Mổ xẻ độ "khủng" tên lửa đạn đạo Hwasong-15 của Triều Tiên

Một chuyên gia nhận định, Triều Tiên đã làm được điều mà chỉ số ít quốc gia trên thế giới có thể là cho ra đời loại tên lửa cỡ lớn và có phạm vi tấn công xa như ICBM Hwasong-15.

Hôm 30/11, Triều Tiên đã cho công bố hàng chục bức ảnh về Hwasong-15, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mà Bình Nhưỡng bất ngờ cho phóng thử một ngày trước đó sau hơn 10 tuần “im hơi lặng tiếng”.

Theo Triều Tiên, Hwasong-15 có thể tấn công mọi vị trí trên đất Mỹ. Việc Triều Tiên công khai những bức ảnh về Hwasong-15 cũng là dịp để các chuyên gia “mổ xẻ” mức độ “khủng” của loại tên lửa này.

Hình ảnh ICBM Hwasong-15 của Triều Tiên.

Về tổng quan, Hwasong-15 là loại tên lửa cỡ lớn, hiện đại hơn so với những ICBM mà Triều Tiên từng chế tạo. Đặc biệt, thiết bị phóng Hwasong-15 hoàn toàn sử dụng các công nghệ nội địa do Triều Tiên tự sản xuất. Những ưu điểm này sẽ khiến kế hoạch tiêu diệt Hwasong-15 trở nên khó khăn hơn.

Song thực tế, nếu ICBM Hwasong-15 mang theo đầu đạn hạt nhân nặng quá 500 kg, tên lửa Triều Tiên sẽ không thể vươn tới bờ Tây nước Mỹ. 

Thông số kỹ thuật

ICBM Hwasong-15 có kích cỡ lớn hơn so với Hwasong-14, loại tên lửa đã được Triều Tiên cho phóng thử nghiệm hai lần vào tháng Bảy.

Theo AP, ngay sau khi các bức ảnh về Hwasong-15 được giới truyền thông công bố, nhà nghiên cứu Michael Duitsman tại Trung tâm Nghiên cứu giải trừ vũ khí hạt nhân ở Monterey, California nhận định rằng: “Đây là loại tên lửa cỡ lớn. Tôi không có ý nói là nó chỉ lớn với riêng Triều Tiên bởi chỉ có số ít quốc gia trên thế giới có thể sản xuất loại tên lửa có quy mô như vậy. Và Triều Tiên đã tham gia câu lạc bộ này”.

Kích cỡ của Hwasong-15 là một phần quan trọng bởi một tên lửa muốn tấn công được các mục tiêu trên đất Mỹ thì cần phải mang theo khối lượng lớn nhiên liệu. Cũng theo ông Duitsman, tên lửa mới của Triều Tiên bố trí động cơ có phần khác biệt so với những loại tên lửa trước đó và khả năng điều hướng cũng được cải thiện.

Liên quan tới vụ phóng thử Hwasong-15 hôm 29/11, Triều Tiên nhấn mạnh tên lửa này được một thiết bị phóng do chính Bình Nhưỡng sản xuất, phóng đi. Những bức ảnh sau đó được Bình Nhưỡng công bố đã chứng minh điều này.

Việc Triều Tiên tự sản xuất các thiết bị chuyên chở và phóng tên lửa di động (TEL) cũng đã giúp quốc gia này thoát khỏi sự phụ thuộc công nghệ từ những nước khác như Trung Quốc trong bối cảnh Bình Nhưỡng đang bị lệnh cấm vận bủa vây tứ phía.

TEL giúp Triều Tiên có thể di chuyển tên lửa một cách dễ dàng và có thể phóng từ những khu vực xa xôi hẻo lánh để tránh bị phát hiện trước. Nói cách khác, TEL sẽ giúp việc phát hiện và tấn công Hwasong-15 trước khi tên lửa này rời bệ phóng, trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Kích cỡ và thiết kế của Hwasong-15 cũng cho thấy nó có thể mang đầu đạn lớn hơn và khả năng hồi quyển cao hơn. Phần mũi của tên lửa tròn và tù hơn các phiên bản trước, cho thấy sự tiến bộ trong công nghệ hồi quyển.

Theo Triều Tiên, Hwasong-15 có thể mang theo đầu đạn hạt nhân “siêu nặng” để tấn công mọi mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ. Tuy nhiên, một khi mang theo đầu đạn càng nặng thì phạm vi hoạt động của tên lửa càng bị giới hạn.

Chia sẻ trên blog 38 North, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu tên lửa, ông Michael Elleman nhấn mạnh, tầm bắn của Hwasong-15 là khoảng 13,000 km và có thể mang theo đầu đạn nặng 150 kg.

Đây chắc chắn là loại đầu đạn có trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với năng lực sản xuất đầu đạn hạt nhân của Bình Nhưỡng. Trong khi đó, để tấn công khu bờ Tây nước Mỹ, Triều Tiên cần có đầu đạn hạt nhân nặng dưới 500 kg.

“Bom hạt nhân của ông Kim Jong-un cần nặng dưới 350 kg nếu như Triều Tiên muốn tấn công khu bờ Tây nước Mỹ. Nếu đầu đạn nặng 600 kg, tên lửa Triều Tiên chỉ có thể vươn tới thành phố Seattle”, ông Elleman chia sẻ. 

Một số hình ảnh về ICBM Hwasong-15 được Triều Tiên phóng hôm 29/11:

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !