Mặc cảm, tự ti vì chứng đổ mồ hôi tay
Đổ mồ hôi tay là hội chứng gây khó chịu cho người mắc phải nó, thậm chí khiến họ tự ti, mệt mỏi, ảnh hưởng tới công việc, giao tiếp.
Cô gái trẻ không thể làm 'chuyện ấy', chồng động vào là khóc thét
Thạc sĩ Tạ Việt Cường – Phó giám đốc Trung tâm Khám, điều trị Sản phụ khoa và chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chia sẻ câu chuyện những người phụ nữ mắc căn bệnh kỳ lạ 'sợ yêu'.
Mặc cảm vì tay chảy nước
Anh Nguyễn Văn Biển (26 tuổi, quê Thái Bình) đến BV E Hà Nội khám vì chứng đổ mồ hôi tay. Anh Biển cho biết bình thường tay của anh chỉ một lúc là đổ mồ hôi ướt nhòe. Chỉ vì tay nhiều mồ hôi mà anh Biển không thể làm công việc lái xe mà phải đi tìm việc khác.
Mặc dù thân hình cao lớn, đẹp trai nhưng chứng chảy nước tay khiến bàn tay và bàn chân cứ ướt át, bẩn bẩn nên anh Biển chưa dám yêu ai.
Trường hợp của Đỗ Quỳnh Thu (23 tuổi, quê Thanh Hóa) đang làm việc tại Hà Nội cũng tương tự. Thu mắc chứng đổ mồ hôi tay. Bàn tay của cô lúc nào cũng ướt át, đi làm cô luôn để cái khăn bên cạnh lau ban tay của mình. Mỗi lần có việc gì giao tiếp bắt tay là Thu lại rụt rè ngại vì mặc cảm tay đổ mồ hôi.
Thu có đi tư vấn nhưng các biện pháp điều trị cũng chưa triệt để mà có khả năng tái phát. Thu cũng không có bạn trai, chứng bệnh trên tuy không phải là nan y nhưng đã dựng lên một rào cản, không để cô hòa nhập, giao tiếp thoải mái. Có lúc cô cảm giác những món đồ của mình cứ bạc màu hơn vì mồ hôi ảnh hưởng lên nó.
Hình ảnh tay chảy nước của một bệnh nhân được bác sĩ Liên khám. |
Vì sao đổ mồ hôi?
Theo Thạc sĩ, BS Nguyễn Đình Liên – Trưởng khoa Nam học tiết niệu, BV E Hà Nội, những trường hợp như của Thu và Biển không phải là hiếm. Nguyên nhân gây đổ mồ hôi tay/chân có thể là tiên phát hay thứ phát.
Các vùng đổ mồ hôi trên cơ thể gồm: đầu, mặt, lòng bàn tay, nách, thân và lòng bàn chân.
Đổ mồ hôi tiên phát không rõ nguyên nhân: Thường gặp hơn đổ mồ hôi thứ phát và chủ yếu khu trú ở lòng bàn tay, nách, đầu, mặt và lòng bàn chân. Khởi phát từ lúc nhỏ hay giai đoạn sớm của tuổi thanh xuân, triệu chứng nặng nề hơn trong giai đoạn dậy thì và kéo dài trong suốt cuộc đời. Các rối loạn về tâm và thần kinh hiếm gây đổ mồ hôi tay. Đổ mồ hôi gây khó chịu và ảnh hưởng nặng nề trong giao tiếp xã hội, nghề nghiệp, bạn bè...
Theo bác sĩ Liên biểu hiện đó là người bệnh cảm thấy tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay, gây khó chịu nhất trong các vùng đổ mồ hôi. Bàn tay được sử dụng trong giao tiếp về mặt xã hội và nghề nghiệp nhiều hơn những vùng khác trên cơ thể.
Tăng tiết mồ hôi quá mức ở bàn tay gây hạn chế trong việc lựa chọn lựa nghề nghiệp. Những bệnh nhân có đổ mồ hôi tay thường ngại tiếp xúc với người khác. Bệnh nhân cảm thấy bàn tay mình ẩm ướt và mát hay lạnh cả ngày. Một số bệnh nhân cũng cảm thấy bàn tay mình thay đổi màu sắc trở thành màu xanh tái hay tím.
Một số trường hợp thì đổ mồ hôi nách gây ướt và làm bẩn áo. Ở những bệnh nhân có nách nặng mùi sẽ gây nên những ức chế về tâm lý và tâm thần, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, thường gặp ở những sắc dân châu Á nhiều hơn những sắc dân khác.
Biểu hiện đổ mồ hôi quá nhiều ở lòng bàn chân và có thể kết hợp với tăng tiết mồ hôi ở những vùng khác ở cơ thể. Đổ mồ hôi ở thân và đùi ít gặp có thể kết hợp với tăng tiết mồ hôi ở những vùng khác của cơ thể.
Đối với đổ mồ hôi thứ phát, theo BS Liên, thường gây đổ mồ hôi toàn cơ thể. Một số nguyên nhân gây đổ mồ hôi thứ phát như: cường giáp, điều trị các bệnh ác tính bằng nội tiết, mãn kinh, béo phì, rối loạn tâm thần, các bệnh ác tính hệ thống.
Có rất nhiều biện pháp điều trị chứng này như điều trị tâm lý, điều trị nội khoa, chích botox, laser, cắt bỏ tuyến mồ hôi nách…
Nhưng hiện tại, theo BS Liên, có thể phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm, đây là phương pháp lựa chọn cho những trường hợp đổ mồ hôi nặng chỉ được sử dụng trong những trường hợp đổ mồ hôi ở lòng bàn tay, mặt và nách. Phương pháp sử dụng dòng điện hay dao để cắt các đường dẫn truyền xung động thần kinh đến các tuyến mồ hôi.
Các hạch giao cảm là những chỗ nối thần kinh đến các tuyến mồ hôi ở lòng bàn tay, nách và vùng đầu cổ nằm dọc theo 2 bên cột sống trong lồng ngực. Trong quá khứ người ta phải cắt bỏ một xương sườn để thực hiện phẫu thuật này. Ngày nay nhờ có phương tiện phẫu thuật nội soi, các phẫu thuật viên chỉ cần 2 đường rạch nhỏ từ 3-5 mm ở 2 bên thành ngực là có thể tiến hành phẫu thuật.
Khánh Chi