“Kỹ sư” chân đất thôn Rèn

Bằng sự nhạy bén, năng động, say mê nghiên cứu, ông Chu Văn Quỳnh (SN 1957) ở thôn Rèn, xã Giáo Liêm, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã làm ra nhiều máy móc nông cụ tiện ích phục vụ sản xuất.

Ông đã giành nhiều giải thưởng trong các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông. 

“Kỹ sư” chân đất thôn Rèn - ảnh 1
Máy tách hạt ngô.

Từ say mê sáng chế...

Vượt qua gần 100 cây số đường đèo dốc từ TP Bắc Giang, chúng tôi tìm đến nhà ông Chu Văn Quỳnh. Trong xưởng cơ khí đơn sơ, nhiều loại máy móc xếp sẵn đang chờ ông sửa chữa. Lúc lúc lại có khách hàng đến lấy đồ hoặc dặn sửa máy. Nhưng đã hẹn trước với phóng viên, ông cất các vật dụng cần sửa gọn vào một nơi rồi lần lượt giới thiệu về các sản phẩm của mình với chúng tôi.

Sản phẩm đầu tay của ông Quỳnh là máy tuốt lúa hộ gia đình. Trước kia, con trâu ngoài việc cày bừa còn được người dân vùng cao xã Giáo Liêm dùng để đạp lúa. Một người đứng giữa điều khiển từ 2-5 con trâu đi quanh đống lúa cho đến khi hạt thóc rụng hết, 1 sào lúa làm 2 tiếng mới xong. Gần chục năm trước, dịch bệnh xảy ra, trâu bò chết hết. Mùa thu hoạch đến, không có sức cày kéo và đạp lúa, ông Quỳnh đành gom góp số tiền ít ỏi trong nhà đi mua một chiếc máy tuốt lúa bằng tay, nặng chịch và mất nhiều sức người mới hoạt động được. 

Mỗi năm xưởng gò hàn thủ công của gia đình ông Quỳnh thu lãi khoảng 100 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 2-3 lao độngvới mức lương 4 triệu đồng/tháng và hàng chục lao động thời vụ.

Máy chạy bằng điện với động cơ 750W, tuốt một sào lúa chỉ mất khoảng 20 phút, không làm đứt bông, không nát rơm, sạch, hạt thóc không bị vỡ, an toàn với người sử dụng. Đặc biệt chiếc máy được thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng vận chuyển, tháo lắp; có thể sử dụng xăng thay thế động cơ điện để mang ra tận ruộng làm việc, giảm công vận chuyển lúa về nhà. Sản phẩm đoạt giải Ba Cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông năm 2009”. Chiếc máy tuốt lúa của ông Quỳnh ra đời giúp người dân vùng cao nơi đây sản xuất thuận lợi hơn. Không dừng lại ở thiết kế ban đầu, hằng năm ông vẫn tiếp tục cải tiến hoàn thiện sản phẩm của mình. Đến nay, máy được thiết kế để thóc và rơm ra bằng hai cửa khác nhau, không mất công rũ rơm như trước. Cả ngày đi làm quần quật, tối lại phải tranh thủ thời gian dùng chân đạp máy tuốt lúa, nhiều hôm lúa chất thành đống ngoài sân vì mệt và máy hay hỏng. Trong quá trình mày mò sửa chữa máy, ông đã nảy sinh ra ý tưởng chế tạo một chiếc máy tuốt lúa nhỏ gọn, chạy bằng điện. Ông kể: “Nhiều lần sửa nhưng máy vẫn chưa hoạt động được, 2 năm sau tôi liều bớt lại một ruộng lúa chín, hằng ngày bắt hai cô con gái ra trông tránh mất trộm và trâu bò phá để gặt dần từng lượm thử tuốt bằng máy. Lúc ấy nghèo lắm, thiếu gạo ăn nên vợ sốt ruột càu nhàu. May sao, vụ đó máy tuốt lúa hoạt động tốt”.

Ngoài máy tuốt lúa, ông Quỳnh còn cải tiến thành công giàn máy cày tay và được trao giải Khuyến khích trong Cuộc thi: “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bắc Giang năm 2013” và giải Nhì Cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông tỉnh Bắc Giang lần thứ 5” trong năm này.

“Người dân quê tôi ai mua máy cày về đều phải mang ra đây nhờ sửa lại mới sử dụng được. Vì khi làm đất, bánh bị lún, sức nặng của máy dồn về phía sau giàn. Giữa diệp cày và theo cày có khoảng cách lớn (khoảng 5-7 cm) nên lật đất không đều; bên cạnh đó sau khi thu hoạch lúa, bà con thường để gốc rạ rất cao nên lưỡi cày bị vướng gây nặng, ì máy, khó khăn cho người điều khiển”. Ông Quỳnh cho biết. Để phù hợp với ruộng bậc thang nhỏ hẹp, ông đã cắt bỏ, lắp lại một số bộ phận để điều chỉnh nông, sâu, sang trái, sang phải di động và cố định khi vận hành, giúp người sử dụng không mất nhiều sức điều khiển; đất ruộng có gốc rạ lưỡi cũng không bị mắc. Sau cải tiến, máy giảm từ 25 kg xuống còn 13 kg nên dễ tháo lắp, vận chuyển, cày được sát bờ, lưỡi cày di chuyển ổn định, lật đất tốt, không vướng rạ, nhanh gấp đôi so với khi chưa cải tiến. 

“Kỹ sư” chân đất thôn Rèn - ảnh 2

"Nhiều lần sửa nhưng máy vẫn chưa hoạt động được, 2 năm sau tôi liều bớt lại một ruộng lúa chín, hàng ngày bắt hai cô con gái ra trông tránh mất trộm và trâu bò phá để gặt dần từng lượm thử tuốt bằng máy. Lúc ấy nghèo lắm, thiếu gạo ăn nên vợ sốt ruột càu nhàu. May sao, vụ đó máy tuốt lúa hoạt động tốt”. Ông Chu Văn Quỳnh

Sản phẩm mới nhất mà nhà sáng chế nông dân Chu Văn Quỳnh chế tạo thành công, mới đây được mang đi dự triển lãm khoa học công nghệ quốc gia tại Hà Nội là máy tách hạt ngô. Máy có kích thước nhỏ, gọn, ưu điểm nổi trội hơn các sản phẩm bày bán trên thị trường là: Trục tách hạt được thiết kế theo chiều dọc chia làm hai rãnh tạo thế bàn tay vặn theo chiều từ dưới lên. Máy chạy bằng động cơ điện một pha, không mất sức ấn bắp ngô vào máy mà chỉ cần thả nhẹ. 

Đặc biệt nhờ chế tạo trục thật tròn nên hạt ngô không bị vỡ. Công suất đạt 5 tạ ngô/giờ. Ông cho biết sáng kiến này ra đời sau những ngày hai vợ chồng đập, tách ngô thủ công, cả ngày làm miệt mài mới được 1 thúng đầy. Cũng mất 5 năm mày mò hết lắp lại tháo, đến nay máy tách hạt ngô đã được nhiều người dân nhiều nơi mua về sử dụng. 

... Đến chủ xưởng cơ khí 

Tác phong, cử chỉ chậm rãi, khuôn mặt chất phác hằn lên nhiều nếp nhăn của ông Chu Văn Quỳnh nếu mới gặp không ai nghĩ đây là tác giả của nhiều sản phẩm sáng tạo kỹ thuật hữu ích.

Ông kể, học hết lớp 7 là nghỉ ở nhà, mấy năm đầu đi làm thuê cùng cha tại các lò rèn quanh vùng. Nhưng rồi nghề thợ rèn cũng không còn đất dụng võ do công nghệ chế tạo máy móc phát triển, ông về làm ruộng, lấy vợ và mở xưởng mộc tại nhà. Nhà đông con, đồng ruộng trông vào nước trời nên không chỉ gia đình ông mà các hộ xung quanh thiếu ăn liên miên. 

Chính dịch bệnh làm cho trâu bò chết hàng loạt năm nào đã khơi nguồn ham mê sáng tạo của ông trỗi dậy. Để hiện thực hóa ý tưởng, ông đã chuyển xưởng mộc thành xưởng cơ khí và bắt đầu công việc sáng chế từ đây. Không khí làm việc ở xưởng rèn của ông lúc nào cũng tất bật. Trong xưởng những vật dụng, máy móc các loại được xếp chồng đống lên nhau chờ ông sửa chữa, làm mới. 3 công nhân luôn tay mải miết gò hàn, sửa chữa máy cày để chuẩn bị vào vụ. 

Theo ông Quỳnh thì vào dịp mùa vụ, nhu cầu sử dụng các loại máy nông cụ cao nên ông phải thuê thêm người về làm, có khi 6-7 người thợ và cả nhà ông làm việc liên tục đến khuya mới kịp giao hàng đúng hẹn. Những máy móc ông chế tạo phù hợp với điều kiện sản xuất ở vùng cao nên được nhiều người dân ở các huyện và tỉnh miền núi đặt mua. Tính đến nay, ông đã bán được khoảng 5 nghìn chiếc máy tuốt lúa, 300 cặp bánh lồng, hàng trăm chiếc lưỡi cày và hàng trăm chiếc máy tách hạt ngô. 

Ngoài tạo việc làm, thu nhập cho gia đình và nhiều lao động, ông Quỳnh còn giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn trong huyện mua máy trả chậm, thậm chí không lấy tiền. “Quê tôi còn nhiều người hoàn cảnh neo đơn, bệnh tật, đau yếu. Tôi nghĩ họ cũng khổ như mình trước kia, có khi còn khó khăn hơn nên bán máy chịu động viên họ làm ăn thoát cảnh nghèo túng”- Ông tâm sự. Hiện người nông dân này vẫn tiếp tục mày mò cải tiến những sản phẩm của mình và nghiên cứu để cho ra đời thêm chiếc máy cấy lúa mini phù hợp với điều kiện sản xuất của bà con nơi đây, nhằm giúp người dân vơi đi sự vất vả trong lao động, tăng năng suất, hiệu quả công việc. 

Hoàng Phương/Báo Bắc Giang

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !