Mặt trận ngoại giao đã thể hiện được bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam

Phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa tính nguyên tắc, tính kiên định, tính vững chắc với tính linh hoạt, tính uyển chuyển của sách lược trong từng thời kỳ cụ thể...

Sau Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9/1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối mặt với muôn vàn khó khăn thách thức, thù trong giặc ngoài bủa vây. Trước bối cảnh  ấy, tháng 5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói một câu rất nổi tiếng “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” – câu nói này đã nhanh chóng trở thành kim chỉ nam trong hoạt động ngoại giao của nước ta trong suốt gần 70 năm qua.

Phương thức ngoại giao Hồ Chí Minh

Ôn lại những dấu mốc lịch sử của ngành ngoại giao, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, nếu không có Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 và Tạm ước ngày 14/9/1946, đất nước không thể có điều kiện và thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho toàn quốc kháng chiến 19/12/1946. Rồi đến Hiệp định Geneva, Hiệp định Paris, mặt trận ngoại giao đã thể hiện được bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam, bởi đây là cuộc đấu trí, đấu lực vô cùng khó khăn và gian nan.

Mặt trận ngoại giao đã thể hiện được bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam - ảnh 1

Đường lối ngoại giao của Việt Nam là luôn muốn làm bạn với tất cả các nước.

Phân tích sâu hơn về đường lối ngoại giao Hồ Chí Minh, PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc, Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng cho biết, phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa tính nguyên tắc, tính kiên định, tính vững chắc với tính linh hoạt, tính uyển chuyển của sách lược trong từng thời kỳ cụ thể; giữa đường lối cách mạng và phương pháp cách mạng. Nhìn lại thời điểm Cách mạng tháng Tám và giai đoạn hòa hoãn năm 1946 với Pháp khi Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong tình thế đầy hiểm nghèo, càng thấy rõ trí tuệ và bản lĩnh của Người. Để giữ được cái bất biến (độc lập dân tộc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ…) trong bối cảnh muôn vàn “cái vạn biến” của thời cuộc lịch sử lúc bấy giờ là việc không hề dễ dàng, tuy nhiên Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ ta đã lèo lái rất tốt để giữ vững được nền độc lập, chủ quyền non trẻ khi ấy.

Theo TS Nguyễn Trọng Phúc, trong quan hệ ngoại giao, tư tưởng nước lớn “ăn hiếp” nước nhỏ, chủ nghĩa bá quyền vẫn xảy ra ở nhiều khu vực. Bài học ngoại giao của Người luôn được các thế hệ cán bộ ngoại giao tiếp thu và vận dụng. TS Nguyễn Trọng Phúc nêu ví dụ, ngày 2/7/1946, chỉ thời gian rất ngắn sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong chuyến thăm tới Pháp, Bác Hồ đã có bài phát biểu nói về quan hệ bang giao quốc tế, Người dẫn câu “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” của Khổng Tử để bày tỏ quan điểm rằng: “Điều mà mình không muốn thì đừng áp đặt, đừng làm cho người khác.  Về cơ bản, ai cũng muốn độc lập, muốn chủ quyền, muốn lợi ích dân tộc mình được bảo vệ; vậy hà cớ gì mà đi xâm phạm, áp đặt người khác”. Thông điệp này được Người gửi tới Chính phủ Pháp, và cũng là tiền đề trong quan hệ bang giao của Việt Nam với các cường quốc sau này.

Vị thế Việt Nam ngày một nâng cao

Nói về nền ngoại giao Việt Nam, Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm phân tích: Sáng tạo của ngoại giao Việt Nam là đã tạo dựng được một nền ngoại giao nhân dân hùng hậu, tạo dựng được một mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam, tận dụng được những thuận lợi to lớn nảy sinh từ tác dụng của ba dòng thác cách mạng thế giới đối với cách mạng Việt Nam. Sáng tạo của ngoại giao Việt Nam là từng bước gây dựng và khai tác dụng của ngoại giao đa phương.

Có thể nói, ngoại giao Việt Nam đã kế thừa và phát triển một cách xứng đáng truyền thống ngoại giao của ông cha và những thành quả đã đạt được, tiếp tục phát huy cao độ tính giai cấp, chủ động tiến công, vững vàng nguyên tắc, sách lược linh hoạt, trung thành với lợi ích của dân tộc, phát huy sức mạnh từ đường lối đối ngoại hòa binh, hòa hiếu, chính nghĩa… góp phần tạo ra được thế đứng ổn định lâu bền và có lợi nhất cho đất nước trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, hợp tác và đấu tranh đan xen nhau. Ngoài ra, ngoại giao Việt Nam đã trở thành lực lượng chủ lực, đi đầu trong việc tạo dựng và thực hiện quá trình hội nhập quốc tế; thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

Điểm lại thành tựu 70 năm ngoại giao nhân dân của Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Chưa bao giờ đất nước ta có một cơ đồ tốt đẹp như hiện nay, chưa bao giờ Việt Nam có một vị thế như hiện nay”.  Thành tựu ấy là công lao chung của tất cả các cơ quan, các ngành, các cấp, của toàn dân, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, trong đó đội ngũ làm công tác ngoại giao “là nòng cốt”. Tổng Bí thư nêu rõ, tình hình thế giới đang có những diễn biến rất phức tạp với thời cơ, thách thức đan xen, hội nhập càng sâu càng đặt ra nhiều thách thức, nhất là thách thức trong việc xây dựng hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách, đào tạo nhân lực, nâng cao thực lực của doanh nghiệp. Hội nhập cũng đòi hỏi phải giữ được bản sắc dân tộc, giữ được chế độ, sự lãnh đạo của Đảng và đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với ngành ngoại giao.

“Vì vậy, cán bộ ngoại giao đã giỏi sắp tới phải giỏi hơn nữa, trước hết là bản lĩnh chính trị vững vàng, kết hợp với trí tuệ, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh. Thời gian tới, ngoại giao phải đi trước, phải giữ nước từ xa, bảo vệ hòa bình từ ngoài biên giới, không mơ hồ chủ quan, mất cảnh giác”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

NP

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !