Luật sư của ông Vươn phân tích tình tiết giảm nhẹ
Luật sư của ông Vươn phân tích tình tiết giảm nhẹ
> Clip Bí thư Hải Phòng bị phản đối ở CLB Bạch Đằng
> Bí thư Hải Phòng có nói sai kết luận của Thủ tướng không?
> Vụ Tiên Lãng: Lực lượng cưỡng chế đã đi sai đường công vụ?
> Chủ tịch và phó chủ tịch huyện Tiên Lãng bị cách chức
> Vụ Tiên Lãng: Cần chuyển cho cơ quan điều tra quân sự
![]() |
Từ năm 1993, gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã bỏ công gia cố, cải tạo khu đầm nuôi thủy sản. Ảnh: Tiền Phong |
Ông Hùng cho rằng: Việc truy cứu trách nhiệm hình sự của ông Vươn, ông Quý và những người khác trong vụ án (có tội hay không có tội, trách nhiệm đến đâu) có mối quan hệ nhân quả với việc làm rõ mức độ sai phạm, trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong chính quyền liên quan trong vụ án. Việc xử lý trách nhiệm của ông Vươn, ông Quý và những người liên quan chỉ có thể đúng pháp luật, hợp tình, hợp lý, đồng thời công lý chỉ được thực thi trong trường hợp này khi việc xử lý những cá nhân, tổ chức trong chính quyền cũng đúng pháp luật, có tình có lý.
Theo hướng dẫn tại đoạn 3 mục b điểm 1 chương II của Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29-11-1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự; cụ thể là hướng dẫn việc xác định, phân biệt giữa hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, với hành vi phòng vệ chính đáng, và với hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau: Nếu hợp hành vi của nạn nhân là “Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội, hoặc đối với người thân thích của người đó tuy làm cho người phạm tội bị kích động mạnh, nhưng nói chung chưa đến mức là tội phạm” thì hành vi của người phạm tội trong trường hợp này được coi là giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh;
Trong trường hợp: “Nếu hành vi trái pháp luật đó trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, hoặc lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội hoặc của xã hội, đã cấu thành tội phạm, thì hành vi chống trả lại gây chết người có thể được xem xét là trường hợp phòng vệ chính đáng (theo Điều 13) hoặc do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (theo Điều 102)”.
Các điều luật được viện dẫn trong trích dẫn là các điều luật trong Bộ luật Hình sự cũ nhưng những tình tiết, tội danh này vẫn được giữ nguyên trong Bộ luật Hình sự hiện hành (Phòng vệ chính đáng - Điều 15 BLHS; Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng - Điều 96 BLHS; Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh - Điều 95 BLHS) và đang được áp dụng rộng rãi hiện nay.
Như vậy, theo hướng dẫn trên thì việc xử lý hành vi trái pháp luật của cá nhân, tổ chức trong chính quyền địa phương có ý nghĩa quyết định khi xem xét trách nhiệm hình sự của các bị can trong vụ án. Chỉ xin đơn cử một phần trong chuỗi các hành vi trái pháp luật của phía nạn nhân (lực lượng tham gia cưỡng chế): Đó là hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khi thực hiện cưỡng chế như đã phân tích tại điểm 1 trên đây. Nếu các hành vi này được xử lý đúng pháp luật hình sự thì sẽ là căn cứ quan trọng, mang tính chất quyết định đến việc xem xét hành vi chống lại của một số bị can trong vụ án có thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng hay không? Đây là việc làm cần thiết để thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ:“Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo do các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng” – Luật sư Nguyễn Việt Hùng nhấn mạnh.
KIÊN TRUNG