Làm báo điều tra đòi hỏi sự dấn thân

Chia sẻ kinh nghiệm của Báo Tiền Phong về quy trình sáng tạo báo chí điều tra, Phó Tổng Biên tập Phùng Công Sưởng cho biết: Báo Tiền phong luôn đánh giá rất cao thể loại báo chí điều tra, cấp độ bài điều tra xuất hiện trên mỗi số báo.

Đối với cơ chế nhập vai và bảo vệ nhà báo nhập vai trong quá trình tác nghiệp, Ban Biên tập Báo Tiền Phong luôn ủng hộ và bảo vệ nhà báo điều tra tác nghiệp nhập vai, có ưu đãi đối với phóng viên điều tra, phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật bảo vệ nhà báo khi cần thiết, đối phó với những tình huống xấu khi xảy ra và sẵn sàng bảo vệ khi cần. Trong quá trình viết bài, đăng bài, Ban Biên tập luôn có cơ chế bảo vệ nguồn tin cho phóng viên và ban biên tập, các trưởng, phó ban làm điểm tựa cho phóng viên điều tra yên tâm tác nghiệp; mời chuyên gia pháp luật tư vấn, bảo về quyền lợi chính đáng của nhà báo khi gặp những vấn đề pháp lý. Sự quan tâm, ủng hộ của Ban Biên tập nhằm tạo ra sản phẩm báo chí phục vụ lợi  ích công; tạo cơ hội cho phóng viên tiếp cận những thông tin mới và phát huy sự đam mê, dám dấn thân vào mảng báo chí điều tra.  

Làm báo điều tra đòi hỏi sự dấn thân - ảnh 1

Sức hút lớn với công chúng

Những năm gần đây, báo chí điều tra đã đóng góp rất quan trọng trong việc phòng - chống tham nhũng, lãng phí, gian lận thương mại; ngăn ngừa đẩy lùi các loại tội phạm; làm lạnh mạnh hóa môi trường xã hội; đáp ứng tốt nhu cầu thông tin khách quan, trung thực, minh bạch, tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt của đời sống xã hội.

Với nhiều năm kinh nghiệm tác nghiệp báo chí điều tra, trao đổi với Báo Bưu điện Việt Nam, nhà báo Phùng Công Sưởng (Phùng Sưởng), Phó Tổng biên tập Báo Tiền Phong nhấn mạnh: "Báo chí điều tra được ví như “quả đấm thép” đem đến cho công chúng những thông tin "tận cùng sự thật", góp phần tăng cường tính chiến đấu cho báo chí Cách mạng Việt Nam".

Trên thực tế, báo chí điều tra đã và đang đáp ứng tốt nhu cầu thông tin khách quan, trung thực, minh bạch, tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Đặc biệt, trong những năm gần đây, báo chí điều tra đã và đang đóng góp rất quan trọng trong việc phòng - chống tham nhũng, lãng phí, gian lận thương mại; ngăn ngừa đẩy lùi các loại tội phạm; làm lành mạnh hóa môi trường xã hội.

Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, báo chí điều tra luôn có sức hút rất lớn đối với công chúng, góp phần làm nên tên tuổi, thương hiệu của nhiều nhà báo và tờ báo có “thương hiệu” về lĩnh vực báo chí điều tra như: Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ TP.HCM, Pháp Luật TP.HCM, Lao Động...

"Đã có hàng trăm bài báo điều tra gây chấn động dư luận. Không có những nhà báo điều tra dũng cảm, dám dấn thân nhập vai để có những tư liệu chính xác, tin cậy thì công chúng sẽ không thể biết đến những bài điều tra sắc sảo, mang hơi thở cuộc sống và gây tiếng vang trong dư luận như các tuyến bài: "Tận đáy xã hội", "Chỗ tốt" trong tù - Giá bao nhiêu?"; “Cảnh sát trật tự cơ động làm luật” hay vụ “Nạo vét sông Thị Vải - Sự mờ ám kinh tởm”; Trạm thu phí bủa vây doanh nghiệp; Cát tặc núp bóng “nạo vét” dòng chảy; Vào lò làm thực phẩm chức năng: Tận thấy công nghệ siêu bẩn...", nhà báo Phùng Công Sưởng nhận định.

Đối mặt nhiều áp lực

Cũng theo nhà báo Phùng Công Sưởng, báo chí điều tra là một thể loại khó và nguy hiểm. Để có những thông tin nóng hổi, đa chiều và đi đến tận cùng sự thật, phóng viên báo chí điều tra đã phải trải qua muôn vàn những thử thách, rào cản và đôi khi ảnh hưởng tới cả tính mạng. Và không ít người trong số họ, đã phải đối mặt với những rắc rối pháp lý. Nhẹ là bị đơn trong các vụ kiện, bị xử lý hành chính. Nặng hơn là bị tai tiếng, bị thu hồi thẻ nhà báo, thậm chí có người đã bị tuyên án tù giam do những sai sót trong quá trình tác nghiệp báo chí điều tra, vượt quá phạm vi pháp luật cho phép. Nếu xảy ra sai sót, chẳng những hiệu quả báo chí không đạt được mà nhà báo và tòa soạn còn vướng vào rắc rối pháp lý, công chúng giảm sút lòng tin vào báo chí.

Không chỉ vậy, phóng viên báo chí điều tra còn chịu những áp lực khi tiến hành điều tra gồm: áp lực từ bạn đọc, áp lực từ ban biên tập, áp lực từ các cơ quan nhà nước có liên quan… Ví dụ trong khi điều tra về những sai phạm của cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự ở TP.HCM, phóng viên Nguyễn Hoài Nam (Báo Thanh Niên) chịu rất nhiều áp lực từ Công an TP.HCM khi mà cơ quan này từng có ý định khởi tố đối với anh vì cho rằng anh Nam cố tình “gài bẫy” cảnh sát để tạo ra chứng cứ sai phạm, sau đó viết bài.

Một khía cạnh khác là bởi lực cản ở chính nhà báo. Qua gương tày liếp của một số nhà báo đi trước dính vòng lao lý vì quá ham hố điều tra, nhiều nhà báo và cơ quan báo giờ né tránh thể loại này như một biện pháp an toàn cho tờ báo.

Ngoài ra còn một trở ngại khác, đó là hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động báo chí điều tra nói riêng nằm rải rác ở nhiều văn bản luật như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Báo chí, hàng loạt văn bản dưới luật (nghị định, thông tư liên quan đến lĩnh vực báo chí), mà chưa có những quy định riêng đối với mảng báo chí điều tra. Hay nói đúng hơn là chưa có một số cơ chế để bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo trong quá trình điều tra, cơ chế giải quyết xung đột pháp lý khi quá trình điều tra tiệm cận với những vấn đề trong danh mục bí mật nhà nước cần bảo vệ, cơ chế miễn trừ hoặc giảm nhẹ đối với nhà báo điều tra phục vụ lợi ích công nhưng vô tình có sai sót…

"Đã dấn thân làm báo chí điều tra thì luôn phải đối mặt với rắc rối, từ những chuyện rất nhỏ như người cung cấp tin vì lý do nào đó phủ nhận thông tin đã cung cấp; cơ quan chức năng bất hợp tác, dọa nạt, thậm chí bắt nhốt, hành hung phóng viên; có người can thiệp để bài báo không được xuất bản... Còn sau khi báo đăng thì có mấy dạng rắc rối: đăng được kỳ 1 nhưng bị tác động can thiệp dừng đăng các kỳ sau; bị ép phải đính chính thừa nhận báo sai; đương sự gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến cơ quan hành chính, cơ quan tố tụng, dẫn tới khả năng nhà báo - cơ quan báo bị kiện ra tòa, bị cơ quan quản lý xử phạt hành chính hoặc thậm chí nhà báo bị xử lý hình sự... Đôi khi, những rắc rối pháp lý trở nên khá nghiêm trọng", nhà báo Phùng Công Sưởng phân tích.

Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật

Để hoạt động báo chí điều tra phát triển, tương xứng với vị thế của nó trong lòng bạn đọc thì cần sự nỗ lực hơn nữa của các cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản báo chí và tòa soạn báo.

Theo nhà báo Phùng Công Sưởng, quy định của pháp luật càng rõ ràng, chặt chẽ và minh bạch, thì nhà báo điều tra càng thuận lợi trong việc tiếp cận sự thật. Tuy nhiên, ở Việt Nam có tình trạng khá “mù mờ”, ví dụ nhà báo trong quá trình tìm kiếm sự thật có thể “đụng” đến một hoặc một số văn bản, nội dung thuộc nhóm tài liệu mật, tuy nhiên hiện nay cuốn “Danh mục bí mật Nhà nước” cũng đóng dấu mật, nên không phải nhà báo nào cũng có thể có nó trong tay để biết đường mà không vi phạm. Hoặc theo quy chế phỏng vấn, người được phỏng vấn có quyền yêu cầu nhà báo cho xem lại bài trả lời, nhưng nếu là phỏng vấn trong một tuyến bài điều tra thì việc cho xem lại này sẽ khiến cho nội dung trả lời phỏng vấn gần như… không còn gì. 

"Muốn khuyến khích hoạt động báo chí điều tra phát triển, nhà nước cần đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến báo chí nói chung. Và nên có cơ chế bảo vệ quyền hành nghề của nhà báo, cơ chế miễn trừ hoặc giảm nhẹ trong trường hợp báo chí điều tra vì mục đích công nhưng có sơ suất… trong quá trình tác nghiệp", nhà báo Phùng Công Sưởng khuyến nghị.

"Đối với cơ quan chủ quản báo chí và tòa soạn, cần tạo điều kiện tốt nhất cho phóng viên tác nghiệp báo chí điều tra; phải có cơ chế (quy chế) phối hợp với cơ quan công an bảo vệ phóng viên tác nghiệp báo chí điều tra trong trường hợp cần thiết khi phóng viên nhập vai; phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật, tư vấn pháp luật để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho phóng viên điều tra khi nhập vai. Có như vậy mới thu hút được phóng viên điều tra dám dấn thân và sẵn sàng dấn thân để đem đến cho bạn đọc những bài điều tra, tuyến bài điều tra có sức nặng và sức “công phá” lớn như: Vụ án PPU 18; Vụ án Vinashin, Vinalines; Những đại án “nghìn tỉ” ở Agribank; Vụ án Bầu “Kiên”… gây chấn động dư luận thời gian gần đây", Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong khuyến nghị thêm.


Ngô Xuân Lộc

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !