Mỹ lên tiếng về việc chuyển vũ khí hạt nhân cho Ukraine

Mỹ tuyên bố không chuyển vũ khí hạt nhân cho Ukraine, còn Anh đang tìm và thu mua thiết bị quân sự đã qua sử dụng của Nga để bơm cho Kiev. 

Washington sẽ không chuyển giao các loại vũ khí hạt nhân cho Kiev, nhưng một quan chức hàng đầu của Mỹ từ chối công khai loại trừ khả năng xảy ra cuộc tấn công đầu tiên bằng loại vũ khí hủy diệt này.

Theo RT, trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ hôm 12/5, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Karen Donfried nhấn mạnh, “sẽ không có chuyện” Mỹ cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine. Song bà Donfried không công khai khẳng định về khả năng sẽ không xảy ra cuộc tấn công đầu tiên bằng vũ khí hạt nhân.

{keywords}
Mỹ khẳng định không chuyển vũ khí hạt nhân cho Ukraine. (Ảnh: Press TV)

“Mỹ hiện không phải là một bên tham chiến. Mỹ đang cung cấp sự hỗ trợ an ninh và vũ khí cho Ukraine, nhưng không có chuyện Mỹ chuyển giao các loại vũ khí hạt nhân cho Ukraine”, bà Donfried nói trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ.

Tại phiên điều trần, Thượng nghị sĩ của đảng Dân chủ ở bang Massachusetts là ông Ed Markey đã thúc ép bà Donfried công khai về việc Mỹ “không muốn gây ra mối đe dọa hiện hữu” với Nga, và Mỹ sẽ không phải là bên đầu tiên khai hỏa các loại vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, bà Donfried không trực tiếp trả lời câu hỏi này, mà khẳng định Mỹ không phải là bên tham chiến trực tiếp trong cuộc xung đột ở Ukraine. Do đó, Mỹ không giao tranh với Nga.  

Trái lại, Nga xem Mỹ đang tham chiến ở Ukraine do Washington liên tục cung cấp vũ khí và hỗ trợ thông tin tình báo cho Kiev.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cáo buộc Mỹ và các nước đồng minh NATO “bản chất đang xung đột với Nga thông qua sự ủy nhiệm và trang bị vũ khí ủy nhiệm”.

Tổng thống Vladimir Putin cũng đã có tuyên bố đe dọa đưa ra phản ứng “cực nhanh” trước sự can thiệp từ bên ngoài gây nguy hiểm tới an ninh quốc gia của Nga.

Trên thực tế, Nga đang thi hành chính sách không sử dụng các loại vũ khí hạt nhân trước tiên. Nói cách khác, Moscow có thể dùng vũ khí hạt nhân để đáp trả trong trường hợp bị các nước sở hữu vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí truyền thống tấn công trước.

Còn Mỹ lại duy trì chính sách mập mờ hơn khi nhấn mạnh vũ khí hạt nhân là để phòng vệ. Do đó, vũ khí hạt nhân có thể được sử dụng “trong tình huống nguy cấp để bảo vệ các lợi ích cốt lõi của Mỹ, cũng như của đồng minh và đối tác”. 

Liên quan tới việc trang bị vũ khí cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Anh cho hay London đang tìm cách thu mua các loại vũ khí đã qua sử dụng của Nga và sau đó chuyển giao cho Kiev.

Cụ thể, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nói với các phóng viên ở Washington hôm 11/5 rằng, giới chức quốc phòng và ngoại giao Anh đang tích cực tìm kiếm để thu mua các loại vũ khí được sản xuất từ thời Liên Xô cũ hoặc do Nga sản xuất đang được dùng trên toàn thế giới để bơm cho Ukraine.

“Đa phần nhân viên Bộ Quốc phòng và tùy viên quân sự của Anh trên khắp thế giới đang đi tìm kiếm”, ông Wallace nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Wallace, Moscow cũng đang làm việc tương tự, do kho vũ khí dùng cho chiến tranh của Nga đang dần cạn.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh giải thích các loại vũ khí do Liên Xô cũ sản xuất là lựa chọn phù hợp nhất đối với chính quyền Kiev trong cuộc chiến chống lại Moscow. Bởi quân đội Ukraine đã quá quen thuộc và sử dụng thành thạo những vũ khí này.

Ngoài việc ùn ùn chuyển giao các loại vũ khí do phương Tây sản xuất, nhiều quốc gia châu Âu đã gửi khí tài được sản xuất dưới thời Liên Xô cũ cho Ukraine, trong bối cảnh xung đột leo thang đang làm cạn kiệt các kho dự trữ còn sót lại từ thời Chiến tranh Lạnh.

Mỹ còn giao các trực thăng Mi-17 cho Ukraine dù vũ khí này từng được thu mua và định chuyển cho Afghanistan, nhưng không thể thực hiện kế hoạch do sự sụp đổ bất ngờ của chính phủ Afghanistan vốn được Mỹ hậu thuẫn vào tháng 8/2021.

Anh nằm trong nhóm các nước hỗ trợ khí tài nhiều nhất cho Ukraine khi chuyển giao hàng nghìn tên lửa chống tăng cho Kiev trước cả thời điểm Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24/2. Thời gian qua, London đã phê chuẩn nhiều gói hỗ trợ vũ khí hạng nặng cho Kiev bao gồm tên lửa phòng không, tên lửa chống tăng, máy bay không người lái (UAV) và xe bọc thép.

Về phần mình, Moscow nhiều lần lên tiếng yêu cầu phương Tây “ngừng bơm” vũ khí cho Kiev. Các quan chức hàng đầu của Nga cho rằng cuộc chiến ở Ukraine đã biến thành “chiến tranh ủy nhiệm”, mà ở đó NATO đang chiến đấu chống lại Nga.

Moscow cảnh báo rằng việc phương Tây vẫn cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ kéo dài cuộc chiến này, mà không thể làm thay đổi kết quả.

Đáng nói, trong cuộc phỏng vấn với Unherd News hôm 12/5, phó đại diện thường trực thứ nhất của Nga ở Liên Hợp Quốc là ông Dmitry Polyanskiy nhấn mạnh Nga đã thay đổi quan điểm về khả năng Ukraine trở thành một thành viên của Liên minh châu Âu (EU).

Ông Polyanskiy giải thích trước đây Moscow không quan tâm về chuyện Ukraine có thể gia nhập EU, nhưng quan điểm này đã thay đổi. Theo ông Polyanskiy, chuyện thay đổi quan điểm xuất phát từ hành vi của Brussels kể từ sau khi Nga tấn công Ukraine. Moscow cảm thấy EU đang gần giống khối NATO do Mỹ đứng đầu. Lâu nay, điện Kremlin vẫn yêu cầu Ukraine công khai quan điểm là nước trung lập, và không bao giờ gia nhập liên minh quân sự NATO.

Nhà ngoại giao Nga ám chỉ tới tuyên bố gần đây của ông Josep Borrell, đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU, về việc đưa ra giải pháp quân sự cho cuộc chiến ở Ukraine.

“Chúng tôi từng không quá lo lắng về EU, nhưng tình hình đã thay đổi sau khi ông Borrell có tuyên bố rằng ‘cuộc chiến này nên giành phần thắng trên chiến trường’, và sau việc EU dẫn đầu hoạt động trang bị vũ khí cho Ukraine. Tôi nghĩ quan điểm của Nga về EU hiện tương tự như NATO, bởi chúng tôi không nhận thấy hai tổ chức này có sự khác biệt lớn”, ông Polyanskiy nói.

Chưa hết, theo ông Polyanskiy, cuộc chiến ở Ukraine đã leo thang tới mức không thể có giải pháp ngoại giao giúp chấm dứt xung đột. Ông Polyanskiy đổ lỗi cho việc thiếu vắng những cuộc đối thoại mang tính xây dựng, cùng việc Kiev không giữ lời hứa, và phương Tây vẫn có những nỗ lực nhằm kéo dài sự thù địch. 

Anh đổ thêm 1,6 tỉ USD hỗ trợ quân sự cho Ukraine

Anh đổ thêm 1,6 tỉ USD hỗ trợ quân sự cho Ukraine

Anh tuyên bố sẽ chi thêm 1,6 tỉ USD hỗ trợ quân sự cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga. 

Minh Thu (lược dịch)

Ông Trump nhận tin buồn trong vụ điều tra cất giữ tài liệu mật ở tư dinh

Một tòa án phúc thẩm liên bang Mỹ vừa ra lệnh cho luật sư của cựu Tổng thống Donald Trump giao nộp cho các công tố viên những tài liệu trong vụ điều tra cất giữ hồ sơ mật tại tư dinh ở Florida.

Kỳ án gia đình 5 người cùng nhảy lầu tự tử trong một ngày đã có lời giải

Sau một năm điều tra, cảnh sát Thụy Sĩ đã cho công bố nguyên nhân khiến gia đình 5 người cùng nhảy lầu tự tử trong một ngày.

Ukraine công bố chi phí tái thiết đất nước hậu xung đột

Chi phí tái thiết Ukraine sau cuộc xung đột với Nga ước tính lên tới 411 tỷ USD, theo một nghiên cứu đánh giá mới do Kiev phối hợp với Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới và Liên minh châu Âu tiến hành.

Bí ẩn tàu ma có toàn bộ thủy thủ đoàn qua đời trong sợ hãi cực độ

Vào những năm 1940, báo chí thế giới đồng loạt đưa tin về câu chuyện kỳ lạ liên quan tới tàu SS Ourang Medan. Con tàu được cho là đã phát nổ ở Eo Malacca sau khi toàn bộ thủy thủ đoàn của nó qua đời trong hoàn cảnh bí ẩn.

WHO cảnh báo nguy cơ dịch tả lây lan khắp thế giới

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá, nguy cơ dịch tả lây lan ở cấp độ toàn cầu là rất cao do gia tăng số lượng các đợt bùng phát và mở rộng khu vực địa lý.

Dinh thự được ví như ‘Nhà Trắng’ được bán với giá cao nhất thế giới

Dinh thự 205 tuổi ở Regent’s Park tại trung tâm thủ đô London của Anh trở thành căn nhà đắt nhất thế giới khi được rao bán với giá 300 triệu USD.

Liệu ông Trump có bị truy tố?

Việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump có bị truy tố vì một cáo buộc vi phạm lúc vận động tranh cử cách đây 7 năm hay không, hiện phụ thuộc vào quyết định của một đại bồi thẩm đoàn ở Manhattan, New York.

Chuyên gia chỉ mối lo của bất động sản Trung Quốc dù thị trường ấm lên

Sau nhiều biện pháp quyết liệt "giải cứu" thị trường bất động sản, đã có những dấu hiệu cho thấy lĩnh vực này tại Trung Quốc "tan băng".

Chân dung nữ tỷ phú kế nghiệp đế chế bất động sản

Nữ tỷ phú chính thức toàn quyền điều hành đế chế bất động sản sau khi người cha tuyên bố từ chức.

Cô gái 29 tuổi bị truy tố vì giả làm thiếu nữ 16 tuổi để học lại cấp ba

Nhà chức trách New Jersey, Mỹ đã truy tố một cô gái 29 tuổi giả dạng làm thiếu nữ 16 tuổi để nhập học tại một trường phổ thông trung học của bang.

Đang cập nhật dữ liệu !