Cậu bé 12 tuổi vừa trải qua gần 100 ngày điều trị, có những lúc tưởng như không thể cứu được nhưng may mắn không ai bỏ cuộc. Ngày xuất viện, bé ngượng nghịu gửi lá thư viết tay chỉ vẻn vẹn 100 từ tới các thầy thuốc.
Cận Tết Nguyên đán, đầu tháng 2, cậu bé N.V.T (12 tuổi, ở Điện Biên) nhập viện khoa Điều trị tích cực Trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) trong tình trạng sốt cao liên tục, nổi nốt phỏng và nốt xuất huyết dưới da toàn thân do mắc thủy đậu.
Tiến sĩ, bác sĩ Đào Hữu Nam, Trưởng khoa Điều trị tích cực, cho biết để điều trị cho bệnh nhi, ngoài thuốc kháng virus, các bác sĩ đã sử dụng thuốc Gama globulin, loại thuốc đặc biệt chỉ sử dụng trong trường hợp hội chẩn.
Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhi không cải thiện. "Trẻ nhanh chóng diễn tiến nặng, rơi vào tình trạng suy đa tạng, nhiễm trùng huyết, tổn thương não, xuất huyết dưới da, tiểu cầu giảm thấp. Bệnh nhi phải lọc máu, thở máy và nhiều lần cận kề cửa tử", Tiến sĩ Nam nói.
Cuộc hội chẩn với sự tham gia của gần 10 chuyên khoa lập tức được tiến hành. Các bác sĩ quyết định tiếp tục cho trẻ sử dụng thuốc điều trị giảm tiểu cầu, truyền máu, đồng thời dùng thuốc kháng virus thế hệ mới cho trẻ.
"Trận chiến" với tử thần kéo dài hơn 3 tháng. Ngày 7/5, cậu bé V.T được ra viện, tình trạng sức khỏe ổn định.
Trong lá thư gửi tới Bệnh viện Nhi Trung ương ngày con ra viện, chị Trần Thị Chiêm Trang, mẹ của bé V.T, bày tỏ niềm xúc động sâu sắc tới các y, bác sĩ của viện, đặc biệt là Trung tâm Bệnh nhiệt đới và cán bộ phòng Công tác xã hội.
"Các bác sĩ và cô chú điều dưỡng luôn bên cạnh, không ngừng động viên tinh thần cho gia đình. Những cử chỉ ân cần, những lời động viên vô cùng quý giá trong lúc người nhà lo lắng nhất làm cho cháu cảm thấy rất ấm lòng", chị Trang viết trong lá thư viết tay nắn nót.
Gửi lời cảm ơn tới từng bác sĩ, điều dưỡng đã trực tiếp, không quản ngày đêm cứu chữa, chăm sóc cho con trai, trong lá thư, chị Trang cho biết: "Có những lúc tưởng như không thể cứu chữa được bé nhưng các bác sĩ và điều dưỡng không bỏ cuộc". Và thật kỳ diệu, bé đã được hồi sinh.
Gửi kèm lá thư của mẹ Trang là thư tay được bé V.T viết và gửi tới các y, bác sĩ. Lá thư chỉ dài 100 từ của cậu bé 12 tuổi (học sinh lớp 6) vừa vượt qua cơn bạo bệnh, trở về từ cửa tử khiến nhiều người xúc động. Lá thư với lời văn chân thành, trong sáng, với từng nét chữ nắn nót run run, thể hiện sự nỗ lực hết mình để bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy thuốc của cậu bé 12 tuổi.
Lá thư ngắn chỉ vài dòng, dẫu còn vài lỗi chính tả nhưng đó là kết quả gần 100 ngày đêm nỗ lực của hàng chục y, bác sĩ, cán bộ y tế đã khẩn trương, tích cực trong điều trị, chăm sóc, tìm mọi nguồn hỗ trợ cho em, cùng ý chí kiên cường của bệnh nhi và sự quyết tâm của gia đình.
Bác sĩ Nam chia sẻ lời cảm ơn mộc mạc, chân tình của bệnh nhi và gia đình bệnh nhi luôn là nguồn động lực mạnh mẽ giúp đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế nỗ lực, quyết tâm hơn nữa trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe trẻ em.
Bệnh thủy đậu do siêu vi Varicella Zoster Virus gây nên, rất dễ lây truyền, thường gặp ở trẻ em nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh. Bệnh xảy ra quanh năm và tăng từ tháng hai đến tháng 6 hằng năm.
Dấu hiệu nhận biết đặc trưng là phát ban, nổi mụn nước nhỏ chứa đầy dịch, ngứa. Trong vài ngày, các mụn nước sẽ vỡ ra và rỉ nước, sau đó đóng vảy trước khi lành lại.
Bệnh thủy đậu đa số lành tính, hồi phục trong khoảng hai tuần. Tuy nhiên bệnh cũng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, suy gan... Người mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người có bệnh nền là những đối tượng có nguy cơ bệnh trở nặng và biến chứng, tử vong cao hơn nếu mắc bệnh.
Ngoài ra, virus có thể tồn tại trong tế bào thần kinh nhiều năm và diễn tiến thành bệnh Zona thần kinh gây đau đớn.
'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.
Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.
Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.
Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.
Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.
Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.
Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.