Làng miến So tất bật chuẩn bị hàng Tết, tháng cao điểm có thể lãi tiền tỷ

Đã từ lâu sản phẩm miến làng So (xã Tân Hoà, huyện Quốc Oai) được biết đến như một đặc sản của vùng quê tại Hà Nội.

Người làng So bắt đầu một ngày lao động từ rất sớm. Ngay từ tờ mờ sáng, các lò làm miến đã bắt đầu đỏ lửa.

Miến dong làng So được làm từ nguyên liệu 100% bột củ dong riềng nguyên chất, nổi tiếng với sợi miến thơm ngon và dai mềm. Món ăn bình dị, dân dã đậm đà chất quê này đã đem lại cuộc sống ấm no cho mỗi người dân nơi đây.

Những củ dong làm miến được chọn là loại to, đều và già; sau đó được rửa sạch và đưa vào máy nghiền thành bột.

Một mẻ miến cần phải qua ít nhất 3 khâu thau rửa bột. Việc ngâm bột và thau rửa kỹ như vậy sẽ giúp loại bỏ chất cặn bã và sạn. Sau 3 lần lọc sẽ cho ra bột tinh sạch. Thứ bột trắng mịn ấy được cho vào tráng thành bánh, phơi cho “héo”, sau đó cán thành sợi rồi phơi lại cho khô…

{keywords}
Người dân làm miến làng So tất bật chuẩn bị hàng Tết.

Hiện nay, công nghệ sấy khô đã được áp dụng rất nhiều ở các làng nghề làm nông sản. Tuy nhiên, miến làng So vẫn giữ cách làm khô truyền thống, phơi dưới ánh nắng và gió tự nhiên. Miến thường được phơi khô ở những khu vực rộng, những nơi xa khu dân cư, ít khói bụi và không sử dụng chất bảo quản, phụ gia, chất tẩy mùi khác để đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm. Người làng So không dùng công nghệ sấy khô sợi miến mà chọn cách hong khô tự nhiên bởi đó cũng là một phần bí quyết giúp cho sợi miến của làng So được dai, giòn và thơm hơn.

Bà Nguyễn Thị Quy (50 tuổi) đang trở bề những phiên miến trên cánh đồng xã Tân Hoà. Chia sẻ với PV Infonet, bà Quy cho hay: “Việc phơi miến phụ thuộc vào thời tiết, hôm nắng to thì chỉ cần một vài tiếng, hôm nào nắng nhỏ thì có thể phải phơi cả ngày. Nếu thời tiết ủng hộ, có nắng, có gió, nhà tôi làm 2 ngày một mẻ, cũng được hơn 3 tấn.

{keywords}
Bà Nguyễn Thị Quy đang đảo bề cho miến khô đều nhau.

Miến bán quanh năm nhưng vào Tết sẽ tiêu thụ mạnh hơn. Dịch bệnh ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng nhưng riêng với sản phẩm miến lại không bị ảnh hưởng quá nhiều, thậm chí do để được lâu và có thể chế biến thành nhiều món nên miến còn bán được nhiều hơn so với những năm trước.

Làm miến phải trải qua rất nhiều công đoạn và cần phải rất tỉ mỉ. Để làm được miến ngon, ngoài nguyên liệu, khi làm phải rất chú ý vấn đề vệ sinh, nước, bụi. Nếu không sạch sẽ, sạn vào bột thì sợi miến sẽ bị hỏng. Khi phơi miến cũng phải chọn những địa điểm không có xe đi qua nên chúng tôi thường mang ra cánh đồng để phơi".

Người làm miến dong làng So thích nhất thời tiết nắng và gió, bởi như vậy mới tạo ra được những sợ miến dai, ngon.

{keywords}
Trên khắp nẻo đường ngõ xóm xã Tân Hoà, những ngày nắng đẹp, ai nấy đều tất bật với công việc làm miến.

Mỗi xưởng sản xuất miến ở đây đều thực hiện các công đoạn tương tự: làm bột, làm sợi, hong miến... Một ngày lao động của những người thợ thường bắt đầu từ 5 giờ sáng và kết thúc vào lúc 19 giờ chiều.

Từ tờ mờ sáng, đồng loạt các cơ sở sản xuất trong làng đều lên lửa; tiếp đó máy quấy bột, máy tráng miến chạy ro ro, xình xịch báo hiệu một ngày làm việc của những người làm miến bắt đầu. Khi nắng lên, người dân mang những phên nứa phơi bánh ra dựng san sát trên cánh đồng.

{keywords}
Những người thợ làm miến mang những phên nứa phơi bánh ra dựng san sát trên cánh đồng.

Bà Nguyễn Thị Đức (73 tuổi) chia sẻ, trước đây nhà bà cũng làm miến, sau này vì con cháu không theo nghề mà đi làm công việc khác nên nhà bà đã nghỉ cách đây khoảng hơn chục năm, bà ở nhà trông các cháu. Đến khi cháu đã lớn, bà Đức xin ra xưởng để đóng gói miến, theo bà công việc này rất nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe người già. Mỗi ngày được trả công khoảng 200.000 đồng, bà có thêm tiền để sinh hoạt cá nhân mà cũng đỡ nhớ công việc trước đây đã giúp bà nuôi các con khôn lớn.

{keywords}
Bà Đức cần mẫn với công việc đóng miến vào túi nhỏ.

''Miến làng chúng tôi rất sạch, chúng tôi vẫn hằng ngày nấu ăn, dùng sản phẩm do chính làng mình làm ra. Nước làm miến phải sạch, nếu nước đục sẽ làm thay đổi màu của sợi miến'', bà Đức nói.

Bà Chương Thị Tẹo (60 tuổi) thì nhận việc xếp bánh miến tại xưởng. Bà Tẹo làm việc từ 5h sáng, trưa được nghỉ khoảng 3 tiếng, xong tiếp tục làm đến 19h, mỗi ngày đi làm như vậy, bà được trả công khoảng 400.000 đồng.

{keywords}
Bà Chương Thị Tẹo (bên trái) đang xếp bánh miến.

“Tôi đến với nghề làm miến này cũng được mấy chục năm rồi. Trước đây làm bằng tay hết, nhưng mấy năm gần đây chuyển sang dây chuyền làm máy. Đi làm thuê như thế này công việc cũng không khó nhọc là mấy, chỉ ngồi nhiều, người không quen sẽ bị đau lưng”, bà Tẹo chia sẻ.

Ông Dương Đình Ngoạn (65 tuổi) bật mí, từ xưa miến làng So đặc biệt hơn so với các miến làng nghề khác nhờ phần nhiều vào nguồn nước tạo nên thành phẩm. Hầu hết các hộ trong làng đều làm miến bằng nguồn nước giếng tại làng, thứ nước vừa trong, vừa ngọt tạo nên hương vị đặc biệt, riêng có của miến làng So.

Miến So nguyên chất có màu trắng đục, sợi dai và giòn, nấu lên dù có đun quá lửa vẫn không bị bết vào nhau, sợi nào ra sợi ấy mà không đứt. Cũng chính bởi thế, dân gian có câu “Cỗ yến thiếu miến làng So”, được giải thích rằng dù cho có mâm cao cỗ đầy, nhưng nếu thiếu miến của làng thì mâm cỗ chưa thể đủ đầy, trọn vẹn vị ngon.

Ngày nay, công nghệ phát triển, giếng ở ao đình không đủ để phục vụ cho tất cả các hộ sản xuất, có nhà dùng nước máy, có nhà vẫn dùng nước giếng khoang để làm miến. ''Địa hình ở làng tôi là đồi núi nên giếng phải khoan ít nhất sâu 50 mét mới có nước'', ông Ngoạn kể.

Ông Ngoạn sinh được 3 người con, nhưng các con trai không ai theo nghề, ông phải truyền nghề cho con dâu đầu.

“Tôi làm miến từ năm 1987 đến năm 2004, khi đã có con dâu theo nghề, tôi ra vườn ngoài này nuôi cá. Rất vui vì có người tiếp nối nghề truyền thống của làng, của nhà. Mai sau tôi sẽ khuyên bảo cháu của mình tiếp tục nối nghiệp cha ông để gìn giữ bản sắc làng quê'', ông bộc bạch.

Gặp chị Hợp (36 tuổi, con dâu ông Ngoạn) - chủ cơ sở sản xuất miến dong Dương Phương đang đi thăm miến trên cánh đồng xã Tân Hoà, chị Hòa cho biết, dù là chủ sơ sở sản xuất miến nhưng chị phải chạy đi chạy lại rất nhiều, từ nhà xưởng sản xuất ra cánh đồng rồi đến khu đóng gói để xem công nhân làm có đảm bảo yêu cầu hay không.

{keywords}
Chị Hợp đi thăm miến phơi ngoài cánh đồng.

“Nhà tôi có khoảng 20 công nhân làm trong xưởng sản xuất miến. Thời buổi công nghiệp hóa phát triển, miến làng chúng tôi hiện nay sản xuất được số lượng lớn hơn so với thời ông cha. Khi máy tráng xong, chúng tôi mang ra ngoài đồng để phơi, sau đó lại mang về xưởng cắt thành sợi, rồi lại mang ra phơi một lượt nữa.

Mỗi ngày tại xưởng nhà tôi làm khoảng 4 tấn miến, tháng nào mà mưa ít thì lượng sản phẩm làm ra rất đạt; nhưng những tháng mưa nhiều thì chúng tôi vô cùng khó khăn, miến gặp nước mưa sẽ bị hỏng ngay; thế nên việc làm miến trông chờ vào thời tiết rất nhiều”, chị Hợp nói.

Theo chị Hợp, máy móc và quy trình sản xuất thì có thể giống nhau, nhưng điểm phơi miến, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất lại là cái làm nên điều khác biệt của mỗi cơ sở.

“Làm nghề miến mang lại giá trị kinh tế khá cao, như xưởng nhà tôi chỉ vài tháng về Tết có thể tiếm lời được khoảng gần 1 tỷ. Tuy nhiên, việc làm miến đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ từng khâu. Ngay lúc bắt đầu làm miến cũng phải chọn nguyên liệu bột ở đâu để cho ra sợi miến dai ngon, như nhà tôi chỉ nhập nguyên liệu ở trên Điện Biên. Đến khi thau bột và rửa bột, mình phải làm thật kỹ để lọc bỏ những bụi bẩn, sạn cát, khi cho ra sợi miến phải đảm bảo không bị sạn'', chị Hợp tiết lộ.

Dù mỗi người một khâu làm việc khác nhau nhưng toàn bộ quy trình sản xuất được liên kết nhịp nhàng, tạo thành dây chuyền khoa học.

Các chủ cơ sở sản xuất miến lớn ở làng đã đầu tư trên 2 tỷ đồng để mua sắm máy móc hiện đại, dây chuyền khép kín từ khâu lọc bột, làm chín, đến tráng miến. Nhờ công nghệ máy móc hiện đại và có kỹ thuật làm nghề lâu năm nên hiện nay sản phẩm miến dong của làng So đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, có mặt ở khắp các tỉnh, thành phố lớn.

Nghề làm miến đã giúp cho cuộc sống người dân ở Tân Hòa trở nên khấm khá, nhà cửa khang trang, mua sắm thêm nhiều máy móc, phương tiện phục vụ cho sản xuất. Nghề làm miến cũng góp phần giải quyết công ăn việc làm tại địa phương.

{keywords}
Miến được đóng gói trong các túi nhỏ khoảng 500g.
{keywords}
Giá miến tùy theo loại, dao động từ 40 đến 70 nghìn/kg.
{keywords}
Bếp lò hơi để làm chín bột dong.
{keywords}
Sau khi cho bột vào hệ thống dây chuyền, công nhân sẽ nhặt những tấm miến to....
{keywords}
...chuyển ra cắt nhỏ...
{keywords}
...tiếp tục đưa xuống nghiền thành sợi nhỏ.
{keywords}
Những nắm miến tươi được cuộn lại.
{keywords}
Sau đó mang ra cánh đồng để phơi.
{keywords}
Khi khô, người làm miến sẽ phải đảo ngược bề lại, phơi mặt bên dưới.
{keywords}
Quá trình đảo miến phải tơi để những sợi miến khô đều.
{keywords}
Trên cánh đồng đầy nắng gió, người dân tất bật phơi miến.
{keywords}
Sau khi phơi xong, miến sẽ được mang về xưởng và đóng bao bì.
{keywords}
Sản phẩm miến dong được đóng gói tiêu chuẩn 500g/túi, có tem, nhãn mác, đầy đủ thông tin về thành phần dinh dưỡng, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
{keywords}
Về chiều, những xe chở miến từ cánh đồng trở về xưởng rộn ràng cả thôn quê.

Bảo Khánh

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Cải thiện dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt

Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa

Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.

Sự kiện ‘FWD Box Sống đầy’ thu hút đông đảo người dân TP.HCM

Trong 2 ngày 12 và 13/10, sự kiện “FWD Box Sống đầy” do Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn.

Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Đang cập nhật dữ liệu !