Lần đầu tiên trồng thành công sâm quý Ngọc Linh ở miền Bắc

Sau nhiều thử nghiệm tại nhiều địa phương nhưng thất bại do khí hậu và thổ nhưỡng, sâm Ngọc Linh chỉ trồng được ở Quảng Nam và Kon Tum. Thế nhưng mới đây, giống dược liệu quý hiếm này đã được trồng thử nghiệm thành công tại Sơn La.

Sau nhiều thử nghiệm nhưng thất bại tại nhiều địa phương do khí hậu và thổ nhưỡng, sâm Ngọc Linh chỉ trồng được ở hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Thế nhưng mới đây, giống dược liệu quý hiếm được coi là “quốc bảo” của Việt Nam này đã được trồng thử nghiệm thành công tại tỉnh Sơn La. Đáng chú ý, không chỉ trồng thành công từ cây giống, sâm Ngọc Linh còn có thể phát triển trên mảnh đất Sơn La bằng cách gieo hạt.

Việc trồng thử nghiệm thành công diễn ra dưới những tán rừng già tại bản Sam Ta, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La do Công ty TNHH MTV Đầu tư Xây dựng Thành Long (thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn) thực hiện.

Trước đó, ông Nguyễn Chí Long, Giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư Xây dựng Thành Long đã mất đến hơn 10 năm ròng rã có mặt tại khắp các cánh rừng ở Quảng Nam để học cách trồng và chăm sóc sâm Ngọc Linh. Đến nay, khu vực trồng sâm Ngọc Linh của công ty đã hội tụ các loại cây từ 2-7 năm tuổi.

Theo chia sẻ của ông Long, cách đây 15 năm, tình cờ trò chuyện cùng một người bạn về cây sâm Ngọc Linh, ông bị cuốn hút bởi loại dược liệu này. Đặc biệt là sau khi mua về cho người thân trong gia đình và bản thân dùng, ông càng thêm quyết tâm hơn bởi giá trị của sâm Ngọc Linh.

“Lúc đó nghĩ, tại sao vùng Sơn La có đầy đủ các yếu tố về khí hậu, độ cao… cho cây Sâm Ngọc Linh sinh trưởng mà lại bỏ phí đi như vậy. Thế là tôi đã quyết tâm học hỏi và mang về trồng ở Sơn La. Nhiều năm liên tục tôi đã lang thang khắp các cánh rừng trồng sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam. Sau này, lại tiếp tục ăn rừng, ngủ rừng khắp các cánh rừng già thuộc các xã vùng cao của Sơn La để trồng thử nghiệm từ hạt giống cho đến các cây giống từ 1 đến 3 năm tuổi...”, ông Nguyễn Chí Long nói.

{keywords}
Lần đầu tiên trồng thành công sâm quý Ngọc Linh ở miền Bắc.

Để cây sâm Ngọc Linh sống được ở vùng đất Sơn La, ngoài việc đòi hỏi kỹ thuật, công chăm sóc, vấn đề vốn đầu tư và thời gian cũng là câu chuyện lớn nên không phải ai cũng dám đầu tư. Thậm chí, khi thấy ông Long quyết tâm thực hiện dự án, nhiều người còn tỏ ra hoài nghi về khả năng thành công của ông.

Theo ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, thời điểm nghe doanh nghiệp Thành Long trình bày về kế hoạch trồng sâm Ngọc Linh, bản thân ông Công khi đó đang là Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La cũng cảm thấy bất ngờ, bởi không phải doanh nghiệp nào cũng dám đầu tư vào loại cây dược liệu “đỏng đảnh” đắt đỏ này.

“Trồng sâm Ngọc Linh bằng hạt thì ít nhất cũng phải 8 năm mới cho thu hoạch củ, thậm chí là 10 năm và chưa biết chất lượng củ khi đó có đảm bảo không. Trong khi việc trồng sâm Ngọc Linh như vậy chính là một sự đánh đổi đầy mạo hiểm”, ông Nguyễn Thành Công nhớ lại.

Với quyết tâm thực hiện dự án, năm 2009, ông Nguyễn Thành Long đã mua hàng nghìn cây giống từ 1 đến 3 năm tuổi mang lên các cánh rừng già của Sơn La trồng. Ông Long trồng thử cây giống từ huyện biên giới Sông Mã, huyện Sốp Cộp hay vùng cao huyện Bắc Yên, huyện Thuận Châu.., cuối cùng ông quyết định dừng chân ở bản vùng cao Sam Ta của huyện Mai Sơn. Kết quả là ông đã gieo trồng thành công bằng hạt giống với tỷ lệ hạt nảy mầm và phát triển tốt đạt trên 90%. 

Bản Sam Ta là một bản vùng cao, nằm cheo leo trên những đỉnh núi quanh năm mây mù bao phủ với điểm cao nhất là 2.000m so với mặt nước biển.

Ông Hà Như Huệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, cho biết: Đến thời điểm này có thể khẳng định cây sâm Ngọc Linh trồng được ở Sơn La. Như cây gần 2 năm tuổi nhổ lên đã cho củ bằng nửa ngón tay cái. Hiện tại doanh nghiệp đang có gần 10.000 cây sâm Ngọc Linh được gieo bằng hạt từ tháng 11/2019 và trồng bằng cây giống giờ đã có độ tuổi từ 2 năm tuổi trở lên.

Mẫu trồng bằng cây giống và củ gieo bằng hạt gửi về Viện Dược liệu, Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ dược liệu được đánh giá chất lượng rất tốt, đảm bảo đủ các tiêu chuẩn của sâm Ngọc Linh khi hàm lượng, định lượng trong củ sâm trồng ở Sơn La ngang với sâm Việt Nam.

Ông Hoàng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, trên cơ sở kết quả đánh giá, khảo nghiệm từ phía các cơ quan chuyên môn, tỉnh Sơn La sẽ đề xuất nhân rộng mô hình trồng sâm Ngọc Linh này theo quy mô lớn. Đồng thời, sẽ giao cho các cơ quan chuyên môn chuẩn bị các thủ tục theo đúng quy định để tiến tới xây dựng thương hiệu cũng như chỉ dẫn địa lý cho củ sâm Ngọc Linh trồng tại Sơn La.

Trước mắt tại bản Sam Ta, doanh nghiệp sẽ hỗ trợ miễn phí cho các hộ trong bản cây giống 1 năm tuổi để trồng. Đồng thời, tỉnh Sơn La sẽ tiến tới việc tăng diện tích và nhân rộng mô hình này, giúp đồng bào các dân tộc vùng cao làm giàu từ trồng cây dược liệu nói chung, cây sâm Ngọc Linh nói riêng. 

 Hiền Anh

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !