Loại quả tủ lạnh nhà nào cũng có nhưng không phải ai cũng ăn thoải mái

Những người mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng không nên ăn nhiều sấu, đặc biệt là khi đói, vị chua của sấu sẽ làm tăng cảm giác cồn cào…

Bát canh chua sấu, ly nước sấu đá... là những đồ ăn thức uống dân dã giúp giải nhiệt mùa hè được ưa chuộng trong mỗi gia đình. Dù ăn trực tiếp hay uống dưới dạng siro sấu cũng cần phải lưu ý một số điều để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

{keywords}
Người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn nhiều sấu, đặc biệt là khi đói, vị chua trong sấu sẽ làm tăng cảm giác cồn cào

TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, cho biết sấu là loại cây quen thuộc gắn liền với đời sống người Việt với nhiều lợi ích. Vỏ rễ và lá cây sấu có thể dùng làm thuốc trong y học dân gian, có chức năng bổ tỳ vị, kiện thân, giải độc.

Quả sấu có thể ăn được và được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Dầu hạt sấu có thể được sử dụng để làm đẹp và bôi trơn.

Trong đó các nghiên cứu hiện đại cho rằng, quả sấu là loại thực phẩm lành mạnh, giúp giảm béo, tăng sức mạnh cơ bắp.

“Theo y học cổ truyền, quả sấu có vị ngọt (cam), chua (toan), tính mát (lương). Quy các kinh túc thái âm tỳ, túc dương minh vị và túc quyết âm can.

Sấu có tác dụng kiện vị, sinh tân, giải rượu và giải độc. Chủ trị các chứng chán ăn, sốt, khát nước, say rượu, đau họng, lở miệng, mụn nhọt, nôn mửa do thai nghén và các bệnh khác. Liều dùng 4 - 6 g cùi quả sấu, sắc nước hay hãm với nước sôi hoặc dầm với muối hay đường rồi dùng.

Quả sấu chín chữa ngứa cổ khó chịu, làm long đờm, thanh giọng; chữa sâu răng, đau răng; có thể ăn trực tiếp với chút muối hoặc sắc nước uống.

Một số món ăn có sử dụng sấu phải kể đến như vịt om sấu, sườn om sấu, cá diếc nấu sấu, canh sấu chua thịt dọc mùng hay đơn giản là nước rau muống luộc thả vài quả sấu. Các món ăn từ sấu được dùng để kích thích tiêu hóa, tăng sự ngon miệng, phù hợp với người đang ốm, suy nhược cơ thể và nôn do thai nghén.

Sấu được ngâm với đường thành siro, dịch siro này được pha loãng, thêm đá và trở thành thức uống giải khát mùa hè. Các món ăn vặt khác từ sấu như sấu lắc muối ớt, ô mai sấu xào mặn ngọt, ô mai sấu gừng… được chế biến từ quả sấu chín”, TS, lương y Phùng Tuấn Giang cho hay.

Mặc dù đây là loại quả khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng thậm chí có những người cần hạn chế sử dụng.

Theo TS. lương y Phùng Tuấn Giang, quả sấu tươi khi còn xanh thường có vị chua, nên những người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn nhiều sấu, đặc biệt là khi đói, vị chua trong sấu sẽ làm tăng cảm giác cồn cào.

“Trẻ dưới 12 tháng tuổi hệ tiêu hóa còn yếu và nhạy cảm, bởi vậy, không nên sử dụng sấu”, TS. lương y Phùng Tuấn Giang nhấn mạnh.

Ngoài ra, các món ăn như ô mai sấu hay nước sấu ngâm tuy có hương vị hấp dẫn, thơm ngon nhưng do chứa nhiều đường và muối nên chúng ta không nên ăn quá nhiều. Lượng đường lớn sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp…

Bổ sung thêm, TS.BS Nguyễn Trọng Hưng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho rằng, bản chất quả sấu không hề gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách và hợp lý. Tuy nhiên, rất nhiều người dùng theo sở thích, thói quen bấy lâu nay khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.

Cụ thể, với nước siro sấu, khi ngâm thường được cho rất nhiều đường và lúc uống mọi người hay pha ngọt. Bác sĩ Hưng cho rằng, điều này không nên vì như vậy lượng đường nạp vào cơ thể rất nhiều, không có lợi cho sức khỏe.

Do vậy, khi sử dụng cần pha loãng, ngoài ra không vì ngon hoặc nắng nóng mà sử dụng nước siro sấu thường xuyên, chỉ nên dùng 2-3 lần/tuần.

Một vấn đề nữa bác sĩ Hưng cũng đặc biệt lưu ý, đó là việc nhiều người thích dùng sấu làm đồ ăn vặt theo mùa và trộn rất nhiều muối ớt.

Việc làm này có thể làm tăng vị ngon khi ăn, nhưng xét về khía cạnh dinh dưỡng lại không hề tốt. Bởi việc sử dụng quá nhiều muối sẽ gây nên các vấn đề về thận, tim mạch và là nguyên nhân gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Không chỉ có vậy, ăn quá cay cũng gây hại cho dạ dày.

N. Huyền 

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !