Mô hình dồn, đổi ruộng đất ở Tam Nông, Phú Thọ

Nhằm tạo thuận lợi cho nông dân phát triển sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa có giá trị kinh tế cao, huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) đã đẩy mạnh công tác dồn đổi ruộng đất và nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo nhân dân trên địa bàn.

Ngay từ khi bắt đầu thực hiện mô hình trên, huyện Tam Nông đã xác định rõ: Đối tượng của đổi ruộng đất sẽ tập trung vào các loại ruộng đất hai lúa, đất một lúa một cá, đất mầu, đất nuôi trồng thủy sản nhằm giảm tối đa số thửa đất cho mỗi hộ, tạo lên những thửa có diện tích lớn, liền khu, liền khoảnh, gắn với quy hoạch phân vùng sản xuất nông nghiệp… Theo đó, Huyện đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện tại cơ sở theo năm bước: tuyên truyền thành lập Ban chỉ đạo; chuẩn bị hồ sơ, tài liệu về đổi ruộng đất; lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng; xây dựng Đề án của xã, của khu và giao đất cho hộ gia đình ngoài thực địa; hoàn chỉnh hồ sơ cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân trên cơ sở của Luật Đất đai năm 2013. Ông Phan Văn Thảo, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Nông cho biết: Ban Chỉ đạo huyện đã phân công các đồng chí trong Ban thường vụ huyện phụ trách cụm, các đồng chí huyện ủy viên phụ trách xã để thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra, nắm bắt tình hình thực hiện chủ trương này. Đồng thời, huyện cũng huy động sự vào cuộc của tất cả các ban, ngành, đoàn thể cùng chung tay vào cuộc để đẩy nhanh việc thực hiện như kế hoạch đề ra.

Năm 2014, xã Hương Nộn và một số khu dân cư của các xã Thượng Nông, Tam Cường, Vực Trường đã được huyện chọn để triển khai làm điểm. Đến nay, các đơn vị này đã cơ bản hoàn thành việc giao ruộng tại thực địa cho người dân. Hiện nay, 100% các xã, thị trấn trong toàn huyện đã và đang đồng loạt thực hiện việc đổi ruộng đất theo đúng kế hoạch và hướng dẫn của UBND huyện. Nhiều xã đã hoàn thành xong bước hai và đang hoàn thành bước ba, thậm chí có xã đã hoàn thành xong bước bốn. Ở xã Hương Nộn, trước đây trung bình mỗi hộ có khoảng 5-6 thửa và ở các khu đồng cách xa nhau. Vì vậy, người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc, thu hoạch và đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Xác định việc đổi ruộng đất nông nghiệp là chìa khóa mở ra vùng quy hoạch sản xuất tập trung, xã Hương Nộn đã tăng cường tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và nhân dân về lợi ích của chủ trương này. Nếu trước kia chia bình quân đất tốt, xấu, nay xác định rõ diện tích loại đất của từng khu dân cư, xác định hệ số tương ứng với các loại đất, lấy đó làm cơ sở thực hiện dồn đổi. Ban chỉ đạo xã xây dựng phương án giao đất đảm bảo “tiện canh, tiện cư”, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng đơn vị, kết hợp với quy hoạch giao thông, thủy lợi theo đề án nông thôn mới đã được phê duyệt. Nhận thức được điều này, các hộ dân đã nhất trí thực hiện. Sau đổi ruộng đất, mỗi gia đình đã nhận lại từ 1 - 3 thửa đất với bình quân hơn 650 m2/thửa. 

Ông Hoàng Văn Long, tiểu ban đổi ruộng đất khu 8, xã Hương Nộn cho biết: Các cuộc họp tại khu dân cư đã tạo được không khí dân chủ, cởi mở để người dân bàn bạc và quyết định. Khu chúng tôi đã họp bàn và thống nhất, cán bộ, đảng viên phải là người gương mẫu nhận khu đất ở đồng xa hơn, khó khăn hơn theo đúng nghị quyết của chi bộ đã đề ra.

Gia đình ông Đỗ Tiến Anh, khu 8, xã Hương Nộn trước có 4 thửa ruộng rải rác tại các xứ đồng. Không ngại khó khăn, ông Anh đã gương mẫu nhận thửa ruộng xấu hơn. Ông Anh vui vẻ chia sẻ: “Nếu như ai cũng muốn nhận ruộng tốt, thuận lợi thì việc đổi ruộng đất sẽ khó thành công. Nhận ruộng, gia đình tôi đã bỏ thêm công sức cải tạo để có thửa ruộng bằng phẳng rộng hơn 1.800 m2, thuận lợi nhiều cho việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất”.

Để có thành công trong công tác dồn đổi ruộng đất, xã Hương Nộn đã chủ động xây dựng phương án, chủ động kiểm kê ruộng đất dưới đồng hiện có của từng khu dân cư để từ đó Ban đổi ruộng đất xem xét điều chỉnh từ 102 xứ đồng xuống 36 nhóm xứ đồng. Đồng thời, xã cũng đã quy hoạch bổ sung 63 tuyến giao thông nội đồng dài hơn 13 km và 21 tuyến kênh mương tưới tiêu dài 5,6 km cùng hệ thống bờ lô, bờ thửa. Các khâu, bước trong quy trình dồn đổi ruộng đất đều thực hiện theo quy chế dân chủ ở cơ sở: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

Sau đổi ruộng đất, nhiều hộ dân ở xã Hương Nộn đã có được diện tích sản xuất lớn lại hiệu quả kinh tế cao như hộ ông Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Tiến Sinh ở khu 5; Trần Văn Liên ở khu 3 dồn đổi các diện tích đồng trũng về nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi lợn, gia cầm cho thu nhập 200-300 triệu đồng/năm; hộ ông Phan Nguyên Toại ở khu 8, ông Đặng Văn Thông ở khu 10, Đỗ Đức Bàng ở khu 6 sau dồn đổi đã đầu tư trồng cây hương liệu cho thu nhập 200 triệu đồng/năm.

Ông Nguyễn Tiến Lục, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Nộn chia sẻ kinh nghiệm: Xã thực hiện chia lại bằng hình thức gắp phiếu, ưu tiên nhân dân gắp phiếu trước, cán bộ đảng viên gắp phiếu sau. Đặc biệt, nhiều khu dân cư còn vận động cán bộ, đảng viên nhận chân ruộng đất xấu. Từ chỗ bình quân 6,4 thửa/hộ, sau dồn đổi bình quân mỗi hộ còn 3,3 thửa, một số khu chỉ còn hơn một thửa/hộ. Đến thời điểm này, 100% số hộ sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Hương Nộn tham gia đổi ruộng đất, với tổng diện tích dồn đổi trên 251ha.

Đến nay, toàn huyện Tam Nông đã giảm được gần 31 nghìn thửa đất, đưa bình quân từ 12,8 thửa đất/hộ xuống còn 10,3 thửa/hộ. Đặc biệt, ở hai xã Hương Nộn và Tam Cường đã đặt mục tiêu mỗi hộ chỉ còn 1 - 3 thửa. Sau dồn đổi ruộng đất, người dân các xã này đã hình thành được các vùng chuyên canh, thâm canh cho thu nhập cao như trồng dưa chuột, hoa nhài, cây táo, đu đủ, ổi… Một số hộ còn đầu tư vào chăn nuôi cá kết hợp với chăn nuôi gia cầm cho thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng/ha.

Cũng thông qua đổi ruộng đất, nhiều nơi trong huyện đã hình thành việc thuê quyền sử dụng đất hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất để một số chủ hộ có điều kiện tập trung đầu tư thâm canh, chuyên canh như kết hợp trồng lúa một vụ với thả cá, trồng sen ở các vùng chiêm trũng. Trước đây, gia đình anh Nguyễn Trọng Thắng ở khu 1, xã Tam Cường, huyện Tam Nông có 8 thửa ruộng ở các xứ đồng khác nhau nên mất nhiều thời gian đi lại và be, đắp bờ. Khi khu dân cư tiến hành họp bàn vận động dồn đổi ruộng, anh là một trong những người nhiệt tình ủng hộ chủ trương này. Dù chỉ nhận được phần đất ruộng chiêm trũng trồng một vụ lúa, nhưng anh đã thuê lại đất của 4 hộ liền kề để đầu tư đắp bờ và trồng lúa, kết hợp thả cá. Anh Thắng phấn khởi cho biết: Việc thực hiện dồn đổi ruộng đất đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chúng tôi trong quá trình sản xuất. Nhà tôi đã mượn thêm 3,6 mẫu ruộng của các hộ để trồng lúa một vụ, kết hợp thả cá và kết quả rất tốt.

Ông Triệu Công Hoan, Phó chủ tịch UBND xã Tam Cường khẳng định: Đảng ủy đã triển khai nghị quyết chuyên đề về công tác đổi ruộng đất; đồng thời, thành lập Ban chỉ đạo ở xã, các tiểu ban ở khu dân cư. Do làm tốt công tác quy hoạch, công tác dân vận và việc đưa ra họp bàn với người dân một cách công khai nên đã nhận được sự đồng thuận cao từ nhân dân. Đến nay, xã đã thực hiện dồn đổi được 42/137 ha và đang tích cực thực hiện ở các khu còn lại trong xã.

Bên cạnh những thuận lợi trên, công tác này cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại do tư tưởng ngại khó, ngại khổ, không dám bứt phá của một số hộ dân; diện tích đăng ký tham gia dồn đổi ruộng đất còn thấp nên khả năng tạo thành ô thửa lớn chưa cao, chưa hình thành rõ nét các vùng sản xuất thâm canh, chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, kéo theo việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất còn hạn chế, nhất là khâu thu hoạch.

Thời gian tới, huyện Tam Nông sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong việc đổi ruộng đất. Đồng thời, huyện cũng tăng cường kiểm tra giám sát, đảm bảo thực hiện các bước theo đúng hướng dẫn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy sự đầu tầu gương mẫu ở mỗi cán bộ, đảng viên tạo sự đồng thuận nhất trí cao ở nhân dân trong thực hiện đổi ruộng đất nông nghiệp. Huyện cũng cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính cho các hộ nông dân trong việc thực hiện chuyển đổi, chuyển nhượng đất nông nghiệp, đẩy nhanh tích tụ ruộng đất để hình thành các mô hình sản xuất lớn và phấn đấu đến hết 2017, sẽ hoàn thành chủ trương lớn này.

Hoàng Nam

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !