Mỹ mất 30 triệu USD sau vụ UAV bị đâm rơi ở Biển Đen

Chiếc MQ-9 Reaper rơi ở Biển Đen sau khi chạm mặt tiêm kích Nga là dòng UAV chủ lực của Mỹ, có giá trị xuất xưởng khoảng 30 triệu USD.

Lầu Năm Góc cho biết một tiêm kích Su-27 Nga đã va chạm và gây hư hại máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper trên không phận quốc tế ở Biển Đen trong cuộc chạm trán hôm 14/3, buộc không quân Mỹ điều khiển nó lao xuống biển. Giới chức Nga phủ nhận cáo buộc, cho rằng phi cơ Mỹ cơ động ngoặt gấp và tự rơi sau khi mất lái.

Đây là vụ va chạm trực tiếp đầu tiên giữa lực lượng Nga và Mỹ kể từ khi xung đột bùng phát ở Ukraine hồi tháng 2 năm ngoái. Sự việc không gây ra những cuộc đối đầu trên thực địa tiếp theo, nhưng khiến không quân Mỹ tổn thất ít nhất 30 triệu USD khi chiếc MQ-9 Reaper "biến mất hoàn toàn" trong lòng biển, theo giới chuyên gia quân sự.

MQ-9 Reaper là UAV vũ trang do tập đoàn General Atomics của Mỹ chế tạo cho không quân Mỹ. Định danh "MQ" cho thấy nó là máy bay không người lái đa nhiệm, trong khi "9" là thứ tự của phi cơ trong các dòng UAV của Mỹ.

   

Máy bay MQ-9 Mỹ triển khai ở Afghanistan hồi năm 2007. Ảnh: USAF.


Đây là dòng UAV tìm-diệt đầu tiên của Mỹ được thiết kế cho hoạt động trinh sát tầm xa ở độ cao lớn. Tư lệnh không quân Mỹ Michael Moseley hồi năm 2006 tuyên bố dòng Reaper đánh dấu bước chuyển đổi nhiệm vụ của UAV, từ chủ yếu trinh sát và do thám đối phương sang tìm kiếm và hủy diệt mục tiêu.

Máy bay dài khoảng 11 m, có sải cánh 20 m và khối lượng rỗng khoảng 2,2 tấn. Phi cơ được trang bị một động cơ tuabin cánh quạt với công suất 950 mã lực, đạt tốc độ hành trình 310 km/h, tầm bay 1.900 km và có thể hoạt động 14-23 giờ liên tục khi trang bị vũ khí.

Máy bay MQ-9 có thể mang tải trọng tối đa 1,7 tấn, với vũ khí gồm tên lửa đối đất AGM-114 Hellfire, bom dẫn đường laser GBU-12 hoặc dẫn đường vệ tinh GBU-38. Máy bay cũng có thể lắp tên lửa đối không AIM-9X hoặc Stinger, nhưng dự án vẫn trong quá trình thử nghiệm và chưa được triển khai trong thực tế.

Hệ thống cảm biến của MQ-9 gồm cụm chỉ thị mục tiêu đa phổ AN/DAS-1 với kênh truyền hình màu, hồng ngoại và bộ chiếu xạ laser, kết hợp với radar AN/APY-8 Lynx II có tính năng quét khẩu độ tổng hợp để tạo ra hình ảnh ba chiều của địa hình và tìm kiếm mục tiêu.

Một tổ hợp Reaper hoàn chỉnh gồm đài điều khiển mặt đất, 4 máy bay MQ-9 và thiết bị thông tin liên lạc. Kíp vận hành máy bay thường gồm phi công, kỹ thuật viên vận hành cảm biến và sĩ quan chỉ huy nhiệm vụ.

  

Kíp vận hành máy bay MQ-9 Mỹ tại bang Nevada hồi năm 2019. Ảnh: USAF.


Báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ cho biết mỗi máy bay Reaper có giá xuất xưởng khoảng 30 triệu USD. Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tháng 4/2021 duyệt bán cho Australia 12 chiếc MQ-9 và trang thiết bị đi kèm với giá hơn 1,6 tỷ USD, nhưng thương vụ sau đó bị hủy.

Tổng cộng hơn 300 máy bay MQ-9 Reaper đã được xuất xưởng, trong đó phần lớn nằm trong biên chế không quân Mỹ. Anh, Pháp, Ấn Độ, Italy, Nhật Bản, Hà Lan và Tây Ban Nha cũng đang vận hành một số phiên bản của MQ-9.

Dòng UAV này từng được Mỹ triển khai làm nhiệm vụ trên bầu trời Iraq, Afghanistan và Syria, cùng nhiều khu vực trên khắp thế giới, trong đó có Biển Đen. Bộ tư lệnh châu Âu của Mỹ cho hay vụ va chạm ngày 14/3 là sự cố mới nhất trong "loạt hành động nguy hiểm của phi công Nga khi tương tác với máy bay Mỹ và đồng minh".

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc chiếc Reaper Mỹ đã bay gần biên giới và xâm phạm "khu vực hạn chế" do giới chức Nga thiết lập. Moskva tuyên bố vùng trời rộng lớn xung quanh bán đảo Crimea là "khu vực hạn chế bay".

Tuy nhiên, luật pháp quốc tế quy định máy bay các nước có thể hoạt động tự do trên vùng trời quốc tế và không quốc gia nào được phép lập "vùng hạn chế" bên ngoài không phận của mình.

Theo VNEXPRESS

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.