Kinh nghiệm 'xương máu' tìm nhà trọ cho sinh viên năm nhất

Dưới đây là những kinh nghiệm tìm nhà trọ của các sinh viên gửi tới các bạn năm nhất, mong các bạn không rơi vào tình cảnh "bỏ của chạy lấy người".

Đối với những tân sinh viên lần đầu chân ướt chân ráo lên thành phố thì việc tìm được một nơi ở phù hợp là vô cùng quan trọng.

Trrên thực tế hiện nay, phân khúc nhà trọ dành cho sinh viên hay những người có thu nhập thấp rất nhiều nhưng đi kèm là những vấn đề rắc rối khác mà những sinh viên chưa có kinh nghiệm rất dễ gặp phải như bị lừa tiền, điều kiện sinh hoạt kém, chủ nhà quá khó tính, các loại phí điện nước cao....

{keywords}
Ảnh minh họa

Nói về kinh nghiệm thuê nhà trọ, bạn Nguyễn Minh Anh (quê Thái Bình) - sinh viên năm thứ 2 Đại học Thương Mại chia sẻ: “Tất cả các điều khoản các bạn nên yêu cầu ghi rõ trong hợp đồng, kể cả việc tăng giá thuê theo lộ trình thế nào hay cam kết không tăng giá.

Hồi đầu năm nhất mình chân ướt, chân ráo lên Thủ đô cứ nghe thấy bác chủ nói “ở đây ai bác cũng quý như con cháu trong nhà, đứa nào mất trật tự là bác nhắc ngay" nên mình yên tâm.

Thế nhưng, thuê được hơn tuần thì không thể chịu nổi vì chính con bác chủ nhà dẫn bạn về chơi bài thâu đêm suốt sáng, âm thanh ầm ĩ khiến mình mất ngủ cả đêm.

Lúc đến thì vui vẻ nhưng lúc muốn chuyển đi thì bác ấy kiếm hết cái bóng đèn hỏng đến ổ điện rơi để bắt đền và lấy hết số tiền cọc của mình".

{keywords}
Những xóm trọ giá rẻ dành cho sinh viên, người lao động.

Bạn Thái Hà (quê Nam Định) cũng trải qua tình cảnh "bỏ của chạy lấy người" trong lần đầu thuê trọ ở Thủ đô. Gia đình Hà khá giả nên mỗi tháng cho con 5 triệu đồng tiền sinh hoạt phí. Cô bạn liền rủ thêm người bạn thân cùng thuê một phòng trọ sạch sẽ rộng khoảng hơn 20m2 có sẵn nội thất vừa đảm bảo thẩm mỹ lại vừa đảm bảo an toàn. Thế nhưng họ chỉ ở đây được 3 tháng.

“Lời khuyên của mình là các bạn đi thuê trọ đừng ham mấy cái phòng trọ mà có sẵn nội thất, có thì phải kiểm tra kĩ, chụp hình lại trước khi vào ở.

Như mình, vừa vào thuê, cũng ký hợp đồng hư hỏng nội thất trong phòng thì phải đền nhưng ở được gần 1 tháng thì mình phát hiện nội thất đồ gỗ trong nhà đều hư hỏng cả.

Tủ quần áo làm bằng chất liệu mùn cưa ép lại nên để trong môi trường ẩm thấp sẽ bị mủn ra, các vết dán bung ra. Khi gọi chủ nhà đến báo hiện trạng thì bọn mình lại phải đền chiếc tủ 3 triệu dù mới ở 1 tháng và chưa dùng mấy”, Hà kể.

Lời khuyên của nữ sinh này cho các bạn tân sinh viên là hãy nhờ người quen xung quanh tìm kiếm và giới thiệu chỗ ở, bởi vì họ ít nhiều gì cũng có những trải nghiệm như khu nào giá rẻ, chủ nhà tốt tính hay an ninh an toàn.

Hà nhắn nhủ: “Đừng biến mình thành chuột bạch khi đi tìm nhà trọ. Hãy tận dụng những mối quan hệ hoặc nhờ những anh chị sinh viên khóa trước tìm giúp.

Ngoài ra, các chi phí đi kèm như phí gửi xe, tiền điện nước, tiền internet, hoặc tiền vệ sinh… đều cần phải được tìm hiểu và thỏa thuận rõ với chủ nhà và thể hiện qua hợp đồng thuê nhà. Điều này giúp bạn tránh được những chi phí phát sinh bất ngờ.

Các bạn sinh viên nên đi xem phòng vào buổi sáng, đi chung với bạn bè hoặc người lớn chứ không nên đi một mình. Quan sát xem chất lượng nội thất trong phòng như thế nào hay cửa sổ và khóa có chắc chắn không, đó có phải khu an toàn không”.

Sinh viên tiêu 5 triệu/ tháng có phải 'khá giả' không?

Sinh viên tiêu 5 triệu/ tháng có phải 'khá giả' không?

Một bảng kê chi tiêu mỗi tháng của sinh viên đang gây nên nhiều ý kiến trái chiều trong cộng đồng mạng.

Hoàng Thanh

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !