‘Làn sóng’ từ chối người tị nạn Ukraine xuất hiện ở Anh

Theo Daily Mail, một phần tư các gia đình Anh đã đăng ký chương trình của chính phủ cấp nơi ở cho người tị nạn Ukraine sẽ chọn không tham gia trong những tuần tới do thiếu tiền trong bối cảnh lạm phát và hóa đơn tiền điện gia tăng.

“Những người tham gia cho biết rằng do khủng hoảng tài chính trong nước, việc chăm sóc những người nhập cư ngày càng trở nên khó khăn hơn và bản thân họ cũng không có tiền để sống”, Daily Mail cho hay.

Theo ghi nhận của Daily Mail, một số người Anh đã chi hàng nghìn bảng Anh để chăm sóc những người tị nạn. Chính phủ Anh hứa sẽ trợ cấp hàng tháng cho mỗi gia đình được nhận nuôi, nhưng việc thanh toán đến nay bị trì hoãn.

{keywords}
‘Làn sóng’ từ chối người tị nạn Ukraine xuất hiện ở Anh. (Ảnh: AP)

Ngoài ra, cư dân Vương quốc Anh phàn nàn về những khó khăn lớn do bất đồng ngôn ngữ và sự khác biệt văn hóa. Những hiểu lầm giữa các nhà tài trợ Anh và những người tị nạn dẫn đến thực tế là người Ukraine thấy mình không có một mái nhà.

Theo thông tin chính thức từ Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) về người tị nạn, từ ngày 24/2 đến 5/7, có khoảng 8,8 triệu người đã rời Ukraine, trong đó hơn 6,6 triệu người Ukraine đã được tiếp nhận là người tị nạn trên toàn châu Âu.

Các nước trong đó có Cộng hòa Czech, Ba Lan, Romania và Slovakia đã mở cửa biên giới, hỗ trợ người tị nạn Ukrane.

Bộ Nội vụ Đức dẫn số liệu của UNHCR cho biết khoảng 3,8 triệu người tị nạn Ukrane đã trở về nước mình vào một số thời điểm kể từ đầu năm đến nay.

Theo một cuộc khảo sát được Liên Hơp Quốc công bố hồi tháng 7, phần lớn người tị nạn Ukraine muốn trở về nước càng sớm càng tốt.

Trong một tuyên bố, Bộ Nội vụ Đức cho biết tổng cộng 967.546 người Ukraine chạy khỏi nước này đã nhập cảnh vào Đức, ít nhất là nhập cảnh tạm thời, với 36% trong số này là trẻ em. Trong số những người trưởng thành, cứ 4 người tị nạn Ukraine thì có 3 người là phụ nữ và khoảng 8% trong số này trên 64 tuổi.

Theo Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser, đây là làn sóng người tị nạn lớn nhất tại châu Âu kể từ chiến tranh thế giới thứ II.

Trước đó, Ủy viên Nội vụ châu Âu Ylva Johansson nhấn mạnh, những căng thẳng do cuộc khủng hoảng lương thực và khủng hoảng năng lượng tạo ra có thể dẫn đến những tình huống mất an ninh khiến mọi người rời bỏ đất nước của mình. Đó là một thách thức rất lớn và “không ai có thể đoán trước được” số lượng người đến.

Ủy ban châu Âu (EC) và các quốc gia thành viên đang làm việc với những kế hoạch dự phòng để đối phó với số lượng những người mới đến. Trong khi, Ủy viên châu Âu Ylva Johansson cho biết, Liên minh châu Âu (EU) cố gắng tránh điều đó bằng cách tiếp xúc với các nước đối tác.

Thanh Bình (lược dịch)

Cậu bé chạy theo bong bóng xà phòng và vô tình cứu được cụ bà lạc đường

Cậu bé chạy theo bong bóng xà phòng và vô tình cứu được cụ bà lạc đường

Bà Nina Lipscomb (83 tuổi) bị suy giảm trí nhớ do bệnh Alzheimer mới đây bị mất tích, gia đình bà sử dụng mọi nguồn lực để tìm bà nhưng không thành công.

Trụ sở NATO nuôi ong lấy mật

Trụ sở NATO nuôi ong lấy mật

Theo một thông báo trên trang web của liên minh, trong khuôn khổ các dự án môi trường của châu Âu, trụ sở Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Brussels đã đặt 4 tổ ong trên lãnh thổ của mình.

Người phụ nữ mắc bệnh phong trở thành điệp viên nổi tiếng

Bước ngoặt bất ngờ trong cuộc đời đã khiến Josefina Guerrero trở thành điệp viên quan trọng nhất trong cuộc chiến vì Philippines.

Những hình ảnh mới nhất về thành phố Mariupol

Các phóng viên của Sputnik mới đây đã ghi lại một số hình ảnh về thành phố Mariupol đang trong quá trình khôi phục.

Ông Putin và ông Tập Cận Bình hội đàm về các vấn đề lớn

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay (21/3) chính thức hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Điện Kremlin.

Thủ tướng Nga: Moscow quan tâm đến việc tăng cường quan hệ với Bắc Kinh

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết, Moscow thực sự quan tâm đến việc tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện và chiến lược với Bắc Kinh.

Rác thải ở Paris trở thành biểu tượng của biểu tình

Những ụ rác chất đống ngày càng cao dần trên đường phố của thủ đô Paris, Pháp đã trở thành biểu tượng của các cuộc biểu tình phản đối tăng tuổi về hưu tại nước này.

Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ tổn thất vì thảm họa động đất

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ước tính, thảm họa động đất kinh hoàng hồi đầu tháng 2 đã khiến nước này thiệt hại khoảng 104 tỷ USD.

Những hình ảnh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Nga

Ngay sau khi đặt chân tới Moscow, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc họp phi chính thức kéo dài 4 tiếng rưỡi với Tổng thống Vladimir Putin tại Điện Kremlin.

Lầu Năm Góc: Phi công quân sự Mỹ có tỷ lệ mắc ung thư cao hơn bình thường

Một nghiên cứu quy mô lớn của Lầu Năm Góc cho thấy các phi công quân sự có tỷ lệ mắc ung thư cao hơn so với mặt bằng chung của người dân Mỹ.

New York cử thêm cảnh sát, chuẩn bị rào tòa án phòng biểu tình nếu ông Trump bị truy tố

Nhà chức trách New York - Mỹ, đang cho tăng cường các biện pháp an ninh trước những lo ngại về nguy cơ biểu tình bùng phát nếu cựu Tổng thống Donald Trump bị truy tố.

Người đàn ông Mỹ bị xua đuổi vẫn quyết tâm đi chân đất hơn 20 năm

Cựu nhiếp ảnh gia người Mỹ quyết tâm đi chân đất hơn 20 năm bất chấp bị những người xung quanh nhiều lần xua đuổi vì khó chịu trước hình ảnh bất thường.

Đang cập nhật dữ liệu !