Kỷ luật bác sĩ chẩn đoán 'nhầm' viêm ruột thừa thành viêm dạ dày có thỏa đáng?
Trung tâm Y tế huyện Ia Grai, Gia Lai điều chuyển một bác sĩ vì chẩn đoán nhầm cho bệnh nhân từ viêm ruột thừa thành viêm dạ dày.
Đắp lá chữa bỏng nước sôi, bé trai 9 tháng tuổi tử vong
Chỉ bị bỏng nước sôi ở chân, bé trai 9 tháng tuổi không được gia đình đưa đến bệnh viện mà đắp thuốc lá của bà lang gần nhà khiến trẻ diễn tiến nặng, tử vong.
Trước đó, ngày 2/3 bà Hà Thị Thu Vân (53 tuổi, trú tại thôn 2, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) bị đau bụng dữ dội nên đến khám tại Trung tâm Y tế huyện Ia Grai.
Tại đây, bác sỹ P. đã thăm khám cho bệnh nhân. Sau đó, bác sỹ P. đã chẩn đoán bà Vân chỉ bị co thắt dạ dày rồi kê đơn thuốc và cho bà ra về. Trong đơn thuốc, bác sỹ P. ghi chẩn đoán bệnh cho bà Vân bị viêm dạ dày - ruột và viêm đại tràng khác không rõ nguyên nhân.
Sau khi về nhà, bà Vân vẫn bị đau nên đã đến một phòng khám tư nhân tại thị trấn Ia Kha (huyện Ia Grai) để siêu âm lại. Kết quả siêu âm ở phòng khám tư nhân này kết luận bà Vân bị viêm ruột thừa.
Được biết, bác sĩ P. công tác tại trạm y tế xã đã lâu, mới được tăng cường về trung tâm nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ P. chủ quan, chưa thăm khám kỹ, quá tin tưởng vào kết quả cận lâm sàng nên đã xảy ra sai sót.
Câu chuyện của bác sĩ P. đã tạo ra một làn sóng trong giới bác sĩ. Nếu bị kỷ luật vì chẩn đoán sai viêm ruột thừa thì hoàn toàn không chính xác.
GS Nguyễn Thanh Liêm – nguyên Giám đốc BV Nhi Trung ương cho rằng chẩn đoán viêm ruột thừa luôn luôn là vấn đề khó ngay cả đến giáo sư, tiến sỹ cũng có thể bỏ sót trong lần thăm khám đầu tiên. Theo thống kê của Bệnh viện Việt Đức trong tháng 3/2020 có đến 45% viêm ruột thừa đến viện muộn khi ruột thừa đã vỡ gây viêm phúc mạc.
Nghiên cứu của Perez năm 2020 ở Mỹ cũng cho thấy trong số 300.000 người bệnh viêm ruột thừa được mổ hàng năm có 25% ruột thừa đã vỡ do chẩn đoán muộn. Điều này cho thấy chẩn đoán sớm viêm ruột thừa là vấn đề khó không chỉ ở ta mà ngay cả ở một nước tiên tiến như Hoa Kì. GS Liêm cho rằng kỷ luật 1 bác sỹ chỉ vì lần thăm khám đầu tiên chưa phát hiện được viêm ruột thừa có vẻ như chưa thỏa đáng.
TS Hồ Tống Tiễn – nguyên bác sĩ tại Bệnh viện 175 TP.HCM cho rằng viêm ruột thừa nói chẩn đoán dễ thì dễ mà khó cũng rất khó. BS Tiễn kể khi là sinh viên Y5 về bệnh viện tỉnh thực tập, gặp thầy giáo dạy toán được các bác sĩ chẩn đoán viêm loét dạ dày. Nhưng Bs Tiễn khám kĩ đúng như được học trên giảng đường khẳng định viêm ruột thừa hoá mủ.
Hay một trường hợp khác - nữ bệnh nhân 16 tuổi, đau bụng dưới bị chẩn là đau bụng kinh. Khám kĩ chẩn đoán viêm ruột thừa khi mổ thấy viêm phúc mạc cục bộ.
Ngay cả một bệnh nhân khác người quen của bác sĩ Tiễn được khám chẩn đoán viêm ruột thừa, vào khoa bác sĩ ngoại bụng xác đinh viêm ruột thừa 100%. Mổ ra ruột thừa hình như vẫn tươi rói.
TS Tiễn cho biết y học luôn có những giới hạn không ai có thể nói hay được. Đặc biệt, lại càng khó khi ở vùng sâu vùng xa. Lại càng không thể yêu cầu một bác sĩ người dân tộc ở vùng rừng núi phải chấn đoán đúng ngay lần đầu.
BS Trần Văn Phúc – Khoa Chẩn đoán hình ảnh BV Đa khoa Xanh Pôn cũng cho biết khi đọc thông tin một bác sĩ bị kỷ luật vì chẩn đoán viêm ruột thừa không đúng khi siêu âm lần đầu. BS Phúc cho rằng về mặt y học chẩn đoán tức là đoán bệnh chứ không phải khẳng định 100 % là phải đúng bệnh.
Hơn nữa, viêm ruột thừa nghe rất đơn giản nhưng không phải dễ chẩn đoán, đặc biệt có trường hợp đau bụng đi siêu âm không phát hiện ra trong 6 tiếng đầu và phải 12 tiếng sau túi thừa sưng to siêu âm mới ra. Có trường hợp ruột thừa sau manh tràng thì còn khó phát hiện ra nữa.
Nhiều khuyến cáo người ta cho rằng bệnh nhân có dấu hiệu của viêm ruột thừa có thể theo dõi thêm. Có thể siêu âm không phát hiện ra cho bệnh nhân về nhà theo dõi nếu đau nhiều hơn, kèm theo sốt thì nên vào viện luôn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Mai Xuân Hải, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết sẽ xem xét trường hợp của bác sĩ P. vì ông Hải cũng chưa nắm được thông tin nhiều.
Khánh Chi