Lộ diện trợ thủ đắc lực giúp Mỹ tăng cường giám sát Trung Quốc

Các UAV tình báo hiện được xem là trợ thủ đắc lực giúp Mỹ tăng cường giám sát quanh Trung Quốc.

Giới chuyên gia nhận định, các máy bay không người lái (UAV) tình báo đang là trở thành trợ thủ đắc lực giúp Mỹ giám sát mọi hoạt động quanh Trung Quốc, giữa lúc căng thẳng đối đầu quân sự giữa hai nước trong khu vực vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Trong tuyên bố được hải quân Mỹ đưa ra hôm 14/5, 2 UAV MQ-4C Triton đã tạm thời được luân chuyển từ đảo Guam tới căn cứ Misawa ở phía bắc Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên loại UAV hoạt động trên độ cao trong thời gian dài như MQ-4C Triton được Mỹ triển khai tới Nhật Bản.

{keywords}
UAV Triton lần đầu tiên được Mỹ điều chuyển từ căn cứ ở đảo Guam tới Nhật Bản. (Ảnh: Kyodo)

“Triton là hệ thống trinh sát trên không không người lái giúp liên minh Mỹ - Nhật tăng cường năng lực giám sát hàng hải”, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn tuyên bố từ hải quân Mỹ.

UAV MQ-4C Triton lần đầu tiên được triển khai tới khu vực Thái Bình Dương khi nó được điều động tới đảo Guam vào đầu năm 2020. Kể từ đó, các UAV này thực hiện sứ mệnh trinh sát quanh Trung Quốc bao gồm bay qua eo biển Đài Loan, các căn cứ của quân đội Trung Quốc nằm dọc bờ biển và gần những cứ điểm quân sự mà Bắc Kinh xây dựng trái phép ở Biển Đông.

Cụ thể, vào ngày 11/5, 1 chiếc UAV Triton cùng 2 máy bay tuần tra săn ngầm P-8A, 1 máy bay trinh sát điện tử EP-3E và 1 máy bay trinh sát điện tử RC-135W của không quân Mỹ đã thực hiện sứ mệnh ở Biển Đông. Sứ mệnh này tập trung ở khu vực cực nam eo biển Đài Loan và bay gần bờ biển Trung Quốc đoạn gần cảng Sán Đầu của hải quân Trung Quốc.

Cũng trong tuyên bố, hải quân Mỹ cho hay, các UAV Triton sẽ tham gia cùng những máy bay tình báo khác của hải quân Mỹ như máy bay tuần tra hàng hải P-8A Poseidon hoạt động ở căn cứ không quân Misawa thuộc thành phố Aomori, gần cực bắc đảo Honshu của Nhật Bản. Hoạt động này sẽ “tạo cơ hội cho hải quân Mỹ thử nghiệm năng lực ở những vùng biển đông đúc kèm theo các yếu tố môi trường khác nhau”, tuyên bố từ hải quân Mỹ nhấn mạnh.

Thậm chí, Lầu Năm Góc còn có tuyên bố ám chỉ Trung Quốc khi cho biết, động thái trên là nhằm “tăng cường giám sát các hoạt động hàng hải chủ động của những nước xung quanh”.

Theo thiết kế, UAV Triton được phát triển trên nguyên mẫu UAV RQ-4 Global Hawk HALE của không quân Mỹ và được cải tiến để phục vụ trong lực lượng hải quân Mỹ. Các UAV Triton còn được trang bị hệ thống radar hiện đại, camera và cảm biến để theo dõi những khu vực bờ biển và mặt biển rộng. UAV Triton được điều khiển từ xa thông qua đội kỹ thuật có 4 người. Thời gian hoạt động của các UAV này lên tới 24 giờ và phạm vi hoạt động tối đa là hơn 15.000 km.

Trong khi đó, không quân Mỹ cũng đã tiến hành luân chuyển theo mùa các UAV Global Hawk ở Guam tới Nhật Bản kể từ năm 2014 và năm nay sứ mệnh của UAV Global Hawk còn diễn ra sớm hơn.

“Lực lượng không quân Thái Bình Dương của Mỹ sẽ điều động các UAV RQ-4 Global Hawk từ căn cứ Andersen AFB trên đảo Guam tới căn cứ Yokota AB ở Nhật Bản do thời tiết đã trở nên thuận lợi hơn ở vùng Kanto, và nhằm tăng cường tối đa năng lực hỗ trợ cho các hoạt động ở mặt trận rộng lớn”, một phát ngôn viên của không quân Mỹ nói.

Mục tiêu chính của các UAV Global Hawk tại Nhật Bản là do thám Triều Tiên. Nhưng khi được lắp thêm các cảm ứng hiện đại, UAV Global Hawk có thể dễ dàng thu thập thêm thông tin ở khu vực biên giới Trung – Triều khi vẫn bay ở Hàn Quốc.

Theo giới quan sát quân sự, động thái của Mỹ cho thấy xu hướng gia tăng sử dụng các UAV để làm nhiệm vụ trinh sát, trong bối cảnh hải quân Mỹ muốn nắm thêm thông tin về Trung Quốc.

Những UAV cỡ lớn trang bị cảm biến radar, điện tử và quang học hiện đại có thể thay thế các máy bay trinh sát điện tử EP-3E Orion có người lái để đảm nhận sứ mệnh thông thường. Chi phí vận hành cũng rẻ hơn và còn đảm bảo an toàn cho phi công.

“Đối với những nhiệm vụ phức tạp hơn như chống ngầm, các UAV không thể đảm nhận và lúc này những máy bay trinh sát có người lái cỡ lớn hơn sẽ cần được huy động”, ông Song Zhongping, một chuyên gia quân sự chia sẻ.

“Để đối phó với các UAV trinh sát của Mỹ, Trung Quốc sẽ sử dụng các biện pháp phá sóng hoặc tịch thu hoặc bắn hạ nếu như UAV Mỹ hoạt động quá gần Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng có các UAV trinh sát riêng. Do đó, đây là hoạt động cả hai chiều”, ông Song nói thêm.

Vào năm 2017, Nhật Bản từng phản đối các tàu hải cảnh Trung Quốc sử dụng UAV trinh sát gần quần đảo tranh chấp chủ quyền giữa hai nước nằm trên biển Hoa Đông. Thậm chí, Lực lượng Phòng vệ Trên không của Nhật Bản cũng đã điều động chiến đấu cơ F-15 đi giám sát UAV Trung Quốc.

Theo ông Hu Bo, Giám đốc tổ chức Sáng kiến Điều tra Tình hình Chiến lược Biển Đông ở Bắc Kinh, căng thẳng quân sự giữa Mỹ - Trung liên tục tăng nhiệt trong những năm gần đây. Cụ thể như trong năm 2020, các UAV Mỹ thường xuyên bị phát hiện có mặt trên Biển Đông và gần bờ biển Trung Quốc.

“Việc sử dụng thường xuyên UAV trinh sát chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ gây hiểu lầm với các lực lượng Trung Quốc. Mục đích của các hành động này không chỉ là thu thập thông tin tình báo mà còn là gia tăng sức ép chính trị và ép buộc quân sự nhằm vào Trung Quốc”, ông Hu cáo buộc.

Quân đội Israel bắn nát tàu ngầm của Hamas ở ngoài bờ biển dải Gaza

Quân đội Israel bắn nát tàu ngầm của Hamas ở ngoài bờ biển dải Gaza

Quân đội Israel đã bắn nát một chiếc tàu ngầm không người lái cùng một tàu vận chuyển của Hamas ở bên ngoài dải Gaza hôm 17/5.

Minh Thu (lược dịch)

Israel công bố video cận chiến với chiến binh Hamas tại Gaza

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã giao tranh với các chiến binh Hamas trong khuôn viên một trường học ở khu phố Shejaia của thành phố Gaza.

Nga làm chủ chiến trường nhờ vô số thiết bị công nghệ di động chống UAV hiện đại

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã cho thấy UAV đang trở thành loại vũ khí đáng sợ. Để đối phó, Nga phải nhờ đến các thiết bị chống UAV di động hiện đại trên chiến trường.

Video binh sĩ Ukraine tới Ba Lan diễn tập tác chiến giữa mùa đông khắc nghiệt

Các binh sĩ Ukraine được đào tạo tác chiến trong chiến hào ở Ba Lan dưới trời đầy tuyết, chỉ vài ngày trước khi họ được đưa trở lại tiền tuyến.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV trinh sát của Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh các lính dù nước này bắn hạ máy bay không người lái (UAV) trinh sát của Ukraine trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng.

Những sự kiện quốc tế nổi bật nhất 2023 qua ảnh

Năm 2023 được đánh dấu bằng hai cuộc xung đột lớn giữa Ukraine với Nga và Israel với Hamas cũng như hàng loạt thiên tai lớn xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.

Video thiết giáp Ukraine sống sót sau đòn tập kích trực diện từ tên lửa Nga

Dưới đây là khoảnh khắc thiết giáp Braley trong biên chế quân đội Ukraine sống sót sau đòn đánh trực diện từ tên lửa chống tăng của Nga.

Video pháo binh Ukraine bắn nổ hệ thống phòng không Nga ở Kherson

Lực lượng pháo binh của Ukraine đã bắn nổ hệ thống phòng không SA-8 Gecko và pháo tự hành 2S7 Pion của Nga tại vùng Kherson.

Xung đột Nga - Ukraine sẽ thế nào vào mùa đông?

Các chuyên gia cho rằng, không loại trừ khả năng Nga – Ukraine tiến hành đàm phán hòa bình vào năm tới, sau khi trải qua những cuộc giao tranh khốc liệt trong mùa đông lạnh giá.

Tổng thư ký NATO nói ‘chuẩn bị đón tin xấu’ từ Ukraine

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh, quân đội Ukraine đã không giành được bất kỳ sự đột phá nào ở vùng xung đột trong nhiều tháng qua.

Hé lộ UAV Ukraine được mệnh danh ‘cơn ác mộng’ của quân đội Nga

Máy bay không người lái (UAV) ném bom Vampire của Ukraine đang được xem là ‘cơn ác mộng’ đối với quân đội Nga trong các cuộc đột kích ban đêm.

Đang cập nhật dữ liệu !