Mỹ: Hệ thống đánh chặn Aegis mới có thể tiêu diệt mọi loại tên lửa

Hải quân Mỹ đã thử nghiệm thành công hệ thống đánh chặn tên lửa Aegis, tiêu diệt 2 tên lửa hành trình và 1 tên lửa đạn đạo ngoài khơi Hawaii, thể hiện sức mạnh “không nước nào trên thế giới có được”.

Hãng Raytheon, một trong những công ty quốc phòng lớn của Mỹ đã tuyên bố rằng: “Cùng với sự hợp tác của Cơ quan Phòng không Chống tên lửa (MDA), một chiến hạm của Hải quân Mỹ đã 'giao chiến' thành công bằng tên lửa Standard Missile-3 và Standard Missile-2 của Raytheon trong một cuộc diễn tập phức tạp với mục đích phòng không và tên lửa đạn đạo”.

Mỹ: Hệ thống đánh chặn Aegis mới có thể tiêu diệt mọi loại tên lửa - ảnh 1

Tên lửa SM-3 nhằm đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo.

Cơ quan Phòng thủ tên lửa cũng xác nhận, cuộc thử nghiệm cho thấy hệ thống Aegis (được chế tạo bởi hãng Lockheed Martin) đã được được nâng cấp đáng kể. Dự kiến hệ thống mới này sẽ được lắp đặt trên các chiến hạm Aegis cũng như trên hệ thống Aegis Ashore tại Romania vào năm tới.

Trong cuộc diễn tập mô phỏng một cuộc tấn công tên lửa của địch ở Hawaii, chiến hạm USS John Paul Jones đã đánh chặn thành công một quả tên lửa đạn đạo tầm ngắn bằng một tên lửa SM-3 Block IB, trong khi 2 tên lửa hành trình đã bị bắn hạ bởi 2 tên lửa “SM-2 Block IIIA”.

Tiến sĩ Taylor W.Lawrence, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty Raytheon nói rằng: “Cuộc thử nghiệm này cho thấy khả năng phòng chống nhiều loại tên lửa đạn đạo và hành trình trong tình huống bị tấn công bất ngờ. Không có nước nào trên thế giới có thể làm điều mà Hải quân Mỹ và Cơ quan Phòng không Chống tên lửa đã làm được hôm nay”.

Công ty khẳng định rằng tên lửa SM-3 là “một loại đầu đạn tối tân có thể tiêu diệt tên lửa đạn đạo tầm xa bên ngoài khí quyển của Trái Đất”. SM-3 tiêu diệt các mục tiêu là tên lửa đạn đạo đang tới gần với một lực tương đương “một chiếc xe tải 10 tấn chạy với vận tốc gần 1.000km/h”. Tên lửa sử dụng hệ thống điều khiển cao độ và đổi hướng khi bay (TDACS) để dẫn đường cho tên lửa đến mục tiêu.

Công ty Raytheon cho biết, hiện có hơn 200 tên lửa SM-3 đã được triển khai trong quân đội Mỹ và Nhật Bản. Romania sẽ có thêm SM-3 để có thể sử dụng bên bờ biển vào năm 2015.

Trong khi đó, nước Nga đã liên tiếp đặt câu hỏi về việc hệ thống đánh chặn tên lửa của Mỹ có thực sự nhắm đến những nước có khả năng tấn công bằng tên lửa như Iran hay Triều Tiên như Mỹ đã phát biểu. Thay vào đó, Nga cho rằng hệ thống phòng thủ này đe doa hệ thống quốc phòng và an ninh quốc gia của nước này.

Năm ngoái, Nga xác nhận việc triển khai tên lửa đạn đạo Iskander ở tỉnh Kaliningrad nhằm đáp trả hành động lắp đăt hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Châu Âu. Ngoài ra, nhằm đáp lại việc Mỹ thiết lập căn cứ quân sự ở Romania, đại diện của Nga phát biểu với NATO rằng họ sẽ có những biện pháp mạnh hơn.

Cuộc thử nghiệm tên lửa của Mỹ xảy ra sau một chuỗi những lần thử nghiệm vũ khí của Nga, khi nước này đã phóng thử nghiệm tên lửa hạt nhân chiến lược Bulava từ một tàu ngầm lớp Borey, còn một tàu ngầm lớp Delta IV cũng đã thử nghiệm thành công tên lửa tầm ngắn Sineva. Thêm vào đó, Nga cũng đã phóng thử nghiệm tên lửa Topol-M vào tuần trước.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Nước Nga Ngày nay (RT) của Nga. RT được thành lập vào tháng 12/2005. RT chuyên nắm bắt những câu chuyện và vấn đề thường bị các phương tiện truyền thông bỏ qua để tạo ra những tin tức ở một khía cạnh rất khác biệt.

Anh Tuấn (lược dịch)

AK-308 'sát thủ mới của Kalashnikov’ với loạt công nghệ siêu hiện đại

Với những nâng cấp công nghệ hiện đại, phiên bản súng trường AK-308 mẫu 2025 hứa hẹn mang lại hiệu suất vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các lực lượng quân sự toàn cầu.

Súng trường AK-308 của Nga dùng đạn chuẩn NATO

Ngày 18/6, tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu của Nga Kalashnikov Concern chính thức công bố phiên bản nâng cấp của súng trường AK-308, loại vũ khí sử dụng đạn 7,62x51mm NATO.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.