Mua sắm, đầu tư công bằng hàng nội
Để người Việt yêu thích và ưu tiên dùng hàng Việt, để chủ trương đúng đắn ấy đến được với đông đảo nhân dân, thiết nghĩ cũng nên bắt đầu từ chính những câu chuyện mua sắm, đầu tư công trong các cơ quan công quyền.
Mỗi khi đi trên con đường bê tông Xuân Mai (huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội), tôi không chỉ nhớ về một người bạn lớn của dân tộc ta - nhân dân Cu Ba - đã giúp ta làm con đường hơn chục cây số này mà còn khắc khoải một nỗi niềm về giải pháp đầu tư làm đường giao thông nước ta trong những năm gần đây. Con đường mà bạn làm từ mấy chục năm qua hầu như không suy suyển là bao, vẫn đẹp và tương đối phẳng. Trong khi đó, thời gian qua, chúng ta sửa chữa và làm mới nhiều đoạn đường, nhiều con đường bằng nhựa asphalt công nghệ mới hẳn hoi mà chỉ sau vài năm mặt đường đã xuất hiện nhiều vết nứt, ổ gà, thậm chí là ổ trâu. Tôi không định đi sâu về khía cạnh kỹ thuật hay kinh tế làm đường trong bài viết này để phê phán hay chỉ trích ai, chỉ muốn dẫn ra một ví dụ cho thấy: Làm đường bằng bêtông xi măng cũng tốt đấy chứ! Như thế vừa đảm bảo chất lượng, lại tiêu thụ được một lượng đáng kể xi măng, cát sỏi, đá - những thứ trong nước hiện đang được sản xuất khá nhiều, có chất lượng tốt - để kích cầu giải phóng tồn kho, đẩy mạnh sản xuất, thay vì phải nhập khẩu nhựa asphalt như cách làm hiện nay của ngành giao thông.
Trong xây dựng cũng vậy. Cho đến đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ta vẫn còn phải nhập khẩu hầu hết những thiết bị thi công xây dựng, trong đó có những trạm trộn bê tông tự động, khá tốn kém. Thế rồi, bắt đầu từ Nhà máy bê tông đúc sẵn Hà Nội, nay là Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội (VIBEX), Viện Máy và Công cụ công nghiệp (IMI)... đến nay nước ta đã và đang có nhiều đơn vị có thể tự chế tạo được các trạm trộn bêtông điều khiển tự động, chất lượng không kém gì hàng nhập ngoại là bao, giá thành lại rẻ. Những trạm trộn kiểu này này đã được thị trường xây dựng nước ta chấp nhận, đánh bại được hàng nhập ngoại. Việc này không chỉ đem lại thiết bị xây dựng vừa tiện dụng, lại kinh tế mà còn tạo điều kiện tạo thêm công ăn việc làm cho ngành cơ khí, tiêu thụ nguyên vật liệu trong nước… Tiếp đến là hệ thống cẩu tháp xây dựng cũng vậy. Đây cũng là thiết bị xây dựng mà nước ta đã tự sản xuất, cũng được thị trường tiếp nhận.
Có thể kể ra đây rất nhiều những ví dụ về đầu tư, mua sắm ở ta dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, vật tư tuy được sản xuất trong nước mà vẫn rất kinh tế, chất lượng và hiệu quả. Nhờ có những đột phá trong cách nghĩ, cách làm như trên mà không chỉ ngành cơ khí nước ta mà nhiều ngành khác mở rộng được thị trường. Vậy nhưng, vẫn có không ít ngành, đơn vị vẫn cứ thích dùng hàng hóa, vật tư ngoại nhập khi được đầu tư mua sắm, trang thiết bị, vật dụng... Chúng ta đã có nhiều cuộc bàn thảo về đầu tư công, nhưng cũng chỉ chạm đến những vấn đề như đầu tư thế nào cho hiệu quả, tránh dàn trải, tiết kiệm mà không mấy ai nghĩ đến mục đích kích cầu cho hàng nội, cho sản xuất trong nước phát triển.
Cán bộ ta đi nước ngoài nhiều hẳn thấy ở một số nước như Trung Quốc chẳng hạn, hầu như không có bóng dáng một chiếc xe ô tô nào ngoại nhập chạy trên đường. Từ những quy định bắt buộc dùng hàng nội trong đầu tư mua sắm công, Trung Quốc đã kích cầu sản xuất trong nước, khiến cho trong nhiều năm qua, hầu hết các mặt hàng của họ được cải tiến mẫu mã, chất lượng, giá cả, không những được người trong nước ưa dùng mà còn xuất khẩu đi hàng chục nước trên thế giới, len lỏi được vào các thị trường khó tính như Đức, Mỹ, Nhật… Còn ở ta thì sao? Không tìm thấy bất cứ một văn bản nào của bất kỳ cơ quan nào trong hệ thống quản lý Nhà nước ta quy định đầu tư, mua sắm công phải mua, dùng hàng nội. Các đơn vị từ trung ương đến địa phương thoải mái mua sắm hàng ngoại, để được đi thăm thú nước ngoài, để có điều kiện "phết phẩy” dễ dàng, hẩu cánh hơn… Người viết bài này có dịp mục sở thị một số căn phòng làm việc của quan chức ta. Nội thất trong đó thôi thì đủ loại đồ ngoại: Nào bàn ghế, máy lạnh, máy tính, tủ hồ sơ, đến cả cái thảm chùi chân ở đây có khi cũng là của ngoại. Sính hàng ngoại đã trở thành căn bệnh thâm căn cố đế của họ. Và ngành tài chính cứ điềm nhiên chấp nhận căn bệnh đó mà nhắm mắt quyết toán ngân sách đầu tư, mua sắm công cho các cơ quan công quyền này. Do vậy, phát huy lòng yêu nước, xây dựng văn hóa tiêu dùng để người Việt dùng hàng Việt một cách triệt để phải giác ngộ, thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cách làm ngay từ những người làm chính sách công. Bắt buộc phải dùng hàng nội một cách tối đa trong chừng mực có thể, ít nhất là trong đầu tư công, mua sắm công. Đó không chỉ là đòi hỏi mà còn phải là mệnh lệnh từ trái tim yêu nước, phải được chế tài hóa từ các cấp có thẩm quyền trong bộ máy quản lý nhà nước.
Hàng nội, ngoài tự thân vận động, nó phát triển được hay không còn tùy thuộc phần lớn vào thái độ của chúng ta. Có thể hôm qua, hôm nay và một thời gian không ngắn tới, nó chưa đáp ứng được một cách đáng kể về mẫu mã, chất lượng, nhưng nếu được "ưu ái” bắt buộc như vậy, đương nhiên nó sẽ có điều kiện tạo đà để khởi sắc, đơm hoa. Đây là điều mà chúng ta có thể làm được trong tầm tay, lại không phải băn khoăn do dự phạm vào điều luật gì kể cả trong nước và quốc tế.
Trong xây dựng cũng vậy. Cho đến đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ta vẫn còn phải nhập khẩu hầu hết những thiết bị thi công xây dựng, trong đó có những trạm trộn bê tông tự động, khá tốn kém. Thế rồi, bắt đầu từ Nhà máy bê tông đúc sẵn Hà Nội, nay là Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội (VIBEX), Viện Máy và Công cụ công nghiệp (IMI)... đến nay nước ta đã và đang có nhiều đơn vị có thể tự chế tạo được các trạm trộn bêtông điều khiển tự động, chất lượng không kém gì hàng nhập ngoại là bao, giá thành lại rẻ. Những trạm trộn kiểu này này đã được thị trường xây dựng nước ta chấp nhận, đánh bại được hàng nhập ngoại. Việc này không chỉ đem lại thiết bị xây dựng vừa tiện dụng, lại kinh tế mà còn tạo điều kiện tạo thêm công ăn việc làm cho ngành cơ khí, tiêu thụ nguyên vật liệu trong nước… Tiếp đến là hệ thống cẩu tháp xây dựng cũng vậy. Đây cũng là thiết bị xây dựng mà nước ta đã tự sản xuất, cũng được thị trường tiếp nhận.
Có thể kể ra đây rất nhiều những ví dụ về đầu tư, mua sắm ở ta dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, vật tư tuy được sản xuất trong nước mà vẫn rất kinh tế, chất lượng và hiệu quả. Nhờ có những đột phá trong cách nghĩ, cách làm như trên mà không chỉ ngành cơ khí nước ta mà nhiều ngành khác mở rộng được thị trường. Vậy nhưng, vẫn có không ít ngành, đơn vị vẫn cứ thích dùng hàng hóa, vật tư ngoại nhập khi được đầu tư mua sắm, trang thiết bị, vật dụng... Chúng ta đã có nhiều cuộc bàn thảo về đầu tư công, nhưng cũng chỉ chạm đến những vấn đề như đầu tư thế nào cho hiệu quả, tránh dàn trải, tiết kiệm mà không mấy ai nghĩ đến mục đích kích cầu cho hàng nội, cho sản xuất trong nước phát triển.
Cán bộ ta đi nước ngoài nhiều hẳn thấy ở một số nước như Trung Quốc chẳng hạn, hầu như không có bóng dáng một chiếc xe ô tô nào ngoại nhập chạy trên đường. Từ những quy định bắt buộc dùng hàng nội trong đầu tư mua sắm công, Trung Quốc đã kích cầu sản xuất trong nước, khiến cho trong nhiều năm qua, hầu hết các mặt hàng của họ được cải tiến mẫu mã, chất lượng, giá cả, không những được người trong nước ưa dùng mà còn xuất khẩu đi hàng chục nước trên thế giới, len lỏi được vào các thị trường khó tính như Đức, Mỹ, Nhật… Còn ở ta thì sao? Không tìm thấy bất cứ một văn bản nào của bất kỳ cơ quan nào trong hệ thống quản lý Nhà nước ta quy định đầu tư, mua sắm công phải mua, dùng hàng nội. Các đơn vị từ trung ương đến địa phương thoải mái mua sắm hàng ngoại, để được đi thăm thú nước ngoài, để có điều kiện "phết phẩy” dễ dàng, hẩu cánh hơn… Người viết bài này có dịp mục sở thị một số căn phòng làm việc của quan chức ta. Nội thất trong đó thôi thì đủ loại đồ ngoại: Nào bàn ghế, máy lạnh, máy tính, tủ hồ sơ, đến cả cái thảm chùi chân ở đây có khi cũng là của ngoại. Sính hàng ngoại đã trở thành căn bệnh thâm căn cố đế của họ. Và ngành tài chính cứ điềm nhiên chấp nhận căn bệnh đó mà nhắm mắt quyết toán ngân sách đầu tư, mua sắm công cho các cơ quan công quyền này. Do vậy, phát huy lòng yêu nước, xây dựng văn hóa tiêu dùng để người Việt dùng hàng Việt một cách triệt để phải giác ngộ, thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cách làm ngay từ những người làm chính sách công. Bắt buộc phải dùng hàng nội một cách tối đa trong chừng mực có thể, ít nhất là trong đầu tư công, mua sắm công. Đó không chỉ là đòi hỏi mà còn phải là mệnh lệnh từ trái tim yêu nước, phải được chế tài hóa từ các cấp có thẩm quyền trong bộ máy quản lý nhà nước.
Hàng nội, ngoài tự thân vận động, nó phát triển được hay không còn tùy thuộc phần lớn vào thái độ của chúng ta. Có thể hôm qua, hôm nay và một thời gian không ngắn tới, nó chưa đáp ứng được một cách đáng kể về mẫu mã, chất lượng, nhưng nếu được "ưu ái” bắt buộc như vậy, đương nhiên nó sẽ có điều kiện tạo đà để khởi sắc, đơm hoa. Đây là điều mà chúng ta có thể làm được trong tầm tay, lại không phải băn khoăn do dự phạm vào điều luật gì kể cả trong nước và quốc tế.
Minh Anh
Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam
Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).
Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'
Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO
Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.
Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em
Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).
Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN
Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.
Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.
Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.
Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện
Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.
Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng
Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.
Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023
Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.