Làng Đa Sỹ: Bền bỉ giữ lửa nghề rèn truyền thống

Khép mình bên dòng sông Nhuệ Giang, làng rèn Đa Sỹ nhiều năm qua vẫn bền bỉ giữ lửa nghề truyền thống. Lớp lớp thế hệ thanh niên trai tráng đang cần mẫn theo nghiệp ông cha mặc dù cơn lốc đô thị hóa và vòng xoáy cơ chế thị trường tác động không nhỏ.

Gian truân nghề rèn

Làng rèn Đa Sỹ thuộc phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, vốn nổi tiếng với những sản phẩm dao, kéo, các đồ gia dụng kim khí có độ bền cao, dùng để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Tiếng lành đồn xa, qua hàng trăm năm, chất lượng sản phẩm của làng rèn không những được ví là “chặt được sắt” mà còn đẹp về kiểu dáng và mẫu mã.

Nhưng có ai biết rằng để làm được một con dao, một chiếc kéo, người thợ rèn đã phải dậy sớm, thức khuya, ngồi hàng giờ trước máy mài với sự bền bỉ, cần mẫn đến cao độ.

Bác Nguyễn Văn Lộc (64 tuổi)-gia đình ba đời làm nghề rèn

12 tuổi bắt đầu học nghề từ cha ông, đến nay, Bác Nguyễn Văn Lộc đã có 52 năm làm bạn với bếp lửa hồng cùng tiếng búa rộn ràng, tiếng xè xè của máy cắt. Trung bình mỗi ngày bác Lộc làm được chục con dao chặt và khoảng một trăm con dao con gửi khắp các chuyến hàng Bắc-Nam. Mặc dù máy móc hiện đại ngày càng phát triển và rút ngắn được thời gian gia công, nhưng bác Lộc vẫn lựa chọn rèn dao, làm kéo bằng thủ công là chính.

Bác cho hay: “Bây giờ có búa máy thì đỡ vất vả hơn nhưng làm bằng thủ công vẫn là tốt nhất. Nếu như tất cả các công đoạn đều làm bằng máy thì tuổi thọ của sản phẩm sẽ không cao”.

Bác Nghiêm Văn Miệt cần mẫn mài dao

Cũng như bác Lộc, bác Nghiêm Văn Việt (62 tuổi) cũng đã có hàng chục năm kinh nghiệm trong nghề. Ra quân từ năm 1981, trở về quê hương, bác Việt dấn thân vào con đường cha ông truyền lại. Qua thời gian, các sản phẩm của bác đã gây dựng được tên tuổi và thương hiệu trong vùng. Bác Việt cho hay: “Để làm được một con dao hoàn chỉnh phải trải qua 9 đến 10 công đoạn, nhưng khó nhất vẫn là khâu trui dao”.

Ở độ tuổi đã cao, bác Lộc và bác Việt đã mang theo căn “bệnh nghề nghiệp” di chứng trên cơ thể. Bác Lộc tâm sự: “Ngày nào cũng ngồi mài dao lại ở cùng một tư thế nên tôi bị thoái hóa ba đốt sống lưng. Bệnh xương khớp này thì rất khó để chữa khỏi”. Hơn nữa, vào những ngày nắng nóng, ngồi trong lò rèn nung sắt hàng nghìn độ C lại càng vất vả hơn.

Biết là khó khăn, biết là cực nhọc nhưng cũng như bác Lộc, bác Việt vẫn cố gắng bám trụ lấy nghề cha ông mặc dù con cái khuyên bố mẹ nghỉ ngơi tuổi già. Bác chia sẻ: “Bác sợ không làm nghề sẽ lười đi cho nên phải cố, chừng không nào trụ được nữa thì thôi”.

Chủ cơ sở gia công nổi tiếng Hà Cung đang chuẩn bị cắt thép, tạo hình cho dao

Thành thật chia sẻ với phóng viên, chủ cửa hàng gia công nổi tiếng Hà cho biết, nghề rèn vô cùng hại sức khỏe, khói bụi than và khí độc hại bủa vây quanh mình, nó còn hút hết không khí xung quanh, khiến người thợ ngột ngạt và khó thở.

Có lẽ, qua năm tháng chỉ có tình yêu nghề mới thôi thúc họ quyết tâm thổi lửa và gìn giữ nghề rèn truyền thống từ thế hệ này đến thệ hệ khác. Mặc dù cơn lốc đô thị hóa và vóng xoáy thị trường đã gây ra không ít phiền toái trong quá trình phát triển làng nghề nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của nó trong việc nâng cao trách nhiệm và bảo vệ các giá trị văn hóa lâu đời của ông cha.

“Vàng thau lẫn lộn”

Sản phẩm làng rèn Đa Sỹ từ lâu đã đạt đến độ tinh xảo và danh thơm nổi tiếng khắp cả nước. Cũng không khó hiểu vì sao, hiện nay, trên thị trường hàng giả, hàng kém chất lượng lại xuất hiện tràn lan và gắn mắc sản phẩm làng nghề một cách trắng trợn và ồ ạt đến như vậy. Nhiều năm qua, vấn đề này vẫn là nỗi trăn trở của không ít nghệ nhân.

Bác Lộc chia sẻ, người mua rất thích những sản phẩm dao được làm từ nhíp ô tô và nếu là nhíp thật thì nó sẽ có các lỗ ở bề mặt dao. Nhưng nhiều người lại khoan 1 lỗ để làm giả nhưng nó không phải là nhíp. Bây giờ công nghệ cao, họ có thể bắt chước được dễ dàng. Tốt hơn hết muốn mua sản phẩm có chất lượng thì phải vào tận nhà vì người đi buôn thì cũng tùy người, có người buôn hàng rẻ bán đắt lại thiệt thân cho khách hàng.

Dao được làm bằng nhíp ô tô thường có độ bền cao

Còn bác Việt khẳng định, nếu các sản phẩm làm bằng máy thì mẫu mã và kiểu dáng nó sẽ giống nhau hoàn toàn, riêng bác thì làm thủ công là chính, cho nên, mẫu mã của dao hay kéo sẽ có sự khác biệt, không đồng đều. Bác tạo theo dáng của bác nên không ai có thể ăn cắp được.

Với những nhà sản xuất quy mô lớn như bác Hà Cung thì cẩn thận đóng tên, khắc dấu trên dao để tránh bị ăn cắp.

Đóng tên khắc dấu để tránh ăn cắp là một cách để bảo vệ thương hiệu của người thợ rèn

Mỗi người mỗi cách khác nhau, nhưng những thợ rèn ở làng nghề truyền thống Đa Sỹ vẫn đang tìm mọi phương sách để bảo vệ uy tín và thương hiệu mà cha ông ngàn năm gìn giữ giữa thời buổi thị trường “vàng thau lẫn lộn”.

Mai Hương- Thùy Dương

2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025

Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.