Nam Du – Đảo ngọc cần đánh thức

Đảo Lý Sơn, đảo Bình Ba và đảo Nam Du là 3 cái tên được dân du lịch bụi muốn chinh phục nhất trong các chuyến đi biển của mình trong những năm gần đây.

Nếu đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã trở nên quen thuộc và có phần bị “chê” do môi trường trên đảo đang bị tác động ghê gớm bởi tác động của con người; đảo Bình Ba (Cam Ranh, Khánh Hòa) bị hạn chế phát triển du lịch do nằm trong Vịnh Cam Ranh – quân cảng quan trọng bậc nhất của Việt Nam thì đảo Nam Du - thiên đường du lịch biển đang trở thành cái rất “hot” đối với các bạn trẻ hiện nay.

Theo chị Nguyễn Thúy Hà, Công ty du lịch Hương Sen (Kiên Giang): Hiện Nam Du còn chưa có tên trong các tour du lịch biển đảo của các hãng lữ hành lớn mà phần đông được du khách tự đi theo kiểu du lịch bụi. Tuy nhiên, số lượng du khách ra với đảo Nam Du hiện nay đang tăng lên nhanh chóng, trong đó đa phần là các bạn trẻ. Thực tế, cảnh đẹp, bãi tắm như trong mơ, đồ ăn hải sản cực rẻ và đặc biệt là con người nơi đây vô cùng thân thiện chính là những điểm cộng cho bất cứ ai muốn khám phá Nam Du.

Nam Du – Đảo ngọc cần đánh thức - ảnh 1

Tàu du lịch tại Rạch Giá đưa du khách ra Nam Du...

Xét về mặt địa lý, Nam Du là quần đảo xa nhất của huyện Kiên Hải (nằm dưới sự quản lý của 2 xã An Sơn và xã Nam Du), tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch Giá 83 km đường biển. Nếu Kiên Hải là 1 trong 12 huyện đảo của cả nước thì Nam Du là 1 trong 4 xã đảo của huyện Kiên Hải. Với bốn xã An Sơn, Lại Sơn, Nam Du và Hòn Tre; trong đó Hòn Tre là huyện lỵ của Kiên Hải. Riêng xã Nam Du với 21 (có số liệu nói 23-PV) hòn đảo lớn nhỏ, được sắp đặt bắt mắt tựa thế ngũ long chầu nguyệt, án ngữ vùng biển tiền tiêu phía Tây Nam của Tổ quốc. Toàn huyện Kiên Hải rộng khoảng 30km2, với dân số khoảng 25.000 người; trong đó Nam Du có dân số khoảng 4.000 người.

Trên bản đồ thời Pháp, quần đảo Nam Du có tên là Poulo Dama, trong khi người dân địa phương quen gọi là Củ Tron – tên đảo lớn nhất trong nhóm đảo tại đây. Xét theo tiêu chí lịch sử, Nam Du ít được mọi người biết đến và tôn giáo trên đảo chủ yếu là đạo Cao Đài. Sự kiện Nam Du được nhắc tới chỉ ít ỏi là khoảng năm 1777, khi Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long – người sáng lập ra truyền Nguyễn-PV) dừng chân trên đường tránh quân Tây sơn truy đuổi. Kể từ đây, các địa danh như Củ Tron, Bãi Giếng, Bãi Ngự… mới được đặt tên và được mọi người biết đến. Mãi đến năm 1962, quần đảo Nam Du mới chính thức có tên gọi là ấp Củ Tron, thuộc xã Lại Sơn, quận Kiên An, tỉnh Kiên Giang do chính quyền Việt Nam cộng hòa xác lập. Từ năm 1983, Nam Du lại thuộc xã An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.

Theo Thượng úy Lê Thành Trung, Đồn Biên phòng Nam Du: Người dân Nam Du nói riêng, Kiên Hải nói chung chủ yếu sinh sống bằng nghề biển. Nếu đi từ TP Rạch Giá ra Nam Du, bạn mất khoảng 2h30” khi đi qua Hòn Tre (trung tâm hành chính của Kiên Hải, cách đất liên 30km), Hòn Sơn (xã Lại Sơn) để đến Nam Du. Nếu trước đây để ra Nam Du bạn phải đi bằng tàu hỗ mất tới 6h đồng hồ, thì nay thời gian đã rút xuống còn 1/3 với 2 hãng tàu cao tốc Superdong và Ngọc Thành luân phiên chuyên chở (hàng ngày có từ 5-6 chuyến ra về). Hạ tầng trên đảo Nam Du gần như chưa có gì (mới có khoảng 20 nhà nghỉ đã và đang chuẩn bị đưa vào khai thác, phần lớn do người dân tự phát xây dựng); đường giao thông ngoài bến tàu là hơn 10km đường bê tông do Bộ đội biên phòng xây dựng năm 2015 chạy vòng quanh đảo (Đây cũng chính là dự án trong cấu phần xây dựng đường tuần tra biên giới tại các vùng biên giới, hải đảo của cả nước-PV).

Anh Nguyễn Bảo Toàn, một chủ nhà trọ tại Nam Du cho biết: Thời gian gần đây du khách ra thăm Kiên Hải và quần đảo Nam Du ngày một gia tăng. Tuy nhiên, do chưa có những tour du lịch chính thức, cộng với điều kiện sinh hoạt trên quần đảo Nam Du còn tương đối thiếu thốn: Thiếu điện (điện chạy máy phát dầu; lịch cắt điện từ 13h - 15h ban ngày và ban đêm từ 23h - 8h sáng hôm sau); thiếu nước (trong những tháng mùa khô, nước giếng ở đây có giá tới cả 100.000 đồng/m3). Các đảo của huyện Kiên Hải nói chung, vẫn còn sơ khai, nhiều phong cảnh đẹp mang đậm nét thiên nhiên, trong đó Nam Du được coi là thiên đường bởi cảnh trí hoang sơ, bãi tắm thơ mộng và chưa bị tác động bởi bàn tay con người.

Cũng theo anh Toàn, du khách muốn ngắm cảnh và tắm biển nên đi vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm), trong đó thời tiết đẹp nhất là các tháng 1,2, 3 do biển khá êm, với những người bị say sóng cũng sẽ giảm được nhiều khó chịu khi đi tàu cao tốc hay tàu cá luc thăm thú các đảo. Về giá phòng, phòng đơn khoảng 100.000 - 120.000 đồng/ đêm, phòng đôi giá 200.000-500.000 đồng/đêm tùy số lượng người. Giá thuê xe máy đi vòng quanh đảo là 150.000 đồng/ ngày; giá thuê tàu cá đi các đảo tùy theo nhu cầu, khoảng 500.000-800.000/lượt. Về đồ ăn, hải sản tương đối rẻ, du khách có thể mua trực tiếp trên tàu và thuê các nhà hàng chế biến. Ví dụ, mực tươi khoảng 150.000 đồng/kg; ốc các loại từ 60.000-70.000/kg… Ngoài ra, các loại cá xanh nướng bẹ chuối, sò điệp nướng mỡ hành, canh chua cá bớp, mực trứng hấp gừng, cá chình nấu mẻ và nhím biển cũng là những món ngon không nên bỏ qua.

Ngoài hải sản tươi ngon, những bãi biển của Nam Du mới chính là điểm nhấn thu hút giới trẻ. Các bãi tắm và địa danh như Cây Mến, Bãi Ngự, Bãi Chệt, Hòn Ngang, Hòn Mấu, Hòn Hai bờ đập, Hòn Nồm và Hải đăng Nam Du… là những địa chỉ vô cùng ấn tượng. Nếu bãi Cây Mến là một vịnh, diện tích khoảng 600 m2, với nước biển xanh biếc, bãi cát vàng, hàng dừa tỏa bóng không khác Hawai thu nhỏ thì Hải đăng Nam Du lại là nơi có thể quan sát được những vị trí đẹp nhất ở đảo. Ngoài ra, Hòn Nồm (có gia đình ông Vương Văn Sáu sinh sống) cũng là bãi tắm rất đẹp và có thể lặn ngắm san hô; Bãi Ngự hay Bãi Chệt nay có đông dân cư sinh sống, không phù hợp để tắm nhưng cũng là những nơi rất thú vị. Còn nếu muốn khám phá khu nuôi trồng hải sản, Hòn Ngang chính là nơi có rất nhiều tàu thuyền đậu và các bè nuôi trồng tập trung tại đây. Còn nếu các bạn trẻ đi theo đoàn, muốn cắm trại bên bãi biển thì Hòn Mấu và Hòn Hai bờ đập là nơi thích hợp nhất để trải nghiệm…

Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao trùm toàn huyện Kiên Hải được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Tuy nhiên, cũng giống như bao địa chỉ du lịch biển khác của Việt Nam, Nam Du được du khách tìm đến do cảnh đẹp hoang sơ và con người thân thiện. Nhưng để khai thác du lịch theo hướng bền vững, địa phương cần phải biết cách khai thác. Ví dụ, Nam Du cần: Quy hoạch ngay khu thu gom và xử lý rác thải; Chỉnh trang hạ tầng và đầu tư các cơ sở lưu trú đón đầu làn sóng điện lưới ra đảo trong thời gian tới… Hy vọng Nam Du – “Hawaii thu nhỏ của Việt Nam” đẹp mãi và sẽ trở thành một điểm đến cho du khách trong và ngoài nước thời gian tới!

Nam Phương

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !