Lần đầu làm 'chuyện ấy', cô gái trẻ hoảng hốt thốt lên 'phải bỏ anh ấy ư?'

Ngay lần đầu tiên làm 'chuyện ấy' với người yêu mới đã bỏng rát 'vùng kín', điều chưa từng xảy ra với người yêu cũ khiến cô gái trẻ hoảng hốt lo sợ 'phải bỏ anh ấy ư?'

Yêu nhau 3 tháng, Thuỷ (23 tuổi) quyết định dọn về sống chung với bạn trai. Ngay sau lần đầu làm 'chuyện ấy', cô cảm thấy hơi ran rát 'vùng kín'. Nghĩ có thể do quá cuồng nhiệt nên cô chỉ cười một mình.

Thế nhưng lần thứ 2, thứ 3 tình trạng đau rát, ngứa ngáy vẫn tiếp tục xảy ra. Thậm chí 'vùng kín' của cô còn nổi những nốt mẩn đỏ, li ti dưới da.

Thuỷ băn khoăn lắm. Vì trước đây cô cũng có bạn trai và từng quan hệ tình dục nhưng những tình cảnh này không xảy ra.

Lo sợ bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục từ người yêu, cô âm thầm đi khám. Cô 'ngã ngửa' khi bác sĩ cho biết mình bị dị ứng với tinh trùng của người yêu. Bác sĩ cũng khuyến cáo để tránh tình trạng này thì nên sử dụng bao cao su.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Thuỷ hoảng hốt thốt lên “thế phải bỏ anh ấy à?”. Suy nghĩ một hồi cô dứt khoát “phải thế thôi chứ để lâu, tình cảm mặn nồng quá lại khó dứt”.

Không giống Thuỷ, V. A (24 tuổi, TP Hồ Chí Minh) lại trong tình trạng “gạo đã nấu thành cơm”. V. A bối rối cho biết hai vợ chồng mới cưới, sau tuần trăng mật, chị bị ngứa ngáy, khó chịu nặng, đau rát, nổi mẩn ngứa, sốt… Các biểu hiện giống y hệt những lần V.A bị dị ứng thức ăn.

Nghi ngờ mình bị dị ứng tinh dịch, V.A cũng đã thử bắt chồng dùng bao cao su, thì đúng là tình trạng khó chịu kia hết. Thành thử ra, từ đó đến giờ (sau gần 1 năm cưới nhau), vợ chồng V. A liên tục “mặc áo mưa” dù “trời không mưa”.

Đến lúc muốn có con, hai vợ chồng đánh liều bỏ “áo mưa” nhưng chỉ 2 ngày là V. A lại không chịu nổi, thậm chí cảm thấy sợ khi phải "yêu". Người phụ nữ trẻ này lo lắng nghĩ đến cảnh không thể có thai tự nhiên mà phải làm thụ tinh trong ống nghiệm với khoản tiền lớn thì cũng “hết hơi”.

Dị ứng tinh dịch, còn được gọi là quá mẫn huyết tương (SPH) là một tình trạng hiếm gặp do phản ứng dị ứng nhẹ hoặc nghiêm trọng với protein trong tinh dịch của đàn ông. Đôi khi, phụ nữ gặp phải các triệu chứng với một đối tác cụ thể chứ không phải với tất cả mọi đối tác.

Theo Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, trường hợp của người vợ trẻ này có thể bị dị ứng tinh dịch của chồng nên gây ra các triệu chứng: nổi mẩn ngứa, bỏng rát vùng da - niêm mạc sinh dục…

Lý giải tình trạng này, BS Ngọc Thông cho rằng, tinh trùng của chồng có thể bị phản ứng của cơ thể phụ nữ (kháng thể chống lại dị ứng nguyên) ức chế, ngưng tụ, bị chết hoặc bất hoạt, không thể di chuyển vào trong để thực hiện chức năng thụ tinh. Vì vậy cho dù chị em có cố vượt qua cảm giác khó chịu để quan hệ không dùng bao cao su, các bạn vẫn có nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

Tinh dịch là một chất dịch có chứa nhiều thành phần như tinh trùng, các protein, enzyme…, khi tiếp xúc niêm mạc bộ phận sinh dục nữ, các thành phần trong tinh dịch có thể trở thành một dị ứng nguyên (chất gây dị ứng) ở một số phụ nữ có cơ địa dị ứng.

Bổ sung thêm, các bác sĩ Khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện ĐH Y, cho biết, dị ứng tinh dịch có thể gây ra các phản ứng tại chỗ vài phút hoặc vài giờ sau khi tiếp xúc. Hầu hết phụ nữ sẽ thấy các triệu chứng của viêm da tiếp xúc (phát ban đỏ, ngứa do tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng) bên trong ống âm đạo, bên ngoài môi âm hộ hoặc xung quanh hậu môn.

Các triệu chứng của dị ứng tinh dịch bao gồm: Phát ban; Ngứa; Mề đay; Phù mạch (sưng mặt, cánh tay hoặc chân); Mẩn đỏ.

Đáng lưu ý, dị ứng tinh dịch cũng có thể gây ra các phản ứng toàn thân. Sốc phản vệ có thể xảy ra với dị ứng tinh dịch. Các triệu chứng có thể xuất hiện trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với tinh dịch và có thể đe dọa tính mạng.

Đây là những gì cần chú ý: Lưỡi hoặc cổ họng bị sưng; Thở khò khè và khó thở; Chóng mặt hoặc ngất xỉu; Mạch nhanh, yếu; Phát ban trên da; Buồn nôn, nôn.

Nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng tinh dịch, hãy đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ để da của bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng nghi ngờ (tinh dịch của đối tác) và quan sát kỹ các dấu hiệu của phản ứng dị ứng.

Khi bạn được chẩn đoán dị ứng với tinh dịch, chị em có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp sau đây để tiếp tục cuộc sống tình dục viên mãn mà không bị các phản ứng dị ứng.

Bao cao su. Đầu tiên và quan trọng nhất, bao cao su có thể được sử dụng trong khi giao hợp để ngăn tiếp xúc da với tinh dịch. Đây là phương pháp điều trị dễ dàng nhất và ít xâm lấn nhất. Nếu bạn và đối tác của bạn đang cố gắng mang thai, có những phương pháp khác có thể áp dụng.

Giải mẫn cảm. Giải mẫn cảm, còn được gọi là liệu pháp miễn dịch, là một phương pháp điều trị được sử dụng để hệ thống miễn dịch tiếp xúc với chất gây dị ứng trong nỗ lực tạo ra khả năng chống chịu với chất gây dị ứng. Trong hầu hết các trường hợp, liệu pháp miễn dịch có thể mất từ 3 - 5 năm, nhưng những thay đổi có thể kéo dài nhiều năm.

Thuốc chống dị ứng. Cân nhắc sử dụng kem bôi kháng histamine nếu bạn đang bị dị ứng tại chỗ. Một nghiên cứu đề xuất kem bôi âm đạo Gastrocrom (cromolyn), có thể được bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn kê đơn.

Các bác sĩ cũng lưu ý, nếu chị em bị dị ứng tinh dịch, hãy nhớ rằng tinh trùng của đối tác của bạn không bẩn hay "xấu" và chị em không phải đổ lỗi cho cách cơ thể mình phản ứng với nó.

N. Huyền 

Bí quyết giúp cụ bà 91 tuổi vẫn chơi thể thao, ăn kem mỗi ngày

Cụ bà người Mỹ đam mê thể thao, đặc biệt là bóng ném. Ngoài ra, bà còn dành thời gian chăm sóc ngôi nhà, cắt cỏ, cào tuyết và cưa cây.

Người phụ nữ nguy kịch nghi nhiễm bệnh từ nghề giết mổ lợn

Nữ bệnh nhân suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn nặng do nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Người phụ nữ này làm nghề giết mổ, bán thịt lợn.

Phụ nữ có 5 dấu hiệu này, cảnh báo cơ thể bắt đầu già, tuổi thọ ngắn

Sinh, lão, bệnh, tử là điều không thể tránh khỏi trong đời người. Tuy nhiên, rất nhiều người đang già đi nhanh hơn tuổi mà không hề biết.

Thói quen giúp người phụ nữ đã nghỉ hưu có vóc dáng đẹp như thiếu nữ

Trung Quốc - Liu Yelin giữ thói quen bơi lội suốt 30 năm qua. Cô đặc biệt thích xuống hồ nước ngoài trời vào mùa đông.

Mối nghi ngờ của bác sĩ giải thoát cô gái Hà Nội khỏi cảnh đau đầu, chảy mủ tai

Nhiều tháng nay, một bên tai của chị T.M.T, 21 tuổi, ở Hà Nội, liên tục đau đớn, chảy mủ kéo dài, kèm đau đầu, mất ngủ, điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi.

Bất thường ở chân cảnh báo phụ nữ bị rút ngắn tuổi thọ

Bàn chân lạnh, tê, da nhợt nhạt hoặc thâm tím cho thấy sức khỏe của nữ giới không tốt, khó có tuổi thọ cao.

Cô gái 19 tuổi biến dạng mặt, nguy cơ mù vì đơn thuốc của 'bác sĩ online'

Hai tháng dùng đơn thuốc từ 'bác sĩ online' khiến tổn thương của cô gái từ vài nốt trở nên nặng nề, biến dạng khuôn mặt. Nữ bệnh nhân hốt hoảng khi biết 2 loại thuốc trong đơn chống chỉ định phối hợp vì có nguy cơ gây mù.

Dùng An cung phòng đột quỵ, người phụ nữ vẫn bị nhồi máu não

Nữ bệnh nhân vào viện trong tình trạng nguy kịch do nhồi máu não dù vẫn thường xuyên sử dụng An cung với mục đích phòng đột quỵ.

Bỏ tiền tiết kiệm đi chữa hói, không ngờ tóc rụng do bệnh khác

Dành dụm được 11 triệu đồng để cấy tóc giải quyết tình trạng hói, chị D. không ngờ mình bị rụng tóc nhiều là do mắc một căn bệnh khác.

Vỏ chanh đắng nhưng có nhiều tác dụng với sức khỏe

Chanh thường được vắt lấy nước còn phần vỏ bị bỏ đi. Tuy nhiên, các nghiên cứu ghi nhận vỏ chanh chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe.

Đang cập nhật dữ liệu !