Lông gà đi biển bẫy cá thu

“Chỉ cần lông gà trắng, vải óng ánh nhiều màu sắc móc vào lưỡi câu rồi thả xuống thì cá hố, cá thu, cá ngừ… cứ thế mà dính câu”. Nguyễn Thành Thống- lão ngư hơn 40 năm gắn bó với nghề câu tỏ chuyện.

Mồi câu là lông gà trắng, là vải kim tuyến hoặc cá nục, cá cơm… Cần câu chỉ đơn giản những sợi cước mảnh, dài gắn từ 5 đến 15 lưỡi câu. Hành trang của nghề câu chỉ có thế. Ấy vậy mà trải qua không biết bao thăng trầm, những ngư dân vẫn lặng lẽ cùng thuyền nan thẳng tiến ra biển để giữ lấy nghề xưa.

Câu cá bằng… vải

Gom mớ vải đủ màu sắc, mà ngư dân nơi đây vẫn thường đặt cho một cái tên chung là vải kim tuyến, ông Nguyễn Thành Thống- lão ngư đã có hơn 40 năm gắn bó với nghề câu ở thôn An Kỳ, xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi) cho biết: “Chỉ cần lông gà trắng, vải óng ánh nhiều màu sắc móc vào lưỡi câu rồi thả xuống thì cá hố, cá thu, cá ngừ… cứ thế mà dính câu”.

Lông gà đi biển bẫy cá thu - ảnh 1
Bộ đồ nghề câu giản đơn nhưng có thể câu được cá ngừ, cá thu lên đến trên 10kg.
Thu phục cá bằng vải vóc, lông gà… chuyện nghe tưởng chừng như giản đơn, nhưng kỳ thực lại là cả một câu chuyện dài của những người ra biển khơi để hành nghề câu. “Chim chết vì ná. Cá chết vì nước”, “ Đi buôn gặp chầu, đi câu gặp chỗ”, hễ đã làm nghề câu, mà không biết lựa con nước, sức chảy của nước, không dò được vị trí luồng cá... thì phí tổn, công sức sẽ trở thành công cốc, ông Thống giải thích.

Từ An Kỳ, đi thêm chừng 17 hải lý là đến vùng biển có thể giăng câu. Ngày trước, khi còn giong buồm rồi dựa vào sức gió, thì 4- 5 người phải mất khoảng 9-10 giờ chèo cật lực mới đến được nơi. Câu chừng 2 ngày, khi nào lu nước mang theo cạn, thì đội tàu thu dây câu trở về. Còn bây giờ, trên chiếc tàu từ 30 - 90CV, chỉ 1,5 giờ là đội câu đến được vị trí thả câu. Từng sợi dây cước trắng muốt dài từ 100-120m gắn từ 5 đến 15 lưỡi câu đồng loạt được thả xuống biển. Trên thuyền, 4 ngư dân chia nhau từng vị trí để ngồi chờ cá cắn câu. Không cần, không phao. Nghề câu giữa trùng khơi chỉ nhờ vào đôi tay để “nghe” cá.  Chỉ cần chạm vào sợi dây, là những người lão luyện trong nghề có thể đoán biết được có bao nhiêu cá đã cắn câu. Cá hố nặng chừng 1-2kg, cá thu có khi nặng đến 10kg vẫn bị mắc lừa mà dính câu…

Quanh năm suốt tháng xoay xở với sợi dây cước để kéo cá lên thuyền, bởi vậy hễ nghề câu đã vận vào người thì tay lúc nào cũng đầy những vết chai sần, trầy xước. Sau khi kéo lên thuyền, những con cá mắc câu vẫn còn tươi rói được ngư dân cẩn thận thả thẳng vào chiếc thúng hòa sẵn nước biển và đá lạnh để ướp lạnh ngay tại chỗ, nhằm giữ cho con cá được tươi nguyên.

Vẫn sống khỏe nhờ biết đổi mới

Hơn 100 hộ dân ở hai thôn An Kỳ, An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ gắn với nghề câu cá trên biển. Cả xóm Gò Tây, xã Tịnh Hòa cũng trải qua mấy đời làm nghề này. Cha truyền,  con nối, nghề câu tuy không thu về cả trăm triệu mỗi phiên biển, nhưng ngư dân vẫn quyết bám giữ lấy nghề.

“Mỗi chuyến câu có khi 2, có khi 3-4 ngày. Sau khi trừ phí tổn thì mỗi anh em chia nhau khoảng 1-2 triệu đồng. Với những người hành nghề trên biển, thì đây chỉ là số tiền mọn. Nhưng mà có nhiều tiêu nhiều, có ít thì chi dè sẻn. Nghề ông bà phải giữ”, anh Nguyễn Chài, người làm nghề câu ở xóm Gò Tây, xã Tịnh Hòa khẳng định. Nhà của anh Chài có 2 người con, thì cả hai đều theo anh làm nghề. Bao nhiêu kinh nghiệm, kỹ năng dò luồng cá, chọn vị trí thả câu…anh đều cố gắng truyền lại cho con. Quen với nghề câu từ bao đời, nên dù đi bạn trên tàu giã cào, tàu lưới vây, lưới rút có thu nhập cao hơn, nhưng anh Nguyễn Thân, Nguyễn Hòa- con của anh Chài vẫn cùng cha giữ nghề.

Để có thể sống khỏe với nghề, hiện những người làm nghề câu không còn “trông trời, trông nước” mà mạnh dạn bỏ tiền đầu tư máy định vị, máy dò đứng… để dò “bụng biển”. Sản lượng cá khai thác cũng nhờ thế mà tăng lên. “Hồi xưa, chỉ là những cành lá dừa khô cột lại thành bó dài cỡ hơn sải tay được mang ra biển để dùng làm đuốc dụ cá đến. Sau đó là đèn dầu, đèn măng- xông… giờ là bóng điện. Rồi hồi xưa trông trời, trông nước để giong buồm nên có khi về trắng tay vì đoán sai. Chứ giờ, có máy móc cả rồi nên đi phiên nào, chắc phiên đó”, các ngư dân xóm Gò Tây khẳng định.

Đáp lại sự dày công giữ gìn nếp nghề để khai thác cá một cách chọn lọc, không tận diệt cá nhỏ, giá thành của cá câu luôn “nhỉnh” hơn hẳn so với cá đánh bắt bằng phương thức khác. Mỗi kilôgam cá hố câu theo giá sỉ lúc nào cũng vượt mức 80 nghìn đồng, giá cá thu, cá ngừ… cao hơn cá đánh lưới từ 10- 20%.  Lặng lẽ tiếp nối truyền thống, nhưng những người giữ nghề câu vẫn còn lắm trăn trở, âu lo. Bởi với họ, đây là cái nghề phải “sợ” đủ nghề. Chỉ cần tàu giã cào, tàu lưới rút, lưới vây đi qua mà không thu dây câu kịp thì cả trăm lưỡi câu sẽ bị cuốn phăng đi, chẳng còn lại gì…

Theo Ý Thu/baoquangngai.vn

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !