MiG-701 - Dự án tiêm kích tầm cực xa đầy tham vọng của Liên Xô

Tổ hợp công nghiệp - quân sự của Liên Xô đã từng không ngừng nghiên cứu phát triển các mẫu vũ khí mới.

Theo đó, các dự án đầy tham vọng thường xuyên xuất hiện trong các ngành thiết giáp, hải quân và tất nhiên là trong ngành hàng không. Một trong những dự án như vậy liên quan đến dòng máy bay chiến đấu hạng nặng MiG-701.

Dự án tham vọng

Cục thiết kế Mikoyan ban đầu xác định nó là máy bay tiêm kích đánh chặn, được lên kế hoạch thay thế tiêm kích MiG-31, chủ yếu cho nhiệm vụ tuần tra tầm xa tốc độ cao và đánh chặn trên không. Tên chính thức của dự án trong phòng thiết kế là MiG 701.

Theo kế hoạch của các nhà khoa học, đây là một máy bay đánh chặn siêu xa, sẽ cung cấp cho Không quân Liên Xô ưu thế hoàn toàn trên không. Mức độ tiên tiến của dòng máy bay này được chứng minh là ngay cả ở giai đoạn thiết kế ban đầu, MiG-701 đã được lên kế hoạch chỉ đưa vào hoạt động từ thế kỷ 21.

Tốc độ tối đa của MiG-701 được cho là Mach 2 và tốc độ bay tối đa Mach 5. Khi bay với tốc độ siêu thanh ở độ cao khoảng 17 km, máy bay có thể đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách lên tới 7.000 km.

Nếu chuyến bay được thực hiện ở độ cao thấp hơn và ở tốc độ thấp hơn, thì phạm vi tăng lên 11.000 km. Các nhà nghiên cứu cho rằng MiG-701 sẽ có khả năng thực hiện nhiệm vụ tại các vùng lãnh thổ rộng lớn và dân cư thưa thớt của Liên Xô ở Bắc Cực, Siberia và Viễn Đông.

Chiếc máy bay có kích thước khá đồ sộ so với một chiếc máy bay tiêm kích. Sải cánh của MiG-701 đạt 19 mét, với tổng chiều dài thân máy bay là 30 mét. Để so sánh, sải cánh của MiG-31 chỉ là 14 mét và F-16 là 10 mét. Đáng chú ý là vũ khí được đặt bên trong máy bay, chứ không phải trên giá treo. Điều này giúp cải thiện đáng kể các đặc tính khí động học của máy bay.

Máy bay đánh chặn MiG 701 sử dụng tổ hợp cánh tam giác (cũng có phiên bản không có cánh mũi). Buồng lái sử dụng hai ghế cạnh nhau để thuận tiện cho việc thay phiên nhau nghỉ ngơi và liên lạc trong chuyến bay đường dài.

Máy bay có trọng lượng rỗng 35,02 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 70,58 tấn. Một trong những nhiệm vụ chính sớm nhất của máy bay là đánh chặn máy bay ném bom chiến lược của đối phương và phóng tên lửa hành trình tầm xa.

Lý do MiG-701 không thể cất cánh

Vì lý do Liên Xô sụp đổ vào những năm 1990, nước Nga không có tiền để thực hiện các dự án lớn, do đó dự án dài hơi này buộc phải tạm gác lại. Khi tình hình kinh tế của Nga được cải thiện, một số chương trình, dự án phát triển quân sự đã được nối lại. Tuy nhiên, nguồn lực không còn phân tán vào hàng chục dự án triển vọng mà chỉ tập trung vào một hoặc hai lĩnh vực. 

Vì vậy, trong lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo máy bay chiến đấu, Nga quyết định tập trung vào các mẫu máy bay tàng hình có tốc độ cao, chứ không phải các mẫu máy bay chiến đấu tầm xa. 

Tuy nhiên, thật đáng tiếc nếu hoàn toàn xếp xó dựa án, vì vậy vào năm 1993, Cục thiết kế Mikoyan đã cố gắng đổi nó thành một chiếc máy bay chở khách. 

Tên dự án là máy bay chở khách siêu thanh xuyên lục địa MiG 701P, nhưng nền kinh tế Nga lúc bấy giờ về cơ bản không thể hỗ trợ hiệu quả cho ý tưởng này. 

Do đó, dự án chế tạo loại tiêm kích tầm cực xa MiG-701 của Nga cho đến nay vẫn còn là dự án nằm trên giấy và loại máy bay độc đáo này vẫn chưa có cơ hội được tung cánh trên bầu trời.

Hạ Thảo (lược dịch)

Hé lộ UAV Ukraine được mệnh danh ‘cơn ác mộng’ của quân đội Nga

Máy bay không người lái (UAV) ném bom Vampire của Ukraine đang được xem là ‘cơn ác mộng’ đối với quân đội Nga trong các cuộc đột kích ban đêm.

Video quân đội Ukraine tập kích kho chứa mìn của Nga

Quân đội Ukraine đã bắn nổ một kho chứa mìn chống tăng của Nga tại tiền tuyến miền nam.

Sở hữu tên lửa ATACMS của Mỹ, vì sao Ukraine vẫn lo sợ trực thăng Ka-52 Nga?

Trực thăng ‘Cá sấu’ Ka-52 của Nga hiện vẫn là mối đe dọa đối với quân đội Ukraine, dù Kiev đã có trong tay hệ thống tên lửa ATACMS của Mỹ.

Video tên lửa HIMARS của Ukraine bắn nổ hệ thống phòng không Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) để bắn nổ một tổ hợp phòng không Pantsir-S1 của Nga tại vùng Kherson.

Tàu sân bay thứ 3 của Mỹ cập cảng Hàn Quốc trong năm nay

Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ cập cảng Busan, Hàn Quốc vào hôm nay (21/11). Động thái nhằm thể hiện sự răn đe mở rộng trước chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Video thiết bị quân sự của Ukraine bị tập kích ở Avdiivka

Trên mạng xã hội mới đây đăng tải video cho thấy một số xe chiến đấu bộ binh Bradley và một xe tăng Leopard của Ukraine bị quân đội Nga tập kích ở phía Bắc Avdiivka, Donetsk.

Mỹ thử thành công tên lửa tấn công chính xác mới PrSM

Tập đoàn Lockheed Martin thông báo, cùng với quân đội Mỹ họ đã thử nghiệm thành công tên lửa tấn công chính xác (PrSM) sẽ thay thế hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS).

Nga bao vây ‘chảo lửa’ Avdiivka, Bulgaria không hạn chế cung cấp vũ khí cho Kiev

Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết, Nga đang tăng cường các nỗ lực bao vây “chảo lửa” Avdiivka ở Donetsk.

Video UAV Ukraine bắn nổ pháo tự hành và hàng loạt xe bọc thép Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng một loại máy bay không người lái (UAV) mới để tập kích pháo tự hành và hàng loạt phương tiện bọc thép của Nga.

Video lựu pháo do Anh thiết kế nổ tung vì đòn tấn công của UAV Nga ở Ukraine

Quân đội Nga tuyên bố đã dùng máy bay không người lái (UAV) cảm tử Lancet để tấn công, phá hủy một khẩu lựu pháo FH70 do Anh thiết kế và chuyển giao cho Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !