Mẹ mất, 5 con trai chúng tôi vô cùng hối hận vì trót tranh giành mảnh đất cuối cùng

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Mấy hôm nay vụ con mang xăng đốt nhà mẹ đẻ ở Hưng Yên khiến dư luận sục sôi nhưng thực tế rất nhiều người con trong chúng ta cũng từng có ý nghĩ hoặc việc làm ích kỷ tương tự như vậy.

Bố tôi mất cách đây hơn 10 năm còn mẹ tôi thì mất cuối năm ngoái. Gần 1 năm qua tôi và các anh em của mình vẫn chưa hết day dứt vì trót lao vào cuộc tranh giành ngôi nhà và mảnh đất của bố mẹ để lại.

Bố mẹ tôi sinh được 6 người con, duy nhất chỉ có chị cả là con gái, còn lại là 5 anh em trai. Chúng tôi sinh ra và lớn lên trong những ngày tháng khó khăn, vất vả. Bố mẹ tôi ngoài làm ruộng còn tăng gia sản xuất, chăn nuôi, buôn bán nhỏ… để nuôi đủ 6 con. Chúng tôi cũng phải lao động ruộng đồng từ sớm, hầu hết chỉ học được tới cấp 2, chỉ có chú út là được học hết cấp 3. 

Thủa nhỏ chúng tôi rất yêu thương, đùm bọc nhau. Tôi là con thứ 3 trong nhà nhưng may mắn sức khỏe tốt, cao lớn nhất nhà trong khi anh trưởng thì từ bé đã ốm yếu, tính tình cũng nhu nhược. Tôi và cậu út thân nhau nhất vì đi học cùng nhau, có gì cũng chia sẻ, để dành cho nhau.

Tuổi thơ ấm áp của con nhà nghèo cứ thế trôi đi cho tới khi tất cả chúng tôi đều có gia đình riêng. Chúng tôi lần lượt được mua đất ở theo diện nhà đông con, chỉ còn lại chú út ở với bố mẹ trên mảnh đất rộng gần 400m2.

Sau này, khi chị cả của tôi mất vì tai nạn, bố tôi mất vì bệnh tật thì mẹ tôi rơi vào trạng thái buồn phiền. Vì chú út nhiều tuổi vẫn không chịu lấy vợ, lại tối ngày đi làm cho công ty tư nhân nên mẹ tôi càng cô đơn. 

Mẹ tôi quyết định chuyển sang sống cùng gia đình tôi những năm tháng cuối đời. Lý do mẹ tôi chọn sang ở nhà con thứ chứ không phải con trai trưởng vì chị dâu trưởng của tôi quá đáo để và soi mói khiến bà không chịu nổi. Trước tình thế ấy, tôi chỉ nghĩ con nào cũng là con, mẹ là mẹ chung nên tôi vui vẻ đón mẹ về nhà chăm nom.

Ảnh minh họa

Vào những tháng cuối cùng, mẹ tôi dự cảm được thời gian của mình chẳng còn bao nhiêu nên gọi các con lại họp bàn về chuyện chia miếng đất của bố mẹ.

Mẹ tôi muốn chia già nửa đất với căn nhà cho chú út, phần đất nhỏ hơn còn lại cho anh trưởng. Mẹ cho vợ tôi 5 chỉ vàng vì hiếu thuận chăm sóc. Mẹ cũng đưa gần 50 triệu cho anh trưởng để sau này lo hậu sự cho mẹ. Với chú tư và chú năm, mẹ không cho gì và giải thích là đã hỗ trợ các chú ấy rất nhiều lúc xây nhà mới rồi.

Ý định phân chia của mẹ vậy mà cuối cùng châm lên ngọn lửa mâu thuẫn trong 5 anh em chúng tôi. Anh trưởng nghe lời vợ xúi giục liền đòi lấy căn nhà và phần đất lớn với lý do làm nơi thờ phụng tổ tiên và bố mẹ. Chú út lập tức không đồng ý vì chia vậy thì chú ấy lấy chỗ nào để ở, trong khi tất cả các anh chị đã có nhà cửa khang trang. Chú tư, chú năm giận dỗi bảo bố mẹ coi mình như con ghẻ, chẳng được tấc đất nào.

Ban đầu tôi không có ý định tranh giành gì nhưng thấy cãi nhau căng quá nên tôi cũng đòi chia phần công bằng cho các con trai, dụng ý của tôi là sẽ cho chú út thêm phần của mình để chú ấy yên ổn sống.

Chuyện chia đất khiến tình cảm anh em sứt mẻ, chúng tôi gân cổ kể về những thiệt thòi của bản thân trong nhiều năm. Mẹ tôi rơi nước mắt không biết làm sao, cuối cùng mẹ tôi phải đuổi ai về nhà nấy và bảo: ‘Các con đang muốn mẹ chết nhanh hơn đấy à?’.

Câu nói ấy vậy mà thành sự thật, 3 tháng sau mẹ tôi mất. Điều đáng buồn là trong 3 tháng ấy chúng tôi vẫn không ai nhìn mặt ai, các anh em của tôi nhiều ngày không cả tới thăm hỏi mẹ dù mẹ đã bệnh nặng.

Ngày bác sĩ báo tin mẹ tôi mất, chúng tôi mới bừng tỉnh, anh em tôi có người đã lên chức ông, lúc này mới òa khóc vì thương mẹ, vì hối hận đã cư xử sai lầm với nhau.

Chúng tôi không ai nói một lời xin lỗi nhưng tự động họp bàn tại nhà tôi để làm tang lễ. Chúng tôi quyết định cúng hết 100 ngày cho mẹ tại nhà tôi rồi mới chuyển toàn bộ chuyện giỗ chạp sang cho anh trưởng.

Hiện tại việc phân chia tài sản, đất cát của bố mẹ đã được chúng tôi làm đúng như ý muốn của mẹ. Chúng tôi cầu mong sự tha thứ của mẹ ở thế giới bên kia.

Bạn đọc Nguyễn Văn T. (Hà Nội)

Dành cả đời chăm lo cho con riêng của chồng, mẹ kế trắng tay khi về già

Lo xong tang lễ của bố, anh trai tôi đề nghị mẹ kế ký cam kết từ chối nhận tài sản. Yêu cầu của anh khiến mẹ kế tủi thân.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Bạn gái kém 14 tuổi của anh trai khiến tôi và mẹ ngán ngẩm

Cuối tuần trước, anh trai tôi dẫn người yêu về ra mắt gia đình. Cả nhà tôi rất mong chờ điều này do anh đã lớn tuổi. Tuy nhiên, cách cư xử của cô ấy khiến gia đình tôi rất thất vọng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Mở phong bì thưởng Tết của chồng, vợ sững sờ thấy dòng chữ phía trên

Nhiều năm nay, tôi vốn không mấy khi hỏi cụ thể chuyện thưởng Tết của chồng, vì anh “dị ứng” chuyện vợ tra khảo tiền bạc. Nhưng có lẽ vì sự dễ dãi này, chồng coi tôi như người ngoài.

Xin về ăn Tết nhà ngoại, nàng dâu bật khóc nghe bố chồng nói 6 câu

Hơn 10 năm lấy chồng, chưa năm nào tôi được về đón giao thừa cùng bố mẹ đẻ. Thấy bạn bè năm ăn Tết nhà nội, năm ăn Tết nhà ngoại mà tôi lại chạnh lòng.

Chồng ngoại tình, bỏ đi theo bồ, sau 2 năm bỗng trở về cầu xin tôi tha thứ

Tại sao khi tôi đã dần nguôi ngoai, ổn định cuộc sống thì người chồng ngoại tình lại quay trở về? Đau lòng nhất là tại sao bố mẹ chồng và các con tôi lại ủng hộ anh ta?

Vợ chồng ở Thái Bình tuyên bố vỡ hụi, hàng chục người mang quan tài đi tìm

Trước thông tin chủ hụi vỡ nợ, nhiều người xã Nam Trung (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) kéo đến gây áp lực để đòi tiền. Có trường hợp cho biết đã góp hụi gần 10 tỷ đồng.

6 chị em ruột không lấy chồng, sống cùng nhau dưới một mái nhà

Thanh xuân trôi theo những tháng năm nghèo khó, 6 chị em không dám lấy chồng. Không con cái, tuổi già đuổi đến, 6 mảnh đời côi cút sống dựa vào nhau.

Đang cập nhật dữ liệu !