Lì xì - chuyện dở khóc dở cười năm nào cũng gặp

Biết đến khi nào lì xì mới trở về đúng nghĩa của nó để trẻ con được vui mà người lớn chẳng phải nặng lòng.

Mỗi dịp tết, những câu chuyện dở khóc dở cười liên quan đến lì xì được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội.

Mới đây, trong một hội nhóm, có thành viên đã chia sẻ tâm sự liên quan đến chuyện lì xì. Theo đó, mỗi năm, gia đình chị tiêu tốn nhiều tiền lì xì cho con cháu trong nhà. Đáng nói, chị chỉ có một đứa con, còn anh chị em ruột thì nhà nào cũng từ 2 đến 3 cháu.

Chị lì xì các cháu 100 ngàn đồng, nhưng các bác mừng lại cho con chỉ từ 20 ngàn đồng đến 50 ngàn đồng. Đã 8 năm qua, chuyện lì xì vẫn như thế nên chị băn khoăn không biết có nên xem lại để lì xì cho các cháu ít hơn không. Vì gia đình chị không giàu có, thiếu trước hụt sau, trong khi nhà các anh chị em đều khá giả.

Câu chuyện lì xì không mới nhưng năm nào cũng có những băn khoăn
Câu chuyện lì xì không mới nhưng năm nào cũng có những băn khoăn

Câu chuyện trên đã tạo nên sự tranh cãi. Một số người nêu quan điểm, lì xì là lấy may đầu năm, không nên tính toán, nhất là con cháu trong nhà. Nếu lì xì không có cái tâm mà so đo thì đừng làm còn hơn.

Có người cho rằng, nên lì xì theo khả năng tài chính của bản thân, đừng vì sĩ diện rồi than thở. Nhiều ý kiến đồng tình, tốt nhất là “người ta sao mình vậy” nghĩa là họ mừng con mình bao nhiêu, thì mình mừng lại bấy nhiêu để khỏi phải suy nghĩ.

Bên cạnh đó, không ít bình luận bày tỏ sự ngán ngẩm đối việc biến tướng của phong tục lì xì.

Vốn dĩ lì xì là mừng tuổi cho trẻ con và người già với mong muốn các cụ khỏe mạnh sống lâu, trẻ con chăm ngoan học giỏi và không quan trọng số tiền nhưng hiện nay hầu như mọi người xem lì xì như một cuộc trao đổi, thậm chí khoe mẽ, sĩ diện, làm hư trẻ con.

Các ý kiến tranh cãi xung quanh câu chuyện chia sẻ
Các ý kiến tranh cãi xung quanh câu chuyện chia sẻ

Có người đề xuất nên bỏ tục lì xì đi, hoặc chỉ nên mừng tuổi cha mẹ ông bà lớn tuổi còn trẻ con nên lì xì bằng sách hoặc vật phẩm thay vì tiền.

Quả thực, những tranh cãi xung quanh chuyện lì xì không phải là mới, năm nào cũng chừng ấy băn khoăn nhưng cứ thế lặp đi lặp lại. Nhiều lúc vì chuyện lì xì trẻ con mà người lớn lại nặng lòng. Câu chuyện vừa xảy trong dịp tết ở gia đình tôi cũng là một minh chứng cho điều đó.

Khác với mọi năm, tết năm nay nhà nội có việc đột xuất nên đến mùng Năm, gia đình tôi mới về chúc tết bên ngoại. Ông bà ngoại đợi chúng tôi về để làm mâm cúng hóa vàng, anh em tập trung đông đủ cho bữa cơm đoàn viên.

Tết năm nào, tôi cũng chủ động chuẩn bị phong bao lì xì khi cả nhà đi chúc tết. Các cháu cả hai bên nội ngoại đều nhận phong bao lì xì năm mươi ngàn đồng còn người lớn tuổi hai trăm ngàn đồng.

Bao năm qua vẫn vậy, tôi sẽ lì xì ở nhà nội còn chồng tôi thực hiện ở nhà ngoại. Năm nay, khi chồng tôi vừa phát phong bao lì xì cho con cháu trong nhà và ông bà sau bữa cơm thì em rể rút ra một tập tiền mới có mệnh giá lớn. Em lì xì trẻ con hai trăm ngàn đồng và người lớn năm trăm ngàn đồng.

Các cháu vui sướng khi nhận được tờ tiền mới, có đứa bốc ngay cái bao lì xì của chồng tôi rồi buột miệng bảo: “Bác Hai lì xì có năm mươi ngàn đồng à, dượng Út xịn xò quá!”.

Câu nói của cháu làm không khí chùng xuống. Mặc dù em dâu tôi nhắc nhở con ngay, mọi người nói lảng qua chuyện khác nhưng chồng tôi lập tức tự ái.

Lì xì xuất phát từ tâm, không nên so đo tính toán?
Lì xì xuất phát từ tâm, không nên so đo tính toán?

Trên đường về nhà, chồng tôi càm ràm: “Hôm nay anh mất mặt quá”. Tôi biết anh đang bức xúc nên nói: “Người trong nhà cả, anh nghĩ nhiều mà làm gì”.

Chồng vẫn bực bội: “Chính vì là người nhà mới mệt”. Thật sự, trong lòng tôi có chút lấn cấn vì chuyện xảy ra nhưng cứ nghĩ chỉ là chuyện trẻ con, ai ngờ chồng lại băn khoăn nhiều đến thế.

Nghe đâu, em rể tôi đợt vừa rồi trúng bất động sản nên năm nay lì xì nhiều cho các cháu, còn mọi năm cũng ngang mức chúng tôi. Tôi nghĩ, em rể không cố ý làm vậy nhưng chồng lại suy diễn. Chỉ việc nhỏ thôi mà tôi thấy không khí tết mất vui đi một chút. Biết đến khi nào lì xì mới trở về đúng nghĩa của nó để trẻ con được vui mà người lớn chẳng phải nặng lòng.

Tranh cãi chuyện bạn trai chạy xe 60km tới lì xì người yêu 10 ngàn đồng

Tranh cãi chuyện bạn trai chạy xe 60km tới lì xì người yêu 10 ngàn đồng

Câu chuyện được chia sẻ trên nhiều diễn đàn thu hút nhiều người quan tâm bình luận.

Theo www.phunuonline.com.vn

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Bạn gái kém 14 tuổi của anh trai khiến tôi và mẹ ngán ngẩm

Cuối tuần trước, anh trai tôi dẫn người yêu về ra mắt gia đình. Cả nhà tôi rất mong chờ điều này do anh đã lớn tuổi. Tuy nhiên, cách cư xử của cô ấy khiến gia đình tôi rất thất vọng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Mở phong bì thưởng Tết của chồng, vợ sững sờ thấy dòng chữ phía trên

Nhiều năm nay, tôi vốn không mấy khi hỏi cụ thể chuyện thưởng Tết của chồng, vì anh “dị ứng” chuyện vợ tra khảo tiền bạc. Nhưng có lẽ vì sự dễ dãi này, chồng coi tôi như người ngoài.

Xin về ăn Tết nhà ngoại, nàng dâu bật khóc nghe bố chồng nói 6 câu

Hơn 10 năm lấy chồng, chưa năm nào tôi được về đón giao thừa cùng bố mẹ đẻ. Thấy bạn bè năm ăn Tết nhà nội, năm ăn Tết nhà ngoại mà tôi lại chạnh lòng.

Chồng ngoại tình, bỏ đi theo bồ, sau 2 năm bỗng trở về cầu xin tôi tha thứ

Tại sao khi tôi đã dần nguôi ngoai, ổn định cuộc sống thì người chồng ngoại tình lại quay trở về? Đau lòng nhất là tại sao bố mẹ chồng và các con tôi lại ủng hộ anh ta?

Vợ chồng ở Thái Bình tuyên bố vỡ hụi, hàng chục người mang quan tài đi tìm

Trước thông tin chủ hụi vỡ nợ, nhiều người xã Nam Trung (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) kéo đến gây áp lực để đòi tiền. Có trường hợp cho biết đã góp hụi gần 10 tỷ đồng.

6 chị em ruột không lấy chồng, sống cùng nhau dưới một mái nhà

Thanh xuân trôi theo những tháng năm nghèo khó, 6 chị em không dám lấy chồng. Không con cái, tuổi già đuổi đến, 6 mảnh đời côi cút sống dựa vào nhau.

Bà nội trợ tỉnh táo vượt qua bẫy lừa quà tặng tri ân của 'siêu thị điện máy'

Trước bẫy lừa đảo trực tuyến quà tặng tri ân, chị Nguyễn Thanh Châu suýt chút nữa mất hàng chục triệu đồng trong tài khoản ngân hàng.

Đang cập nhật dữ liệu !