Mỹ quyết đưa Trung Quốc vào đàm phán kiểm soát vũ khí hạt nhân
Bất chấp Bắc Kinh nhiều lần khẳng định không hứng thú, một quan chức Mỹ cho hay Trung Quốc đã được mời tham gia vào vòng đàm phán hạt nhân sắp tới với Nga - Mỹ.
"Hôm nay đã đạt được sự đồng thuận với Thứ trưởng Ngoại giao Nga Ryabkov về thời gian và địa điểm tổ chức đàm phán vũ khí hạt nhân vào tháng Sáu này. Trung Quốc cũng được mời tham gia. Liệu Trung Quốc có xuất hiện và thể hiện thiện chí đàm phán hay không?”, đặc phái viên phụ trách vũ khí hạt nhân của Tổng thống Trump là ông Marshall Billingslea chia sẻ trên Twitter hôm 8/6.
Mỹ quyết đưa Trung Quốc vào đàm phán kiểm soát vũ khí hạt nhân. Ảnh minh họa |
Chính quyền Trump cũng bày tỏ mong muốn gia hạn hiệu lực thi hành hiệp ước để hai bên cùng cắt giảm quy mô số lượng đầu đạn hạt nhân, song cũng nhấn mạnh Trung Quốc nên ngồi vào bàn đàm phán New START.Thông báo từ phía đại sứ Billingslea được công bố, trong bối cảnh hiệp ước giảm trừ vũ khí hạt nhân Mỹ - Nga hay còn gọi là hiệp ước New START đã được thi hành 10 năm qua, sẽ kết thúc vào tháng 2/2021. Nga bày tỏ hy vọng bất cứ cuộc đàm phán nào về thỏa thuận này cũng nên được tiến hành trước khi New START hết hiệu lực.
Hồi tháng Năm, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh “không có ý định” tham gia vào bất cứ cuộc đối thoại kiểm soát vũ khí ba bên nào.
Nga và Mỹ hiện là hai cường quốc hạt nhân lớn nhất trên thế giới và ước tính mỗi nước sở hữu tới hàng ngàn vũ khí hạt nhân.
Trong khi đó, Trung Quốc được cho là quốc gia hạt nhân thứ ba trên thế giới và hiện nắm trong tay khoảng 300 vũ khí hạt nhân.
Trước đây, ông Billingslea từng cảnh báo về việc có thể Bắc Kinh đã tiến hành “xây dựng kho hạt nhân bí mật mà không bị kiểm soát”.
Hiện Bộ Ngoại giao Mỹ chưa bình luận về chia sẻ của đại sứ Billingslea trên Twitter.
Còn theo Bloomberg, khả năng vòng đối thoại New START sắp tới của Nga – Mỹ sẽ được tổ chức ở Vienna vào ngày 22/6.
Hồi tháng Năm, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga từng gọi ý tưởng đưa Trung Quốc vào các cuộc đàm phán New START là “đã được trù tính”.
Về phần mình, chính quyền của Tổng thống Trump vẫn khăng khăng yêu cầu Trung Quốc tham gia vào các cuộc đối thoại kiểm soát vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đang đối mặt với sức ép ngày càng lớn từ phía các đồng minh của Mỹ ở châu Âu.
Cụ thể, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu hôm 8/6 rằng, Trung Quốc hiện là quốc gia có mức chi tiêu quân sự lớn thứ hai trên thế giới, do đó nhóm quân sự gồm 30 nước thành viên cần có thêm phản ứng. NATO được thành lập cách đây hơn 70 năm với mục đích là đối phó với tầm ảnh hưởng của Nga.
Quyền lực của em gái Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un ngày càng lớn
Những tuyên bố cứng rắn chỉ trích Hàn Quốc gần đây cho thấy, em gái Chủ tịch Kim Jong-un ngày càng giữ vị trí chính trị quan trọng tại Triều Tiên
Minh Thu (lược dịch)