Mỹ muốn “mượn” căn cứ Philippines để đề phòng Trung Quốc

Mới đây Mỹ đề nghị Philippines đóng quân tại 8 căn cứ quân sự để xoay vòng binh sĩ, máy bay và tàu chiến, trong thời điểm Washington đang chuẩn bị lực lượng tại châu Á nhằm chống lại Trung Quốc.

Trong một bài phát biểu tại Arizona, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Aston Carter cho biết Washington sẽ hoạt động tại các “vùng điểm tựa” ở châu Á và triển khai các loại tàu chiến, máy bay ném bom và phi cơ chiến đấu hiện đại tới khu vực này.

Mỹ muốn “mượn” căn cứ Philippines để đề phòng Trung Quốc - ảnh 1

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ AstonCarter phát biểu tại Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tại Seoul.

Một trong những “điểm tựa” mà quân đội Mỹ hiện có là tại thành phố Darwin ở Úc, nơi gần châu Á nhất của nước này và binh sĩ của Lực lượng Thủy quân Lục chiến đã được điều đến đây để huấn luyện.

Theo tướng Gregorio Catapang của Philippines, ít nhất đã có 8 địa điểm tại quốc gia này được Mỹ coi là những nơi mà binh sĩ, máy bay và tàu chiến Mỹ sẽ được liên tục điều động luân phiên tới đây nhằm thực hiện một loạt những cuộc tập trận trong khu vực.

Tuy nhiên, Mỹ phải đợi cho đến khi Tòa án Tối cao Philippines ra quyết định đối với tính pháp lý của một thỏa thuận quân sự có tên gọi Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Nâng cao mà hai nước đã ký vào năm ngoái. Dự kiến tòa án sẽ đưa ra phán quyết của mình trong năm nay.

“Nếu chúng tôi chấp nhận thỏa thuận này ngày mà Mỹ xây dựng các cơ sở của riêng họ nhưng lại không hợp pháp, họ sẽ phải tháo dỡ các cơ sở đó”, ông Catapang cho biết. Bên cạnh đó ông còn nói thêm rằng danh sách này đã được coi là chính thức vào tháng 10 năm ngoái.

Bốn trong số những địa điểm được nêu trên nằm trên đảo Luzon, nơi quân đội Mỹ và Philippines thường xuyên tổ chức tập trận chung. Có hai địa điểm nằm ở trung tâm đảo Cebu, còn lại đều nằm ở đảo Palawan ở phía Tây đất nước, gần quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc khẳng định rằng phần lớn vùng Biển Đông, có phần lãnh thổ thuộc về các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan, là của nước này và bác bỏ những cáo buộc rằng hoạt động quân sự của họ mang tính khiêu khích.

Theo một số ảnh chụp từ vệ tinh, Trung Quốc đã nhanh chóng xây dựng đường băng được sử dụng với mục đích quân sự trên quần đảo Trường Sa, khiến Mỹ và các đồng minh châu Á bày tỏ quan ngại.

“Một khi chiến lược tái cân bằng châu Á của Mỹ được thực hiện, Philippines tin rằng Mỹ sẽ đề nghị được hoạt động tại nhiều căn cứ khác nữa trên đảo Mindanao và cả sân bay dân sự trên đảo Luzon”, một sĩ quan không quân cấp cao cho biết.

“Hiện tại, Mỹ đang quan tâm đến sân bay Laoag và đảo Batanes, cả hai đều ở phía Bắc Luzon”, người này nói thêm và khẳng định máy bay Mỹ đã từng hạ cánh tại Batanes khi chiến tranh ở Afghanistan và Iraq nổ ra vào đầu những năm 2000.

Mỹ cũng có mong muốn hoạt động trở lại tại các căn cứ cũ là Subic và Clark, nơi họ đã rời đi vào năm 1992 sau khi Philippines hủy bỏ thỏa thuận đóng quân giữa hai nước.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…

Anh Tuấn (lược dịch)

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !