Đạo luật mới giúp Mỹ 'thả ga' chuyển vũ khí cho Ukraine

Đạo luật Cho Thuê – Cho vay năm 2022 vừa được Tổng thống Biden ký cho phép Mỹ gửi vũ khí cho Ukraine không giới hạn. 

Việc Tổng thống Joe Biden ký phê chuẩn Đạo luật Cho Thuê – Cho vay năm 2022 sẽ mở đường cho Mỹ gửi số lượng vũ khí không giới hạn cho Ukraine.

Trước đây, Đạo luật Cho Thuê – Cho vay từng được Mỹ sử dụng để cung cấp vũ khí cho các nước đồng minh trong giai đoạn Thế chiến thứ Hai. Đạo luật mới sẽ loại bỏ tất cả rào cản ngăn hoạt động chuyển giao vũ khí của Mỹ cho Ukraine. Phía Kiev đã nhiệt liệt hoan nghênh động thái từ Nhà Trắng.

{keywords}
Binh sĩ Ukraine sử dụng tên lửa Javelin do Mỹ cung cấp. (Ảnh: AP)

Phát biểu tại Nhà Trắng sau khi ký đạo luật mới hôm 9/5, Tổng thống Biden nhấn mạnh sẽ tiếp tục vũ trang cho Ukraine “trong cuộc chiến bảo vệ đất nước và nền dân chủ”. Ông Biden ký Đạo luật Cho Thuê – Cho vay đúng ngày Nga tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng.

Đạo luật này từng được Quốc hội Mỹ thông qua hồi tháng Tư với tỷ lệ 417 phiếu ủng hộ và 10 phiếu phản đối tại Hạ viện và nhận được sự tán thành toàn bộ ở Thượng viện. Đạo luật xóa bỏ mọi giới hạn về số lượng vũ khí và các thiết bị quân sự mà ông Biden có thể chuyển cho Ukraine hoặc “các quốc gia Đông Âu khác”, dù thực tế sau đó Kiev sẽ phải trả tiền cho những thứ nhận được.

Đáng nói, số vũ khí sắp tới mà Mỹ chuyển cho Ukraine theo Đạo luật Cho Thuê – Cho vay năm 2022 được tách biệt với khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 4 tỉ USD mà Washington đã chuyển cho Kiev kể từ khi Nga tấn công Ukraine vào ngày 24/2, cũng như không nằm trong khoản viện trợ quân sự 33 tỉ USD mà ông Biden gần đây đề nghị Quốc hội Mỹ phê chuẩn.

Ban đầu Đạo luật Cho Thuê – Cho vay được thi hành dưới thời cố Tổng thống Franklin Delano Roosevelt vào tháng 3/1941, 9 tháng trước khi Mỹ bước vào Thế chiến thứ Hai. Tính tới tháng 9/1945, Mỹ đã chi 50,1 tỉ USD tương đương 980 tỉ USD thời giá năm 2022 cho đạo luật này.

Các nước đồng minh của Mỹ bao gồm Liên Xô cũ đã đồng thuận trả tiền cho số vũ khí nhận được từ Washington. Nhưng Mỹ chấp thuận dùng số tiền này để trả tiền thuê mặt bằng căn cứ cho quân đội Mỹ.

Việc Kiev có khả năng chi trả cho Mỹ hay không hiện là câu hỏi lớn, khi mà Tổng thống Volodymyr Zelensky gần đây đã đề nghị Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) chi 7 tỉ USD mỗi tháng để giúp Ukraine tồn tại.

Sau khi Tổng thống Biden ký Đạo luật Cho Thuê – Cho vay năm 2022, Tổng thống Zelensky tuyên bố đây là “bước đi lịch sử” giúp Mỹ và Ukraine “cùng nhau giành chiến thắng như 77 năm trước”.

Trong khi đó, đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU là ông Josep Borrell đã đề xuất dùng khoản dự trữ ngoại hối của Nga vốn bị đóng băng để chi trả cho chi phí tái thiết Ukraine sau khi xung đột kết thúc. Ông Borrell cho rằng câu chuyện ở Afghanistan có thể được xem là khuôn mẫu để thực hiện phương án này.

Trong bài phỏng vấn với tờ FT vào ngày 9/5, ông Borrell cho hay vào tháng Hai, Tổng thống Biden đã ký sắc lệnh “dùng các tài sản thuộc về Ngân hàng trung ương Afghanistan Da Afghanistan Bank nằm trên lãnh thổ Mỹ để phục vụ lợi ích của người dân Afghanistan”.

Theo ông Borrell, “chuyện này hoàn toàn logic” khi sử dụng các tài sản của Nga để phục vụ mục đích tương tự ở Ukraine.

Cũng theo ông Borrell, một trong những câu hỏi quan trọng nhất đặt ra hiện nay là “Ai sẽ là người chi trả cho quá trình tái thiết Ukraine?”, khi mà cần một “số tiền cực lớn” để thực hiện chương trình tái thiết trong khi số tiền được công bố trong các cuộc họp gần đây chỉ “như muối bỏ biển”. Do đó, cộng đồng quốc tế cần tìm ra các phương thức khác để hỗ trợ tài chính cho Ukraine tái thiết đất nước và sử dụng nguồn dự trữ ngoại hối của Nga là một giải pháp, theo ông Borrell.

Trước đó, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cùng chính phủ Mỹ cũng đã có tuyên bố tương tự. Như đầu tháng này, nói với Interfax, ông Michel cho hay việc phong tỏa tài sản của Nga là chưa đủ, mà điều “cực quan trọng” đối với phương Tây là “tịch thu số tài sản này” để phục vụ lợi ích của người dân Ukraine.

Hồi cuối tháng Tư, Nhà Trắng cũng đã trình bày hàng loạt “đề xuất toàn diện” bao gồm ban hành quyền có thể tịch thu tài sản của "các tài phiệt" nằm trong danh sách trừng phạt và chuyển giao số tài sản này cho Kiev để “khắc phục những tổn thất từ sự hung hăng của Nga”.

Moscow đã lên tiếng chỉ trích kế hoạch của Washington và khẳng định đây là hành động sung công tài sản cá nhân sai trái của Mỹ.

Sau khi Tổng thống Vladimir Putin hạ lệnh thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24/2, một nửa khoản dự trữ ngoại hối của Nga khoảng 300 tỉ USD đã bị đóng băng do các lệnh trừng phạt được Mỹ, EU và nhiều nước đồng minh của Mỹ ban hành.

Người đứng đầu Ngân hàng trung ương Nga là bà Elvira Nabiullina nhấn mạnh, các tài sản của Nga đã bị đóng băng, nhưng không thể bị sung công hoặc tịch thu. Cũng theo bà Nabiullina, Moscow xem việc đóng băng nguồn dự trữ ngoại hối là chuyện chưa từng có, và sẽ có hành động phản đối.

Hiện tại, hàng nghìn công dân Nga đã bị thi hành lệnh trừng phạt. Tài sản và tiền của những cá nhân này hoặc đã bị chính phủ các nước châu Âu tịch thu hoặc bị đóng băng.

Cuộc chiến ở Ukraine khiến Nga bị áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt. Moscow xem những biện pháp này là bất hợp pháp và vô lý, đồng thời khẳng định sẽ ban hành lệnh trừng phạt đáp trả.

Nga diễn tập tấn công bằng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, Ukraine có tuyên bố mới

Nga diễn tập tấn công bằng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, Ukraine có tuyên bố mới

Nga diễn tập tấn công bằng tên lửa Iskander có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, trong khi Tổng thống Ukraine đưa ra tuyên bố mới về cuộc xung đột. 

Minh Thu (lược dịch)

Thêm một thương hiệu xe điện của Mỹ chuẩn bị vào Trung Quốc

Theo chân Tesla, Lucid sẽ trở thành nhà sản xuất xe điện (EV) thứ 2 của Mỹ thâm nhập thị trường ô tô lớn nhất thế giới.

Lãnh đạo Mỹ-Anh bàn về tình hình Ukraine, khoáng sản và AI

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Rishi Sunak nhất trí tăng cường hợp tác trong một loạt lĩnh vực từ an ninh tới kinh tế.

Hình ảnh trước và sau khi các địa điểm nổi tiếng ở Mỹ bị khói bao trùm

Khói cháy rừng từ Canada đã bao trùm một số thành phố lớn ở Mỹ, khiến hàng triệu người có nguy cơ hít phải không khí độc hại và làm nhiều hoạt động ngoài trời phải hủy bỏ.

Phát hiện cá sấu sinh sản không cần giao phối đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học vừa ghi nhận trường hợp cá sấu sinh sản đơn tính, không qua giao phối đầu tiên trên thế giới tại một sở thú ở Costa Rica.

Kế hoạch cấm thiết bị 5G Huawei của EU sẽ 'bóp méo thị trường'

Huawei gọi kế hoạch cấm thiết bị 5G Huawei của EU là không công bằng, trái pháp luật và sẽ 'bóp méo thị trường', gây tổn hại cho người dùng.

Bên trong căn hộ 9 triệu USD của Messi ở Mỹ

Trước khi gia nhập đội bóng của David Beckham, Messi chi 9 triệu USD mua căn hộ cao cấp, có thang máy dành cho xe ô tô.

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Nga tăng trưởng trở lại

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo GDP thực tế của Nga sẽ tăng trưởng tích cực trong năm 2024, bất chấp những lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây.

Ông Trump bị truy tố lần thứ hai, đối mặt 7 tội danh

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang phải đối mặt với các cáo buộc hình sự vì xử lý sai nhiều tài liệu mật của chính phủ.

Gần 9.000 bức ảnh trong máy tính của con trai Tổng thống Mỹ bị tiết lộ

Gần 9.000 bức ảnh trong máy tính xách tay của Hunter Biden, con trai đương kim Tổng thống Mỹ, đã bị tổ chức phi lợi nhuận cánh hữu Marco Polo đăng tải lên mạng.

Sập cầu gỗ ở trại hè, hàng chục thanh thiếu niên Mỹ bị thương

Theo cơ quan chức năng Mỹ, rất may không có ai thiệt mạng trong vụ việc trên.

Đang cập nhật dữ liệu !