Mỹ ‘hoang mang’ khi Nga thử nghiệm tên lửa ‘lò hạt nhân bay’

Nga mới đây được cho là đã thử nghiệm siêu tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới, điều này khiến Mỹ hoang mang.

Truyền thông Mỹ gần đây đã công bố hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy Nga có thể đang chuẩn bị thử tên lửa 9M730 Burevestnik ở gần Bắc Cực. Loại tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân này của Nga luôn là đối tượng được Mỹ quan tâm, truyền thông Mỹ cho rằng tên lửa này đã thất bại trong quá trình thử nghiệm, tuy nhiên phía Nga đã phủ nhận điều này.

Theo CNN, hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy Nga có thể đang chuẩn bị cho một cuộc thử nghiệm tiếp theo đối với tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân 9M730 Burevestnik (NATO gọi là SSC-X-9 Skyfall).

{keywords}
Siêu tên lửa 9M730 Burevestnik của Nga trong một căn cứ gần Bắc Cực. Nguồn: 163.com.

Các chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở Monterey/Mỹ cho rằng, những hình ảnh vệ tinh này do công ty chụp ảnh vệ tinh thương mại Capella Space chụp ngày 16/8, hình ảnh vệ tinh đã cung cấp "những dấu hiệu rõ ràng cho thấy Nga đang chuẩn bị để thử tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân tại một bãi phóng gần Bắc Cực". 

Một nguồn thạo tin khác tiết lộ, các quan chức Mỹ cũng biết rằng Nga có thể đang chuẩn bị cho một vụ thử tên lửa Burevestnik. Tuy nhiên, cho đến nay CIA, Lầu Năm Góc và Bộ Quốc phòng Nga vẫn không có bất kỳ phản hồi nào về việc này.

Báo cáo dẫn lời ông Jeffrey Lewis, một chuyên gia vũ khí tại Viện Middlebury cho biết, về nguyên tắc, việc sử dụng lò phản ứng hạt nhân sẽ mang lại cho tên lửa hành trình tầm bắn không giới hạn, cho phép chúng bay ngoài tầm phát hiện của radar phòng thủ tên lửa và hệ thống đánh chặn của Mỹ.

Nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi về việc liệu hệ thống này có thể chạy thành công hay không, chưa kể đến những mối đe dọa mà việc thử nghiệm hệ thống này có thể gây ra đối với môi trường và sức khỏe con người.

Những rủi ro này đã khiến một số chuyên gia phải cân nhắc. vũ khí này được gọi là "thảm hoạ Chernobyl biết bay", có thông tin cho rằng một tên lửa Burevestnik đã đâm xuống Biển Trắng vào tháng 8/2019 khiến 5 kỹ thuật viên người Nga thiệt mạng.

Báo cáo đề cập rằng, Nga đã tiến hành ít nhất một vụ phóng thử tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân tại cùng một địa điểm gần Bắc Cực vào tháng 11/2017. Burevestnik dài 12m khi phóng và 9m khi bay. Mũi có hình dạng “elip” có kích thước 1m × 1,5m.

Chuyên gia quân sự Anton Lavrov trong bài báo trên Izvestia cho rằng thiết kế của Burevestnik sử dụng động cơ phản lực, không giống như các hệ thống động cơ đẩy truyền thống dành cho vũ khí hạt nhân, sẽ thải phóng xạ trong toàn bộ hoạt động của nó

Có nguồn tin cho rằng Nga đã tiến hành nhiều vụ thử trong những tháng sau đó, nhưng không lần nào được coi là thành công. Ông Jeffrey Lewis cho biết, các nhà nghiên cứu Mỹ đã thường xuyên theo dõi địa điểm này trong thời gian qua. Gần đây, Nga đã ban hành cảnh báo hàng hải để thông báo rằng "các hoạt động nguy hiểm" sẽ được thực hiện gần căn cứ thử nghiệm Pankovo ​​từ ngày 15 đến 20/8.

Một bức ảnh vệ tinh có độ phân giải cao chụp ngày 16/8 cho thấy, Nga đã xây dựng một boongke lớn để bảo vệ tên lửa và các tàu thử nghiệm khỏi thời tiết xấu. Ông Jeffrey Lewis cho biết: "Sau khi boongke được rút đi, một vật thể khổng lồ xuất hiện trên bệ phóng, có thể là bệ phóng của tên lửa Burevestnik ".

Thời gian qua, việc Nga phát triển và thử nghiệm tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân Burevestnik đã gây nhiều tranh cãi, Mỹ cũng rất lo ngại về loại tên lửa có tầm bắn gần như không giới hạn này. 

{keywords}
Ảnh vệ tinh chụp căn cứ Pankovo ngày 15/6/2021. Nguồn: 163.com.

Hãng thông tấn TASS đưa tin vào tháng 2/2019 cho biết, các nguồn tin trong lĩnh vực sản xuất tên lửa của Nga tiết lộ rằng vào cuối tháng 1 năm đó, Nga đã hoàn thành thành công vụ thử quan trọng nhất đối với tên lửa hành trình siêu thanh Burevestnik đó là thử nghiệm động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Vụ thử thành công cho thấy tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân Burevestnik sẽ có tầm bắn không giới hạn. Các chuyên gia Nga cho rằng, điều này có nghĩa là tên lửa này có thể sớm thực hiện một vụ thử "tiêu diệt mục tiêu", có thể qua mặt bất kỳ hệ thống chống tên lửa nào và "hoàn toàn không thể bị đánh chặn".

Về tin đồn tên lửa Burevestnik phát nổ trong quá trình thử nghiệm, Quân đội Nga đã bác bỏ và tuyên bố không phải tên lửa Burevestnik gặp nạn trong quá trình thử nghiệm mà là sự cố từ động cơ nhiên liệu lỏng được sử dụng trong tên lửa mới khác.

Động cơ này được trang bị nguồn năng lượng đồng vị phóng xạ thường được gọi là "pin hạt nhân", sau khi gặp sự cố nó đã khiến giá trị bức xạ tại địa phương tăng vọt. Quân đội Nga cũng tuyên bố, tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân Burevestnik sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, trong khi vụ tai nạn là loại động cơ nhiên liệu lỏng mới.

Burevestnik là một trong sáu loại vũ khí chiến lược mới của Nga được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố vào ngày 1/3/2018. Kích thước của tên lửa này tương đương với tên lửa hành trình Kh-101 và được trang bị động cơ năng lượng hạt nhân cỡ nhỏ. Phạm vi hoạt động được tuyên bố là lớn hơn Kh-101. Tên lửa được phóng từ một bệ phóng nghiêng sử dụng một bộ phận đẩy tên lửa có thể tháo rời.

Diễn đàn Kỹ thuật quân sự quốc tế (Army 2021) có bao nhiêu quốc gia tham dự?

Diễn đàn Kỹ thuật quân sự quốc tế (Army 2021) có bao nhiêu quốc gia tham dự?

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết với tờ Krasnaya Zvezda, ngày 22/8, Hội thao Quân sự quốc tế (Army Games 2021) lần thứ 7 sẽ chính thức diễn ra, đồng thời Diễn đàn Kỹ thuật quân đội quốc tế (Army 2021) cũng diễn ra song song.

Đức Trí (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !