Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ cần gì để đối phó với vũ khí vượt siêu thanh?

Mỹ đã tìm ra biện pháp để đối phó với các loại vũ khí vượt siêu thanh, tuy nhiên, để đưa biện pháp này trở thành hiện thực thì vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

Quân đội Mỹ đang "làm hết sức mình" để đảm bảo rằng họ có thể phòng thủ trước các loại tên lửa khác nhau hoặc các mối đe dọa tương tự. Để đối phó với các loại UAV mới và vũ khí vượt siêu thanh, Mỹ sẽ đánh giá lại các kế hoạch phòng thủ tên lửa và các lực lượng chống tên lửa, Mỹ tin rằng điều này sẽ tạo thành một biện pháp răn đe mới.

Truyền thông Trung Quốc cho rằng, Quân đội Mỹ không có phương tiện hoặc thiết bị hiệu quả để chống lại vũ khí vượt siêu thanh, ở cấp độ hiện tại, ngay cả khi tích hợp tất cả các lực lượng chống tên lửa thì cái gọi là "răn đe" có thể là để tự trấn an.

{keywords}
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot PAC-3 của Mỹ. Nguồn: Sina.

Theo báo cáo trên trang web "Defense One" của Mỹ hôm 11/8, Ủy ban Giám sát nhu cầu chung (JROC), do Phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ John Hyten và các Phó Tham mưu trưởng của các quân chủng đã quyết định, việc tích hợp khả năng phòng thủ tên lửa vào các quân chủng sẽ là ưu tiên lớn tiếp theo.

Tướng John Hyten nói rằng, điều mà hệ thống phòng thủ tên lửa của quân đội Mỹ còn thiếu là "ý thức" về cách xây dựng và tích hợp các công cụ, khả năng phòng thủ tên lửa ở các quân chủng.

Tại Hội nghị chuyên đề về Phòng thủ Tên lửa và Không gian Mỹ vừa qua, ông John Hyten nói: "Hãy ra ngoài, đọc các yêu cầu hiện tại của JROC về phòng không và phòng thủ tên lửa tích hợp, xem xét sự kết hợp giữa phòng không và phòng thủ tên lửa tích hợp, và kiểm tra các lỗ hổng được xác định bởi JROC và khả năng ở đâu. Bạn sẽ tìm thấy những gì chúng tôi còn thiếu".

Ông John Hyten tin rằng, do thiếu các kế hoạch và yêu cầu chung, các lực lượng chủ lực của Quân đội Mỹ về cơ bản đã phát triển các quy trình và khả năng phòng thủ tên lửa của riêng họ. 

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ hiện đang thúc đẩy tầm nhìn rộng hơn và dài hạn hơn để tích hợp một cách tốt hơn tất cả vũ khí, nền tảng, vệ tinh và lực lượng của các quân chủng khác nhau vào một mạng lưới khổng lồ có tên JADC2 (khống chế và chỉ huy chung trên mọi lĩnh vực).

Văn phòng Chủ tịch Hội đồngTham mưu trưởng liên quân Mỹ gần đây đã hoàn thành tài liệu chiến lược JADC2, và JROC có thể đánh giá lỗ hổng trong khả năng phòng thủ tên lửa tổng thể của Quân đội Mỹ.

Ông John Hyten tuyên bố rằng, vì các lực lượng chủ lực của Quân đội Mỹ đã tích hợp các chiến lược phòng thủ tên lửa, nên việc tích hợp tất cả các khả năng này  thành một mạng lưới tổng thể sẽ tạo ra sức mạnh răn đe.

Theo báo cáo, trong những năm gần đây, vũ khí vượt siêu thanh đã phát triển một cách chóng mặt, đi đầu là Nga, Moscow đã phát triển và cho ra đời nhiều loại vũ khí vượt siêu thanh khác nhau, đồng thời cũng đang thử nghiệm và phát triển thêm vũ khí vượt siêu thanh khác. 

Mỹ đã nhiều lần đưa ra khái niệm và ý tưởng về phòng thủ chống lại vũ khí vượt siêu thanh, nhưng cho đến nay vẫn chưa biến điều đó thành hiện thực và nước này không có thiết bị kỹ thuật nào có thể phòng thủ hiệu quả trước vũ khí vượt siêu thanh.

Theo phân tích, ở cấp độ hiện tại, quân đội Mỹ khó có thể tích hợp tất cả các lực lượng chống tên lửa của mình để đạt được khả năng phòng thủ như mong muốn trước vũ khí vượt siêu thanh.

Tại sao Hải quân Mỹ từ chối nâng cấp UAV MQ-4C?

Tại sao Hải quân Mỹ từ chối nâng cấp UAV MQ-4C?

Có nhiều thông tin cho thấy Hải quân Mỹ đã từ chối nâng cấp UAV MQ-4C thành máy bay cảnh báo sớm để tập trung vào nhiệm vụ được cho là nhằm vào Trung Quốc.

Đức Trí (lược dịch)

Video tên lửa đạn đạo Nga bắn nổ 2 hệ thống HIMARS của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander-M để bắn nổ 2 xe phóng thuộc hệ thống HIMARS của Ukraine tại vùng Kharkiv.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Đang cập nhật dữ liệu !