tuổi 16 – 21 với triệu chứng xuất hiện cơn đau đột ngột, dữ dội ở tinh hoàn, kèm theo đau bìu, sưng bìu, đỏ vùng da bìu tương ứng, đau vùng bụng dưới và nôn.

Tuy nhiên, xoắn tinh hoàn ở lứa tuổi thanh niên có thể chỉ gây đau nhưng không nhiều khiến nhiều nam giới trẻ chủ quan, bỏ qua các dấu hiệu và thường đến viện quá trễ. Hệ quả của việc điều trị xoắn tinh hoàn muộn sẽ rất nặng nề.

Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu nam khoa thường gặp ở nam giới trẻ, đặc biệt ở độ tuổi 16 – 21. Do đó, để tránh những hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra, BS Hà Đức Quang nhấn mạnh, nam giới ngay khi thấy có dấu hiệu bìu, tinh hoàn, sưng đỏ,… cần khẩn trương đến viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

  Theo đó các bác sĩ nam học chỉ ra các dấu hiệu nhận biết xoắn tinh hoàn gồm:

 - Đau bìu khởi phát đột ngột, dữ dội, đau có thể lan lên vùng bẹn, chậu, hông, bụng.

 - Bìu sưng nề, da bìu đỏ thẫm hoặc bầm tím

 - Tinh hoàn treo cao hơn bên đối diện

 - Tinh hoàn xoay trục, nằm ngang

  - Nôn hoặc buồn nôn

BS Hà Đức Quang cũng nhấn mạnh, tinh hoàn có khả năng phục hồi 83% khi xử lý sớm trước 6-8 giờ, 70% trước 10 giờ và sau 10 giờ còn 10%.

Theo Parker, Delvillar có 71 – 80% trường hợp xoắn tinh hoàn bị mất tinh hoàn vì phải cắt bỏ hoặc sau khi phẫu thuật bảo tồn tinh hoàn vẫn teo.

Do đó, thời gian vàng điều trị xoắn tinh hoàn chỉ gồm 6 giờ đầu tiên tính từ lúc có biểu hiện đau.

Nếu can thiệp trước 6 giờ, 100% bệnh nhân được cứu tinh hoàn, từ 6-12 giờ thì khả năng cứu được tinh hoàn chỉ còn 50% và trong khoảng 12-24 giờ thì chỉ còn 20%, trên 24 giờ thường sẽ không cứu được tinh hoàn.

Vì vậy, bệnh nhân khi có các dấu hiệu xoắn tinh hoàn, cần nhanh chóng đến cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

N. Huyền 

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Bác sĩ chia sẻ sự thật về chuyện 'tăng kích cỡ' ở đàn ông

Theo bác sĩ nam khoa, hiện chưa có biện pháp làm tăng kích thước dương vật chính thống hay được công nhận bởi các hiệp hội y học.

Người đàn ông có chiếc lưỡi kỳ dị sau khi dùng thuốc kháng sinh

Lưỡi của nam bệnh nhân người Mỹ chuyển sang màu xanh và mọc lông sau khi ông uống thuốc kháng sinh.

Hỏng gan, suy thận vì thói quen nhiều người Việt đang mắc phải

Bị đau cột sống thắt lưng, nam bệnh nhân đã đi mua thuốc nam về uống. Kết quả, gan hỏng nặng, suy thận, ông phải đối mặt với nguy cơ lọc máu.

Ăn châu chấu rang, người đàn ông nhập viện khẩn

Sau 30 phút ăn châu chấu rang, nam thanh niên xuất hiện tình trạng khó thở, tức ngực nên được người nhà đưa vào Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn cấp cứu.

Bé trai mắc bệnh hiếm, lần đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam

Theo Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, đây là trẻ bị phình động mạch chủ bụng đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam trong 20 năm qua. Trên thế giới, thống kê chỉ có khoảng 30 trẻ mắc phải.

Lớp mỡ trên gan vàng óng vì béo phì, chàng trai 18 tuổi 'cầu cứu' bác sĩ

Dù còn trẻ nhưng khi phẫu thuật mở ổ bụng, bác sĩ cũng giật mình vì lớp mỡ trên gan của bệnh nhân vàng óng.

Vợ hạnh phúc khi có thể hiến thận cho chồng

Khi biết chồng bị suy thận mạn tính, chị L. đã không ngần ngại muốn trao tặng cho anh một phần cơ thể của mình để cả hai cùng khỏe mạnh.

Bật báo động đỏ cứu nam thanh niên ‘chết lâm sàng’

Nam thanh niên đang theo dõi khối phình mạch tại bệnh viện đột ngột ngừng tuần hoàn, mất hoàn toàn ý thức, "chết lâm sàng".

Người đàn ông đi cấp cứu vì vết loét da gần vùng nhạy cảm

Người đàn ông 52 tuổi nhập viện vì sốt dài ngày không rõ nguyên nhân, khó thở, mệt nhiều, đau đầu, huyết áp tụt, đau ngực, chẩn đoán mắc loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm.

Đang cập nhật dữ liệu !