Người trẻ bỏ tiền triệu đi học 'sống ảo'

Các lớp dạy tạo dáng, chụp hình sống ảo, tác phong đẹp mắt ấn tượng thu hút nhiều người trẻ dù học phí không hề thấp, khóa 10 buổi học theo nhóm khoảng 3,5 triệu đồng, còn học 1 mình chi phí 900.000 đồng/buổi

Thời gian gần đây, nhiều lớp học "sống ảo" mọc lên như nấm sau mưa. Điều đó cho thấy nhu cầu muốn mình đẹp hơn trên mạng xã hội của mọi người ngày 1 tăng. Chúng ta cứ nghĩ chụp ảnh là dễ, nhưng thực ra để có 1 bức ảnh đẹp, ưng ý, người chụp ảnh phải có kỹ năng tạo dáng đẹp, có thần thái mà không phải ai cũng làm được.  

Trâm Anh (SN 1992, hiện đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng), một trong nhưng người đầu tiên mở lớp học chụp ảnh để sống ảo chuyên nghiệp chia sẻ, nói là lớp học để chụp ảnh "sống ảo" đăng lên mạng xã hội nhưng nó mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi người. Theo đó học viên không chỉ học cách để có những tấm ảnh lung linh và như cách các bạn trẻ nói vui là "lừa tình" để sống ảo trên mạng xã hội, mà còn được trao đổi kinh nghiệm để có phong thái tự tin hơn, biết cách chăm sóc bản thân hơn. Người có khuyết điểm về dáng đi, ngồi, cũng được chỉnh sửa khi theo học những khóa học phong thái này.  

"Trước đó khi làm HLV gym, tham gia một số cuộc thi người mẫu, mình nhận thấy, có rất nhiều chị em đang có khuyết điểm về dáng đi. Mọi người thường đi còng lưng, mắt nhìn xuống đất, đi chân 2 hàng... rất nhiều. Đây là hệ lụy của việc ngồi máy tính quá nhiều. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người đó mà còn khiến họ mất tự tin về bản thân.

Ai cũng muốn đăng tải hình ảnh đẹp lên mạng xã hội tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chụp để có tấm hình đẹp. Không biết cách tạo dáng, lấy góc chụp, căn ánh sáng, thành ra nhiều người bên ngoài rất xinh nhưng khi lên ảnh thì bị "dìm hàng".

Khi mình mở lớp học sống ảo, nhiều người can ngăn mình, nói rằng không thực tế. Tuy nhiên bản thân mình lại nghĩ, mình còn trẻ sao không thử? Thất bại mình có thể làm lại. Nhờ suy nghĩ tích cực nên mình quyết định mở câu lạc bộ phong thái này”, Trâm Anh cho hay.

Sống ảo cũng phải có kĩ năng, những cách như tạo dáng, căn ánh sáng để chụp ảnh, chỉnh sửa ảnh... không phải ai cũng thành thục.

Để mở được câu lạc bộ rèn luyện phong thái, cô nàng 9X đã phải đi làm thêm khá nhiều để tích vốn. Sau đó cô mạnh dạn vay mượn 1 ít của người thân, bạn bè để mở trung tâm. Hiện tại Trâm Anh đã trả hết nợ. Câu lạc bộ tập sống ảo của cô cũng đã có nguồn thu ổn định.

Trâm Anh chia sẻ: "Lớp học phong thái của mình tập trung hướng dẫn học viên tạo dáng chụp ảnh, chỉnh sửa hình và cải thiện tư thế, dáng đi, đào tạo người mẫu… Lớp học này sẽ vừa giúp mọi người biết cách chụp ảnh đẹp, và đồng thời cũng cải thiện dáng đi của học viên. Nhờ đó họ trở nên tự tin, xinh đẹp hơn.

Hầu như mình là người trực tiếp giảng dạy. Mình đang đào tạo thêm 1 số trợ giảng để có thể thay mình đứng lớp. Những ca khó thì mình vẫn là người hướng dẫn xuyên suốt. Sáng 3 ca, chiều 2 ca. Mỗi lớp học của mình thì chỉ khoảng 7 người vì để đạt hiệu quả tối đa. Học viên có thể học theo khóa 10 buổi, 15 buổi, 20 buổi hoặc tùy theo nhu cầu của mỗi người. Khóa 10 buổi là 3 triệu rưỡi (học nhóm) còn học kèm 1:1 thì 900.000 đồng/buổi.

Mình không chỉ dạy mọi người ở trung tâm mà còn đưa học viên ra ngoài đám đông, tham gia các cuộc thi nhan sắc... để họ ngày 1 tự tin hơn, có thần thái hơn".

Trâm Anh cho biết, đối tượng tham gia lớp học của cô khá đa dạng. Bao gồm học sinh, sinh viên, dân văn phòng, ngay cả các bạn nhỏ được bố mẹ đầu tư sớm về hình thể cũng tham gia. Cô nàng còn tiết lộ, nhiều nhân viên quán bar, nhà hàng, khách sạn... cũng đến đây học để phong thái, cách đứng, cách đi, chào hỏi khách lịch sự hơn. Nhờ đó mà họ phục vụ khách hàng được chuyên nghiệp hơn. Hình ảnh của nhà hàng cũng đẹp hơn trong mắt khách hàng.

"Có những bạn khi mới đến dáng đi rất gù, ban đầu khi tập bị ngã lên ngã xuống, đau lắm. Nhưng sau vài buổi thì họ thay đổi rõ rệt. Thấy họ vui vì sự thay đổi của bản thân, mình cũng xúc động.

Thậm chí có bạn tham gia 1 cuộc thi sắc đẹp đã giấu ba mẹ để đi học. Chỉ sau khi thành công bạn này mới kể lại, vì sợ cha mẹ không đồng ý cho là phù phiếm, bạn đã 'trộm' tiền để đi, sau đó được giải cao, đã mang tiền thưởng về 'thú tội' và gửi lại ba mẹ.

Ngược lại, có người mẹ dắt con gái cao gầy dáng đi lom khom như bà cụ đến nhờ hướng dẫn cho con có dáng đi đẹp, thanh thoát. Khi con đã cải thiện được dáng vóc, phong cách, phụ huynh rất vui.

Lớp học cũng thu hút nhiều  bạn nhỏ tham gia với mong muốn giúp con tự tin hơn.

Lê Nga, chủ một lớp sống ảo online chia sẻ, nhiều người ban đầu hỏi học phí đã bình luận rằng bỏ ra 3-4 triệu đồng để theo học một khóa sống ảo là quá lãng phí. Nhưng thực tế vẫn có rất nhiều bạn trẻ quyết tâm đầu tư để hoàn thiện vóc dáng, phong thái.

'Học phí tốn trên từng đó tiền thôi nhưng mình có kĩ năng dùng cả đời. Thành ra mình lại quá lời nữa chứ. Không những thế, khi bản thân tự tin hơn thì cơ hội kiếm tiền sẽ đến với mình nhiều hơn. Đây được gọi là đầu tư có tính toán', Nga nói.

D. Ngân, một trong những thí sinh lọt top 30 Hoa hậu Việt Nam cho hay: "Mình cảm thấy bản thân cải thiện rất nhiều từ dáng đi, thần thái đến cách đứng trước ống kính. Mình thấy bỏ 5 triệu đồng để có 1 kỹ năng nhất định thì không có gì là hoang phí”.

Mình nghĩ rằng bất kỳ ai cũng muốn bản thân có được những bức ảnh xinh xắn để ghi lại nhiều khoảnh khắc đáng nhớ. bạn gái nào cũng muốn có phong thái tự tin, thanh lịch, đặc biệt với người cần đứng trước máy quay. Mình học được cách đứng ra sao, tạo dáng thế nào để vừa thể hiện được vẻ đẹp của bản thân lại vừa lịch sự, trang nhã, học cách duy trì ánh mắt tự nhiên với ống kính,… Đó là lý do vì sao mình nghĩ luyện tập kỹ năng chụp ảnh cũng là một hoạt động tương đối quan trọng và ý nghĩa.

D. Ngân sau 1 khóa học phong thái

Khánh Linh (cựu sinh viên trường ĐH Vinh, Nghệ An) cho hay: "Mình đã tham gia một lớp học 'sống ảo' ở Vinh với học phí 2,5 triệu đồng. Lớp học khá đông, khoảng 20 học viên. Ở đây mình được tham gia 5 buổi học.

2 buổi đầu mình được học cách tạo dáng chụp ảnh với các tư thế, biểu cảm khác nhau và 3 buổi sau tham gia thực hành chụp ảnh ngoại cảnh. Việc tham gia khoá học giúp mình chụp ảnh bản thân và sản phẩm đẹp hơn, giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng, tăng thu nhập. Vì vậy, mình chấp nhận bỏ ra số tiền 2,5 triệu đồng đổi lại kết quả đó".

Khánh Linh tự tin chụp ảnh “sống ảo” hơn sau khi tham gia 1 khoá học

Chị Thu Hiền  - một chủ spa ở Hà Nội, chia sẻ, bản thân mình có về ngoại hình nhưng khi chụp ảnh người cứ cứng đơ, không biết biểu cảm, tạo dáng sao cho đẹp. Nhờ có người dạy hướng dẫn, mình đã linh hoạt hơn về các cách tạo dáng, biểu cảm như thế nào để phù hợp với từng bộ trang phục và bản thân không bị đơ khi đứng trước ống kính nữa”.

Bạch Dương

Ảnh: NCVC

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Đang cập nhật dữ liệu !