Năm khó khăn đang chờ các nước láng giềng phía đông Warsaw?
Nhà báo Ba Lan Michal Pototsky nhận định, không chỉ những thách thức liên quan đến phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 mà còn cả những cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ đang chờ đợi Nga và các nước láng giềng vào năm tới.
Trong báo cáo đăng trên tờ Gazeta Prawna của Ba Lan, ông Pototsky đã thảo luận về những thách thức đối với nhiều nhà lãnh đạo chính trị và toàn bộ quốc gia trong năm mới.
“Hầu hết các quốc gia bên ngoài biên giới phía đông của chúng ta đều đang rơi vào khủng hoảng chính trị hoặc có nguy cơ bị cuốn vào cuộc khủng hoảng đó. Năm mới chắc chắn sẽ khó khăn đối với họ”, ông Pototsky viết.
Năm khó khăn đang chờ các nước láng giềng phía đông Warsaw? (Ảnh: Reuters) |
Nhà báo Ba Lan nhấn mạnh rằng các nước phương Đông sẽ có một năm quan trọng không chỉ do những thách thức toàn cầu mà còn trong đường lối thoát khỏi suy thoái kinh tế trong đại dịch.
Đối với Nga, năm nay sẽ là một năm bầu cử, các cuộc bầu cử quốc hội sẽ được tổ chức ở đó vào tháng 9.
“Chỉ có những ký ức về các cuộc thăm dò đã làm tăng xếp hạng và mức độ phổ biến của đảng Nước Nga Thống nhất cũng như cá nhân Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi sáp nhập Crimea. Do đó, vụ việc có thể bị thao túng trên quy mô lớn hoặc thậm chí thay đổi luật bầu cử”, nhà báo Ba Lan cho biết.
Ngoài ra, ông Pototsky cũng gây chú ý với thực tế rằng Điện Kremlin sẽ buộc phải bảo vệ quan điểm của mình trong chính sách đối ngoại. Trong những tháng đầu tiên của nhiệm kỳ ông Biden cầm quyền, Moscow có thể đề xuất với đảng Dân chủ để khởi động lại quan hệ. Hơn nữa, Moscow có thể đưa ra một đề xuất nào đó đối với Donbass, lợi dụng mong muốn của Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky nhằm đạt được kết quả cụ thể trên con đường tiến tới hòa bình, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có tiến triển nào theo hướng này.
Đồng thời, trong báo cáo của nhà báo Ba Lan lưu ý rằng năm nay sẽ mang tính quyết định đối với chính Tổng thống Ukraine.
“Sự sụt giảm xếp hạng, quản lý yếu kém, bê bối tham nhũng và sự bất lực trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 đã giáng một đòn mạnh vào uy tín của nhà lãnh đạo Ukraine. Ông Pototsky giải thích, nếu vào năm 2021, tổng thống Ukraine không vượt qua được những xu hướng bất lợi và đạt được một số thành công, ví dụ như trong vấn đề Donbass thì triển vọng tái đắc cử vào năm 2024 sẽ trở nên rất đáng ngờ.
Trong khi đó, Belarus đang bước vào năm mới với một cuộc xung đột chính trị chưa được giải quyết. Tổng thống Alexander Lukashenko hứa sẽ tiến hành một cuộc cải cách hiến pháp, nhưng vẫn chưa rõ điều gì cuối cùng sẽ xảy ra. Nhà báo Ba Lan cho rằng, khi bước sang năm 2021, nhà lãnh đạo Belarus ngày càng ít ý thức hơn về những lời hứa của chính mình là sẽ từ chức tổng thống sau khi sửa đổi hiến pháp được thực hiện, trong khi nền kinh tế của đất nước đang có xu hướng sụp đổ. Do đó, Belarus sẽ phải nhượng bộ vì sự trợ giúp của Moscow.
Cũng theo ông Pototsky, vào năm 2021, Điện Kremlin có thể sẽ nhắc lại kế hoạch hội nhập do Thủ tướng Nga khi đó là Dmitry Medvedev đề xuất một năm trước.“Ở Nga, áp lực trong chính sách đối ngoại sẽ ngày càng lớn để đạt được thành công trước bầu cử”, Nhà báo Ba Lan viết.
Theo Nhà báo Ba Lan Moldova, nước được lãnh đạo bởi Tổng thống Maia Sandu thân phương Tây, chắc chắn sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chính trị, bởi vì nước này không thể trông chờ vào một quốc hội mâu thuẫn.
Những biến động chính trị nội bộ đang chờ đợi Gruzia, nơi phe đối lập từ bỏ nhiệm vụ sau cuộc bầu cử quốc hội gần đây và Armenia, nơi thủ tướng sẽ phải giải trình về thất bại trong cuộc chiến với Azerbaijan. Bất chấp chiến thắng, Baku sẽ cần tìm cách để khôi phục Nagorno-Karabakh và xây dựng một tuyến đường sắt. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mở rộng ảnh hưởng hơn nữa tại Azerbaijan.
Trước đó, vào tháng 6/2020, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Grushko tuyên bố Ba Lan nền hiểu rõ cái giá của việc nắm giữ vị thế là “quốc gia tuyến đầu”, trong đó có vấn đề an ninh. Tuyên bố này được đưa ra khi thông tin Mỹ đang lên kế hoạch tái bố trí các lực lượng từ Đức sang Ba Lan.
“Nếu Warsaw có ý định muốn đặt nước này vào vị trí một quốc gia tuyến đầu, bằng cách thành nơi đồn đóng thường trực của các lực lượng nước ngoài, Ba Lan có lẽ nên hiểu rõ tất cả những cái giá liên quan, trong đó có sự lo ngại cho chính an ninh của nước này”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga nói.
Nga có động thái mới 'hâm nóng' quan hệ với Đức
Kể từ đầu năm 2021, thị thực điện tử sẽ được áp dụng để nhập cảnh vào Nga từ 52 quốc gia, trong đó có Đức. Đây là bước đi giúp 'hâm nóng' quan hệ Nga - Đức.
Thanh Bình (lược dịch)